Những cú “chết hụt” của “ông vua cơ sở hạ tầng” châu Á

Tỷ phú Gautam Adani.
Tỷ phú Gautam Adani.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong cuộc đời tỷ phú giàu thứ hai châu Á Gautam Adani, ông từng trải qua 2 tình huống nguy hiểm đến tính mạng: một vụ bắt cóc đòi tiền chuộc và một vụ tấn công khủng bố trong khách sạn.

Vua hạ tầng Ấn Độ

Ông Adani khởi nghiệp với tư cách là một nhà kinh doanh hàng hóa vào cuối những năm 1980. Về sau, ông chuyển hướng kinh doanh và dần nổi lên với biệt danh “vua cơ sở hạ tầng” của Ấn Độ, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, bao gồm từ mỏ, cảng và nhà máy điện thành sân bay, trung tâm dữ liệu và quốc phòng. Đây đều là những lĩnh vực mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi xem là quan trọng để đáp ứng các mục tiêu kinh tế của Ấn Độ.

Kể từ khi chuyển hướng, sự nghiệp của ông Adani phất lên “như diều gặp gió”. Trong vòng chưa đầy 2 năm trở lại đây, ông Adani đã giành được quyền kiểm soát 7 sân bay và gần 1/4 lưu lượng hàng không của Ấn Độ. Adani Enterprises đã ký một thỏa thuận vào tháng trước với EdgeConneX để phát triển và vận hành các trung tâm dữ liệu trên khắp Ấn Độ.

Cùng với đó, ông này cũng đã tiết lộ kế hoạch tăng công suất các hoạt động kinh doanh năng lượng tái tạo của mình lên gần gấp 8 lần vào năm 2025. Năng lượng tái tạo là một lĩnh vực được đánh giá là béo bở trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ đang hướng tới các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng.

Trong năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các doanh nghiệp trên thế giới lao đao thì 6 công ty con đã được niêm yết của tập đoàn của ông ta lại làm ăn rất tốt, gia tăng tổng cộng 79 tỷ USD trong giá trị thị trường. Đây cũng là năm làm ăn tốt nhất trong lịch sử của các công ty này. Nhiều tên tuổi lớn như gã khổng lồ dầu khí Pháp Total SE và Warburg Pincus LLC đã đầu tư hàng núi tiền vào các công ty của Adani.

Tỷ phú Gautam Adani (trái) là người giàu thứ hai châu Á.Tỷ phú Gautam Adani (trái) là người giàu thứ hai châu Á.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số tỉ phú của hãng tin Bloomberg, trong 3 tháng đầu năm, tổng tài sản của ông Adani đã tăng thêm 16,2 tỉ USD, trở thành người có khối tài sản tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến thời điểm đó. Trong thời gian này, tài sản của 2 người giàu nhất thế giới là Jeff Bezos và Elon Musk lại biến động rất lớn. Trong khi tài sản của ông Musk tăng thêm 10,3 tỉ USD thì túi tiền của ông Bezos lại hụt đi 7,59 tỉ USD.

Tính đến tháng 5 vừa qua, tổng giá trị tài sản của ông Adani đã tăng lên thành 66,5 tỉ USD, vượt mặt tỉ phú Trung Quốc Zhong Shanshan (người từng giữ vị trí giàu nhất châu Á) trở thành người giàu thứ 2 châu Á. Đầu năm nay, trong khi tài sản của ông Adani tăng thêm 32,7 tỉ USD thì túi tiền của ông Zhong lại giảm chỉ còn 63,6 tỉ USD. Với khối tài sản như vậy, vị này có tên trong danh sách 20 người giàu nhất hành tinh.

Đà “ăn nên làm ra” của ông Adani kéo dài đến giữa tháng 6, khiến ông đuổi gần sát nút người giàu nhất châu Á thì bất ngờ gặp rắc rối. Tờ Economic Times khi đó đưa tin rằng kho lưu ký cổ phiếu quốc gia của Ấn Độ đã đóng băng tài khoản của 3 quỹ có trụ sở tại Mauritius vì không có đủ thông tin về chủ sở hữu. Phần lớn cổ phần của các quỹ này là cổ phiếu của các công ty của ông Adani.

Dù ông Adani đã lên tiếng bác bỏ thông tin trên, gọi đây là bản tin “sai lầm trắng trợn” và rằng nó “được công bố để cố tình đánh lừa cộng đồng đầu tư” nhưng các nhà đầu tư lo ngại về tính minh bạch đã vội vã rút lui, khiến cho khối tài sản của vị tỉ phú “bốc hơi” tới 13,2 tỉ USD chỉ trong ít ngày, xuống còn 63,5 tỉ USD. Dù vậy nhưng vị trí của ông ta trong bảng xếp hạng những người giàu có nhất châu Á vẫn không bị ảnh hưởng.

Adani được dư luận quốc tế chú ý khi giành được hợp đồng khai thác dự án than ở Australia vào năm 2010. Mới đây, ông này cũng đã giành được hợp đồng phát triển một bến cảng ở nước láng giềng Sri Lanka.

Chuyên gia Tim Buckley tại Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng nhận định: “Ông Adani hiểu biết về chính trị và đầu tư vào hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng hợp lý, lâu đời. Miễn là Ấn Độ duy trì được sự tăng trưởng mạnh mẽ, tập đoàn này có thể sẽ thịnh vượng dưới sự lãnh đạo của ông ấy và chứng kiến sự quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu tăng vọt”.

Tuy nhiên, quá trình ăn nên làm ra của ông Adani cũng dấy lên những tranh cãi, trong đó có những ý kiến cho rằng thành công của Adani phần lớn là có xu hướng sắp xếp các khoản đầu tư của mình với các mục tiêu chính sách của Thủ tướng Modi.

Những ý kiến này một phần xuất phát từ việc Thủ tướng Modi là đồng hương của ông Adani. Hai người đều đến từ bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ. Khoảng hai thập kỷ trước, ông Adani đã công khai ủng hộ ông Modi khi một cuộc khủng hoảng đe dọa chấm dứt sự nghiệp của chính trị gia đang lên.

Tỷ phú Gautam Adani được cho là rất thân thiết với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Tỷ phú Gautam Adani được cho là rất thân thiết với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Những lần “chết hụt” rợn người

Nói đến Adani, cùng với sự giàu có, nhiều người cũng nhớ đến những vụ “chết hụt” mà ông đã trải qua. Trong đó, năm 1998, 10 năm sau khi Adani đứng ra thành lập Tập đoàn Adani và khá lâu trước khi được công nhận là người giàu thứ hai ở châu Á, cái tên Gautam Adani đã thu hút sự chú ý của 2 đối tượng “xã hội đen” là Fazl-ur-Rehman và Bhogilal Darji.

Theo kế hoạch đã vạch ra, khi ông Adani và người bạn Shantilal Patel đang rời khỏi Câu lạc bộ Karnavati ở Ahmedabad, Ấn Độ trên cùng một chiếc xe hơi thì bị một nhóm đối tượng đi xe máy chặn lại và chĩa súng vào người để khống chế. Chúng đã yêu cầu Adani dừng xe, trước khi bắt cóc cả 2 người rồi đưa lên một chiếc xe tải.

Vì Adani là một người kín tiếng nên cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ sau khi bị bắt cóc, Adani và Patel đã bị đưa đi đâu và chuyện gì đã xảy ra với họ trong khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, cuối cùng, cả 2 người đều đã được thả. Cái giá cho sự tự do của họ không hề rẻ, những kẻ bắt cóc được cho là đã đòi gia đình Adani khoảng 2 triệu USD trước khi tỷ phú này được thả. Adani trong một cuộc phỏng vấn xác nhận vụ bắt cóc là một trong số 2 hoặc 3 “sự cố không may” đã xảy ra trong cuộc đời ông.

Ngoài vụ việc trên, Adani còn có một trải nghiệm “hú hồn” khác xảy ra vào ngày 26/11/2008, khi ông ta đang ăn tối tại Cung điện Taj Mahal nổi tiếng ở Mumbai với Giám đốc điều hành Cảng Dubai Mohammed Sharaf. Đúng lúc này, khách sạn bị 10 kẻ khủng bố Lashkar-e-Taiba tấn công.

Vì bàn ăn của họ ở trên cao, Adani đã nhanh mắt nhìn thấy những kẻ khủng bố đang di chuyển theo hướng lối đi của bể bơi. Một nhân viên khách sạn đã nhanh trí giúp Adani và những vị khách khác chạy xuống tầng hầm trước khi di chuyển lên tầng trên.

Họ đã dành cả đêm để trốn ở đó. “Hơn 100 người chúng tôi trú ở tầng hầm. Mọi người đều cầu nguyện. Một số người đã trốn bên dưới ghế sofa, trong khi những người khác cũng tìm chỗ ẩn nấp tương tự. Tôi ngồi trên một chiếc sofa, nói với họ rằng cần đặt niềm tin vào Chúa trời”, Adani kể lại.

Cuối cùng, Adani và những vị khách khác cũng được nhân viên an ninh giải cứu vào 8h45 sáng hôm sau. Họ được đưa khỏi hiện trường bằng xe tải của cảnh sát. Khi chuyên cơ của Adani hạ cánh xuống sân bay Ahmedabad vào cuối ngày hôm đó, ông thở phào thốt lên rằng: “Tôi chỉ còn cách cái chết hơn 4 m”.

Tin cùng chuyên mục

(ảnh minh họa).

Láng giềng thêm gắn kết

(PLVN) - Cuộc điện đàm vừa rồi giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp ông Putin có thể hài lòng bao nhiêu thì lại khiến Mỹ, EU, NATO và đồng minh của họ lo ngại thêm bấy nhiêu. Ông Putin và ông Tập Cận Bình đã nhiều lần gặp nhau và điện đàm với nhau.

Đọc thêm

Giới quan sát dự đoán gì về cuộc trao đổi trực tuyến của lãnh đạo Mỹ - Trung?

Dự kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc họp trực tuyến cuối năm nay.
(PLVN) - Xung quanh việc ông Tập Cận Bình không trực tiếp tham dự Hội nghị cấp cao của nhóm G20 và hội nghị cấp cao của Liên Hợp quốc về chống biến đổi khí hậu trái đất, hiện có đồn thổi về khả năng hai ông Biden và Tập Cận Bình tiến hành cuộc trao đổi trực tuyến với nhau vào thời điểm nào đấy từ nay cho tới cuối năm 2021.

Luật riêng “khiêu chiến” luật chung

Phán quyết mới đây của Tòa án Hiến pháp Ba Lan khiến cả EU và các đối tác bên ngoài EU ngỡ ngàng...
(PLVN) - Trong lịch sử ra đời và phát triển trải qua nhiều thập kỷ đến nay, chưa khi nào Liên minh châu Âu (EU) lâm vào tình cảnh khó xử về pháp lý nội bộ như hiện tại.

Khó xử

Lực lượng Taliban tuần tra trong khu phố Wazir Akbar Khan ở thành phố Kabul, Afghanistan ngày 18/8/2021.
(PLVN) - Tại cuộc gặp cấp cao trực tuyến vừa rồi, các nước thành viên của Nhóm G20 đã nhất trí uỷ thác cho Liên Hợp quốc tiến hành công việc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân ở Afghanistan. Riêng Liên minh châu Âu (EU) cam kết đóng góp 1 tỷ euro.

Người mới và “dớp” cũ

Ông Fumio Kishida (phải) cùng Thủ tướng Yoshihide Suga sau cuộc bầu chọn lãnh đạo đảng Dân chủ tự do ngày 29/9.
(PLVN) - Sau khi thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga từ chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (đang cầm quyền), đảng này phải tiến hành bầu chọn Chủ tịch mới. Và vì Chủ tịch đảng cầm quyền đương nhiên là Thủ tướng nên ông Suga không còn là chủ tịch đảng LDP nữa thì cũng sẽ không còn tiếp tục làm Thủ tướng Nhật Bản.

Nỗi lo lắng của phụ nữ Afghanistan dưới thời Taliban

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sự trở lại nắm quyền của Taliban tại Afghanistan đồng nghĩa với việc nước này sẽ quay trở lại với thời kỳ áp dụng luật Hồi giáo Sharia theo cách diễn giải của tổ chức này. Điều này đã dấy lên những lo ngại và đồn đoán về tương lai của Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ.

Tư pháp và chính trị

Bị cáo Robert Schellenberg trong một phiên xét xử tại Trung Quốc.
(PLVN) - Tòa án Canada mới rồi xét xử vụ việc dẫn độ hay không dẫn độ sang Mỹ bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc Tài chính Tập đoàn công nghệ cao Huawei của Trung Quốc. Người phụ nữ này bị chính quyền Canada bắt giữ hồi cuối tháng 12/2018 khi bay quá cảnh qua Canada...

Thành quả cầm quyền quan trọng mới của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden.
(PLVN) - Ở nước Mỹ, Tổng thống Joe Biden vừa giành về được thành quả cầm quyền mới khi thượng viện nước này với lá phiếu của 69 trong tổng số 100 thành viên thông qua chương trình tài chính quy mô hơn 1.000 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Afghanistan: Tương lai bất định

Lực lượng Taliban ở Afghanistan.
(PLVN) - Việc lực lượng Taliban tăng cường hoạt động quân sự để mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát sau khi Mỹ và đồng minh triệt thoái hết binh lính ra khỏi Afghanistan là điều đã được dự báo trước. Nhưng tất cả trong cũng như ngoài đất nước này bị bất ngờ về tốc độ thắng thế hiện tại của Taliban.

Du lịch châu Âu lại khủng hoảng trước làn sóng dịch bệnh tái bùng phát

Thăm quan bảo tàng Louvre (Pháp) phải xuất trình chứng nhận sức khoẻ hợp lệ.
(PLVN) - Châu Âu “mở cửa” với du khách Mỹ từ giữa tháng 6/2021, với kỳ vọng những chuyến đi xuyên Đại Tây Dương có thể phục hồi ngành du lịch trong mùa hè. Tuy nhiên, thực tế lại diễn ra hoàn toàn trái ngược với mong đợi, khi dịch bệnh lại “hoành hành”, đẩy ngành du lịch châu Âu vào một cuộc khủng hoảng mới.

Luật lệ thời dịch bệnh

Luật lệ thời dịch bệnh
(PLVN) - Gần 2 năm nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra làm thay đổi thế giới rất mạnh mẽ và sâu sắc.

Quan hệ Mỹ - Trung: Giận mấy vẫn phải thương!

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman sắp thăm Trung Quốc.
(PLVN) - Kể từ khi nước Mỹ có sự thay đổi chính quyền sang Tổng thống Joe Biden, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman là quan chức cao cấp nhất trong chính quyền của ông Biden công cán sang Trung Quốc. Trước đấy, Mỹ và Trung Quốc có cuộc gặp gỡ trực tiếp ở cấp cao hơn chút tại Mỹ.

Cái kết của cuộc chiến dài

Mỹ nhất trí rút toàn bộ các lực lượng chiến đấu tại Iraq về nước.
(PLVN) - Nhân chuyến thăm Mỹ vừa rồi của Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kudhimi, Mỹ và Iraq đã ký kết thỏa thuận về việc Mỹ chấm dứt hoàn toàn hoạt động quân sự trực tiếp ở Iraq.

Phép vua đại chiến lệ làng

Thành phố Warsaw, thủ đô Ba Lan.
(PLVN) - Bất đồng quan điểm giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ba Lan về cuộc cải cách tư pháp ở Ba Lan khởi nguồn ngay sau khi đảng PiS (đảng Luật pháp và công lý) với quan điểm chính sách bảo thủ cánh hữu lên cầm quyền ở Ba Lan vào năm 2015.

Tương lai đầy bất định của Afghanistan

 Dân quân ủng hộ lực lượng an ninh Afghanistan chống Taliban, tại tỉnh Herat, ngày 9/7/2021.
(PLVN) - Nguyên do là Mỹ và đồng minh chưa hoàn tất việc rút hết binh lính ra khỏi quốc gia này thì Taliban đã tăng cường hoạt động quân sự, mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát và đe dọa sự tồn tại của chính quyền Afghanistan.

Euro 2020: Đã đến lúc người Anh xây dựng đế chế?

Liệu đã đến lúc đội tuyển Anh xây dựng "đế chế"?
(PLVN) - Tại Euro 2020, đội tuyển Anh đã biết vượt qua những áp lực, gây dựng được lối chơi có bản sắc. Với hàng loạt ngôi sao trong đội hình, giới chuyên gia nhận định rằng, đã đến lúc người Anh xây dựng đế chế...