Hé lộ lý do Bộ trưởng Hải quân Mỹ bị buộc từ chức

Hé lộ lý do Bộ trưởng Hải quân Mỹ bị buộc từ chức
(PLVN) - Bộ trưởng Hải quân Richard Spencer hôm 24/11 vừa qua đã đệ đơn từ chức theo yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Động thái này diễn ra sau những tranh cãi liên quan đến việc Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược quyết định giáng chức một biệt kích thuộc lực lượng SEAL của Hải quân Mỹ do có hành vi sai trái.

Bước ngoặt bất ngờ

Việc từ chức của ông Spencer đánh dấu một bước ngoặt ngoạn mục mới trong câu chuyện lùm xùm của Thượng sĩ Edward Gallagher - chỉ huy chiến dịch đặc biệt của đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân, một trong những lực lượng được xem là tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ.

Gallagher bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong một đợt triển khai của lực lượng SEAL vào năm 2017. Cấp dưới của Gallagher khai rằng chính tay vị chỉ huy này đã cầm dao cắt cổ một tay súng thiếu niên của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Mosul (Iraq) bị lực lượng này bắt giữ.

Ngoài ra, ông ta còn bị tố đã bắn dân thường, đe doaj giết biệt kích SEAL đã báo cáo vụ việc lên cấp trên cùng một số hành vi sai trái khác. Tuy nhiên, Gallagher không nhận tội.

Vụ việc của Gallagher và 2 quân nhân khác đã đưa đến căng thẳng được cho là chưa có tiền lệ giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Tổng thống Donald Trump. Gallagher được nhiều thành viên thuộc lực lượng hải quân, các chính trị gia và đặc biệt là Tổng thống Donald Trump ủng hộ. Tòa án quân sự Mỹ sau đó đã tuyên trắng án với Gallagher về những cáo buộc trên.

Cuối cùng, ông ta chỉ bị truy tố một cáo buộc nhẹ hơn nhiều là làm mất uy tín lực lượng vũ trang khi đăng hình “tạo dáng” bên cạnh thi thể tay súng IS ở Mosul. Với việc bị buộc tội danh này, đến tháng 7 vừa qua, Gallagher không bị tuyên án tù nhưng bị giáng chức và hạ cấp bậc. Thế nhưng, thượng sĩ này đã thêm một lần nữa “thoát nạn” ngoạn mục khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/11 đã đảo ngược quyết định giáng chức với Gallagher.

Quyết định của Tổng thống Mỹ đã khiến các quan chức lực lượng Hải quân Mỹ nổi giận nhưng vẫn chấp nhận. Hải quân sau đó tiếp tục xúc tiến quy trình xem xét lại tư cách đặc nhiệm SEAL của Gallagher. Ông Trump hôm 21/11 đã một lần nữa can thiệp.

“Hải quân sẽ không lấy đi phù hiệu của biệt kích đặc nhiệm Hải quân Eddie Gallagher. Vụ này đã được giải quyết rất tệ ngay từ đầu. Quay trở lại công việc!”, ông Trump viết trên Twitter. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết ông Esper đã yêu cầu ông Spencer từ chức sau khi mất lòng tin với ông này do thiếu sự thẳng thắn trong khi liên hệ với Nhà Trắng về việc giải quyết vụ việc nói trên.

Nói không đi đôi với làm?

Trong một bức thư gửi ông Trump, ông Spencer thừa nhận đã mất chức nhưng khẳng định ông đã cố tìm cách để đảm bảo tiến trình pháp lý được tiến hành một cách công bằng. Trong đơn từ chức gửi Bộ trưởng Esper, ông này khẳng định, cương vị là Bộ trưởng Hải quân, một trong những trách nhiệm quan trọng nhất mà ông phải thực hiện đối với các nhân viên dưới quyền là duy trì trật tự và kỷ luật tốt trong hàng ngũ. “Tôi coi điều này là một vấn đề nghiêm túc mang tính sống còn”, ông này khẳng định.

Trong thư từ chức, cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ cũng cho rằng thượng tôn pháp luật là điều khiến quân đội Mỹ khác biệt với các đối thủ. “Hiến pháp và Bộ luật Tư pháp Quân sự Thống nhất (UCMJ) là những tấm khiên bảo vệ chúng ta, là ngọn hải đăng dẫn đường cho chúng ta.

Với quyền hạn được quy định trong Bộ luật Mỹ, tôi đã nỗ lực đảm bảo các thủ tục tố tụng của chúng ta là công bằng, minh bạch và nhất quán từ các tân binh cho đến sĩ quan cấp tướng, tá”, ông Spencer nhấn mạnh và cho rằng trong khía cạnh này, ông không còn chia sẻ quan điểm cùng Tổng Tư lệnh, tức Tổng thống Trump.

“Tôi không thể toàn tâm tuân theo một mệnh lệnh mà tôi tin rằng đã vi phạm lời tuyên thệ thiêng liêng trước sự chứng kiến của gia đình tôi, lá quốc kỳ và niềm tin của tôi vào việc ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Mỹ”, ông nói tiếp.

New York Times cho rằng ông Richard Spencer là trường hợp hiếm hoi các viên chức Bộ Quốc phòng Mỹ chống lại ông Trump. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng cho biết, trên thực tế, ông Spencer bị yêu cầu từ chức vì cáo buộc đã “vượt rào”, không thông qua cấp trên mà tự đề xuất “một thỏa thuận mật” với Nhà Trắng, theo đó nếu Chính phủ Mỹ không can thiệp vào tiến trình xét xử quân nhân này, Gallagher sẽ giải ngũ mà không bị trục xuất khỏi SEAL. Ông Spencer được cho là đã không đề cập đề xuất này với Bộ trưởng Quốc phòng Esper.

Cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard Spencer.
 Cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard Spencer.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jonathan Hoffman cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Esper và Tướng Mark A.Milley (Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ) chỉ biết được đề nghị bí mật của ông Spencer với Nhà Trắng khi họ có cuộc nói chuyện với ông Trump hôm 22/11.

Ông Hoffman cho rằng động thái của ông Spencer đi ngược lại lập trường công khai của ông ta về vụ việc. Song, tờ New York Times dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, nguyên nhân thực chất của việc từ chức này là do ông Trump tức giận vì những thông tin cho biết ông Spencer đã dọa từ chức nếu tổng thống can thiệp vào vụ việc Gallagher. Trước khi ông Spencer bị buộc phải từ chức, một số nguồn tin cho hay ông này đã dọa từ chức để phản đối việc cấp trên can thiệp vào vụ việc nhưng ông này đã bác bỏ việc đó.

Chưa bao giờ có?

Tranh cãi về Thượng sĩ Gallagher diễn ra khi ông Trump đang tìm mọi cách làm nổi bật vai trò Tổng Tư lệnh khi phải đối diện với một trận chiến tái tranh cử cam go và điều tra luận tội. Theo một thống kê, kể từ năm 2011, Hải quân Mỹ đã thu hồi hơn 150 phù hiệu. Luật sư Timothy Parlatore cho rằng, Tổng thống Trump đã đúng khi ngưng thủ tục trục xuất biệt kích.

Ông này cũng cho rằng việc Hải quân Mỹ muốn đưa Gallagher ra khỏi lực lượng SEAL rõ ràng là để trừng phạt quân nhân này chỉ vài ngày sau khi ông ta được Tổng thống quyết định khôi phục cấp bậc. Còn ông Trump cũng đã lên tiếng biện hộ cho việc can thiệp của ông rằng ông đang bảo vệ các binh sỹ của Mỹ trước các thủ tục “rất không công bằng”. “Chưa bao giờ có một tổng thống đứng lên vì họ như tôi đã làm”, ông Trump phát biểu trong Phòng Bầu dục.

Trên thực tế, New York Times cho hay, việc tổng thống Mỹ can thiệp vào vấn đề tư pháp quân sự là điều đã có tiền lệ trước đây. Ví dụ, Tổng thống John Kennedy đã ngăn chặn trừng phạt một binh sĩ ị bị toà quân sự xét xử tội phỉ báng ông.

Abraham Lincoln cũng gây phẫn nộ một số tướng lĩnh vì thường xuyên gạt sang một bên án lệnh tòa quân sự đối với lính liên quân, những người bị cáo buộc tội đào ngũ hoặc những tội ác khác. Ông thường ngay lập tức viết nguệch ngoạc lệnh khoan hồng chỉ một dòng như: “Hãy để anh ta chiến đấu thay vì bị bắn”.

Hiện tại, các nhà quan sát cũng đang tò mò về số phận của Chuẩn Đô đốc Collin Green - chỉ huy của Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân, chuyên giám sát các biệt kích hải quân SEAL tinh nhuệ. Ông Green cũng từng nhiều lần lên tiếng ủng hộ kế hoạch xem xét kỷ luật có thể dẫn đến việc loại Gallagher khỏi lực lượng SEAL. 

Tin cùng chuyên mục

(ảnh minh họa).

Láng giềng thêm gắn kết

(PLVN) - Cuộc điện đàm vừa rồi giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp ông Putin có thể hài lòng bao nhiêu thì lại khiến Mỹ, EU, NATO và đồng minh của họ lo ngại thêm bấy nhiêu. Ông Putin và ông Tập Cận Bình đã nhiều lần gặp nhau và điện đàm với nhau.

Đọc thêm

Giới quan sát dự đoán gì về cuộc trao đổi trực tuyến của lãnh đạo Mỹ - Trung?

Dự kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc họp trực tuyến cuối năm nay.
(PLVN) - Xung quanh việc ông Tập Cận Bình không trực tiếp tham dự Hội nghị cấp cao của nhóm G20 và hội nghị cấp cao của Liên Hợp quốc về chống biến đổi khí hậu trái đất, hiện có đồn thổi về khả năng hai ông Biden và Tập Cận Bình tiến hành cuộc trao đổi trực tuyến với nhau vào thời điểm nào đấy từ nay cho tới cuối năm 2021.

Luật riêng “khiêu chiến” luật chung

Phán quyết mới đây của Tòa án Hiến pháp Ba Lan khiến cả EU và các đối tác bên ngoài EU ngỡ ngàng...
(PLVN) - Trong lịch sử ra đời và phát triển trải qua nhiều thập kỷ đến nay, chưa khi nào Liên minh châu Âu (EU) lâm vào tình cảnh khó xử về pháp lý nội bộ như hiện tại.

Khó xử

Lực lượng Taliban tuần tra trong khu phố Wazir Akbar Khan ở thành phố Kabul, Afghanistan ngày 18/8/2021.
(PLVN) - Tại cuộc gặp cấp cao trực tuyến vừa rồi, các nước thành viên của Nhóm G20 đã nhất trí uỷ thác cho Liên Hợp quốc tiến hành công việc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân ở Afghanistan. Riêng Liên minh châu Âu (EU) cam kết đóng góp 1 tỷ euro.

Người mới và “dớp” cũ

Ông Fumio Kishida (phải) cùng Thủ tướng Yoshihide Suga sau cuộc bầu chọn lãnh đạo đảng Dân chủ tự do ngày 29/9.
(PLVN) - Sau khi thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga từ chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (đang cầm quyền), đảng này phải tiến hành bầu chọn Chủ tịch mới. Và vì Chủ tịch đảng cầm quyền đương nhiên là Thủ tướng nên ông Suga không còn là chủ tịch đảng LDP nữa thì cũng sẽ không còn tiếp tục làm Thủ tướng Nhật Bản.

Nỗi lo lắng của phụ nữ Afghanistan dưới thời Taliban

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sự trở lại nắm quyền của Taliban tại Afghanistan đồng nghĩa với việc nước này sẽ quay trở lại với thời kỳ áp dụng luật Hồi giáo Sharia theo cách diễn giải của tổ chức này. Điều này đã dấy lên những lo ngại và đồn đoán về tương lai của Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ.

Tư pháp và chính trị

Bị cáo Robert Schellenberg trong một phiên xét xử tại Trung Quốc.
(PLVN) - Tòa án Canada mới rồi xét xử vụ việc dẫn độ hay không dẫn độ sang Mỹ bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc Tài chính Tập đoàn công nghệ cao Huawei của Trung Quốc. Người phụ nữ này bị chính quyền Canada bắt giữ hồi cuối tháng 12/2018 khi bay quá cảnh qua Canada...

Thành quả cầm quyền quan trọng mới của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden.
(PLVN) - Ở nước Mỹ, Tổng thống Joe Biden vừa giành về được thành quả cầm quyền mới khi thượng viện nước này với lá phiếu của 69 trong tổng số 100 thành viên thông qua chương trình tài chính quy mô hơn 1.000 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Afghanistan: Tương lai bất định

Lực lượng Taliban ở Afghanistan.
(PLVN) - Việc lực lượng Taliban tăng cường hoạt động quân sự để mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát sau khi Mỹ và đồng minh triệt thoái hết binh lính ra khỏi Afghanistan là điều đã được dự báo trước. Nhưng tất cả trong cũng như ngoài đất nước này bị bất ngờ về tốc độ thắng thế hiện tại của Taliban.

Du lịch châu Âu lại khủng hoảng trước làn sóng dịch bệnh tái bùng phát

Thăm quan bảo tàng Louvre (Pháp) phải xuất trình chứng nhận sức khoẻ hợp lệ.
(PLVN) - Châu Âu “mở cửa” với du khách Mỹ từ giữa tháng 6/2021, với kỳ vọng những chuyến đi xuyên Đại Tây Dương có thể phục hồi ngành du lịch trong mùa hè. Tuy nhiên, thực tế lại diễn ra hoàn toàn trái ngược với mong đợi, khi dịch bệnh lại “hoành hành”, đẩy ngành du lịch châu Âu vào một cuộc khủng hoảng mới.

Luật lệ thời dịch bệnh

Luật lệ thời dịch bệnh
(PLVN) - Gần 2 năm nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra làm thay đổi thế giới rất mạnh mẽ và sâu sắc.

Quan hệ Mỹ - Trung: Giận mấy vẫn phải thương!

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman sắp thăm Trung Quốc.
(PLVN) - Kể từ khi nước Mỹ có sự thay đổi chính quyền sang Tổng thống Joe Biden, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman là quan chức cao cấp nhất trong chính quyền của ông Biden công cán sang Trung Quốc. Trước đấy, Mỹ và Trung Quốc có cuộc gặp gỡ trực tiếp ở cấp cao hơn chút tại Mỹ.

Cái kết của cuộc chiến dài

Mỹ nhất trí rút toàn bộ các lực lượng chiến đấu tại Iraq về nước.
(PLVN) - Nhân chuyến thăm Mỹ vừa rồi của Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kudhimi, Mỹ và Iraq đã ký kết thỏa thuận về việc Mỹ chấm dứt hoàn toàn hoạt động quân sự trực tiếp ở Iraq.

Phép vua đại chiến lệ làng

Thành phố Warsaw, thủ đô Ba Lan.
(PLVN) - Bất đồng quan điểm giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ba Lan về cuộc cải cách tư pháp ở Ba Lan khởi nguồn ngay sau khi đảng PiS (đảng Luật pháp và công lý) với quan điểm chính sách bảo thủ cánh hữu lên cầm quyền ở Ba Lan vào năm 2015.

Tương lai đầy bất định của Afghanistan

 Dân quân ủng hộ lực lượng an ninh Afghanistan chống Taliban, tại tỉnh Herat, ngày 9/7/2021.
(PLVN) - Nguyên do là Mỹ và đồng minh chưa hoàn tất việc rút hết binh lính ra khỏi quốc gia này thì Taliban đã tăng cường hoạt động quân sự, mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát và đe dọa sự tồn tại của chính quyền Afghanistan.

Euro 2020: Đã đến lúc người Anh xây dựng đế chế?

Liệu đã đến lúc đội tuyển Anh xây dựng "đế chế"?
(PLVN) - Tại Euro 2020, đội tuyển Anh đã biết vượt qua những áp lực, gây dựng được lối chơi có bản sắc. Với hàng loạt ngôi sao trong đội hình, giới chuyên gia nhận định rằng, đã đến lúc người Anh xây dựng đế chế...