Số phận bất hạnh của các thành viên trong gia tộc Bhutto từng lừng lẫy chính trường Pakistan

Bà Benazi Bhutto.
Bà Benazi Bhutto.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Là gia tộc giàu có, thống trị chính trường Pakistan trong suốt nhiều năm nhưng số phận của nhiều thành viên trong gia tộc Bhutto vô cùng thảm thương. Minh chứng ở đây là bà Benazir Bhutto.

Số mệnh làm lãnh đạo

Bà Benazir Bhutto sinh năm 1953 trong một gia đình giàu có mà đất đai nhiều đến mức phải mất nhiều ngày để định giá. Về khía cạnh chính trị, gia tộc Bhutto của bà ở Pakistan cũng nổi tiếng như gia đình Nehru-Gandhi ở Ấn Độ, là một trong những “triều đại” nổi tiếng nhất trên thế giới.

Ở một đất nước mà các gia tộc thống lĩnh hoạt động kinh tế và chính trị như phong kiến lúc bấy giờ, những thành viên trong gia tộc Bhutto dường như có số làm lãnh đạo. Ông nội của bà từng là lãnh đạo của đảng Liên minh Hồi giáo Pakistan. Cha của bà là ông Zulfikar Ali Bhutto chính là người sáng lập đảng Nhân dân Pakistan (PPP), giữ chức Tổng thống Pakistan từ năm 1971 đến năm 1973 rồi làm Thủ tướng Pakistan từ năm 1973 tới năm 1977.

Sinh ra trong ra trong một gia đình thuộc tầng lớp tinh hoa như vậy nên cũng dễ hiểu khi bà Benazir được thụ hưởng những điều tốt đẹp nhất. Bản thân bà cũng thể hiện mình là một nhân vật xuất sắc, xứng tầm gia đình: năm 15 tuổi, bà tốt nghiệp trung học. Năm 20 tuổi, bà lấy được bằng cử nhân chuyên ngành Chính trị của trường Đại học Harvard danh tiếng. Về sau, bà có thêm 2 bằng đại học của Đại học Oxford của Anh.

Khi còn đi học, bà luôn được đánh giá là một sinh viên giỏi và đặc biệt xuất sắc ở khoản thuyết trình. Trong thời gian theo học ở nước ngoài, bà Benazir quen biết nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Có thông tin cho biết chính bà là người đã giới thiệu cựu Thủ tướng Anh Theresa May với ông Philip May để 2 người nên duyên vợ chồng.

Khi còn ít tuổi, bà Benazir không mấy quan tâm đến chính trị. Tuy nhiên, đến khi cha của bà bị Tướng Zia uk-Haq lật đổ và bị hành quyết vào năm 1979, bà đã quyết định bước ra khỏi cái bóng của cha, tiếp tục sứ mệnh chính trị mà ông để lại. Dù nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của những người từng ủng hộ cha nhưng con đường chính trị của bà Benazir cũng không hề dễ dàng.

Bà Bhutto bị ám sát trong cuộc tuần tra năm 2007.

Bà Bhutto bị ám sát trong cuộc tuần tra năm 2007.

Nữ Thủ tướng đầu tiên

Trước khi cha bị hành hình, bà Benazir đã bị quân đội Pakistan bắt giữ và đã phải ngồi tù trong suốt gần 5 năm. Năm 1984, lợi dụng cơ hội được phép qua Anh chữa bệnh, bà đã quyết định sống lưu vong ở đây và thành lập văn phòng PPP tại London, bắt đầu chiến dịch chống Tướng Zia từ nước ngoài. Đến năm 1986, với sự ủng hộ của đông đảo của những người từng theo cha bà, Benazir về nước, tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo PPP. Bước ngoặt trong cuộc đời bà diễn ra vào năm 1988, khi Tướng Zia thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay.

Với sự ủng hộ của đông đảo của người dân, bao gồm những người trung thành với cha bà, tại cuộc bầu cử diễn ra tháng 11/1988, bà Benazir đã đắc cử Thủ tướng Pakistan. Ở tuổi 35, bà trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước này, cũng là nữ thủ tướng đầu tiên tại một nước Hồi giáo.

Khi mới được bầu lên, bà cũng được đánh giá là một trong những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Chiến thắng của bà càng có ý nghĩa hơn khi nó diễn ra chỉ vài năm sau khi Pakistan thông qua luật giảm sức nặng pháp lý của lời khai của phụ nữ tại tòa án xuống chỉ còn bằng một nửa so với đàn ông.

Không chỉ đắc cử Thủ tướng 1 lần, bà Benazir còn được bầu làm nguyên thủ của Pakistan đến hai lần. Song, cả hai lần bà đều không thể hoàn thành hết nhiệm kỳ. Năm 1990, khi chưa làm được hết nửa nhiệm kỳ, bà bị Tổng thống Ghulam Ishaq Khan bãi nhiệm. Sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ 2, năm 1996, bà lại tiếp tục bị Tổng thống Farooq Leghari phế truất vì các cáo buộc tham nhũng và không đủ năng lực quản trị.

Được đánh giá là người có tầm nhìn xa nhưng trong suốt hai nhiệm kỳ, bà không làm được nhiều cho đất nước. Theo những người ủng hộ bà, nguyên nhân là do bà phải bận rộn đấu tranh chống lại những âm mưu cũng như cáo buộc chống lại mình.

Thêm vào đó, những ý tưởng của bà cũng được cho là không phù hợp với bộ máy hành chính trì trệ, hoạt động không hiệu quả sau hàng thập kỷ do quân đội cầm quyền của Pakistan thời đó. Những ý tưởng cải thiện quan hệ với Ấn Độ hay chương trình nghị sự kinh tế đầy tham vọng của bà cũng đã không thể trở thành hiện thực do sự phản đối của quân đội và cả phe đối lập.

Sau lần thứ hai bị bãi nhiệm, bà Benazir và chồng là ông Asif Ali Zardari còn phải đối mặt với những cáo buộc tham nhũng. Những rắc rối này đã khiến ông Zardari dù chưa từng bị kết án nhưng vẫn phải ngồi tù trong gần 8 năm còn bà Benazir phải cùng ba con ra nước ngoài sống lưu vong.

Mặc dù vậy nhưng bà Benazir vẫn được nhìn nhận là người truyền cảm hứng cho hàng triệu người khác trên thế giới vì sự thông minh, quyến rũ, sự thông minh và cả sự kiên định không lùi bước trước những người phản đối của bà. Bà cũng trở thành người khuyến khích và động viên để những phụ nữ bị gạt ra lề có thêm động lực đấu tranh.

Lời nguyền chính trị?

Nói đến gia tộc Bhutto không thể không nói đến thứ được coi là “lời nguyền chính trị” ứng vào gia đình này. Là Thủ tướng dân cử đầu tiên, được dân quý mến nhưng ông Zulfikar chỉ tại vị được vài năm rồi bị lật đổ và thậm chí còn bị xử tử. Sau khi chính phủ của ông Zulfikar thất thế, một người em trai của bà Benazir là ông Shahnawaz đã rất tích cực hoạt động chính trị với mong muốn kéo dài di sản của cha. Tuy nhiên, vào năm 1985, ông này được phát hiện đã tử vong tại nhà riêng ở Pháp.

Một người em trai khác của bà Benazir là ông Murtaza, từng được coi là sẽ nắm quyền lãnh đạo PPP, cũng đã bỏ chạy sang Afghanistan với hy vọng đẩy mạnh phong trào đấu tranh từ nước ngoài. Từ đây, ông này đã điều hành chiến dịch chống lại chính phủ quân sự Pakistan cho đến khi về nước vào năm 1993. Về nước được 3 năm, ông Murtaza đã bị bắn chết một cách đầy bí ẩn.

Bà Benazir chính là người kế tiếp trong chuỗi những bất hạnh mà gia đình phải chịu đựng. Năm 2007, Thủ tướng Pakistan khi đó là ông Pervez Musharraf dưới áp lực từ những người ủng hộ bà Benazir trong Chính phủ Mỹ đã quyết định ân xá cho bà Bhutto cùng nhiều chính trị gia khác.

Ngày 18/10/2007, bất chấp những đe dọa ám sát từ các chiến binh Hồi giáo, bà quyết định về nước với ý định tham gia cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2008. Cuộc trở về của bà không mấy suôn sẻ và trở thành một sự kiện đẫm máu khi những phần tử cực đoan tiến hành đánh bom ở Karachi, khiến 149 người thiệt mạng và làm bị thương hơn 450 người khác.

Thoát chết ở sự kiện trên nhưng may mắn đã không mỉm cười với bà Benazir 2 tháng sau đó. Chiều 27/12/2007, bà có bài phát biểu tại một cuộc tuần hành của PPP được tổ chức ở thành phố Rawalpindi. Sau khi kết thúc bài phát biểu, bà lên một chiếc xe chống đạn và rời đi. Trên đường đi, để có thể giao lưu với những người ủng hộ, bà đã quyết định mở nóc xe và đứng lên để vẫy tay chào những người ven đường. Trong quá trình này, một người đàn ông đã nã 3 phát đạn vào bà Bhutto từ cự ly gần rồi kích hoạt khối thuốc nổ mà hắn mang theo, khiến nữ Thủ tướng hai nhiệm kỳ của Pakistan tử vong, tạm thời khép lại ánh hào quang rực rỡ của gia tộc Bhutto.

Tin cùng chuyên mục

(ảnh minh họa).

Láng giềng thêm gắn kết

(PLVN) - Cuộc điện đàm vừa rồi giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp ông Putin có thể hài lòng bao nhiêu thì lại khiến Mỹ, EU, NATO và đồng minh của họ lo ngại thêm bấy nhiêu. Ông Putin và ông Tập Cận Bình đã nhiều lần gặp nhau và điện đàm với nhau.

Đọc thêm

Giới quan sát dự đoán gì về cuộc trao đổi trực tuyến của lãnh đạo Mỹ - Trung?

Dự kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc họp trực tuyến cuối năm nay.
(PLVN) - Xung quanh việc ông Tập Cận Bình không trực tiếp tham dự Hội nghị cấp cao của nhóm G20 và hội nghị cấp cao của Liên Hợp quốc về chống biến đổi khí hậu trái đất, hiện có đồn thổi về khả năng hai ông Biden và Tập Cận Bình tiến hành cuộc trao đổi trực tuyến với nhau vào thời điểm nào đấy từ nay cho tới cuối năm 2021.

Luật riêng “khiêu chiến” luật chung

Phán quyết mới đây của Tòa án Hiến pháp Ba Lan khiến cả EU và các đối tác bên ngoài EU ngỡ ngàng...
(PLVN) - Trong lịch sử ra đời và phát triển trải qua nhiều thập kỷ đến nay, chưa khi nào Liên minh châu Âu (EU) lâm vào tình cảnh khó xử về pháp lý nội bộ như hiện tại.

Khó xử

Lực lượng Taliban tuần tra trong khu phố Wazir Akbar Khan ở thành phố Kabul, Afghanistan ngày 18/8/2021.
(PLVN) - Tại cuộc gặp cấp cao trực tuyến vừa rồi, các nước thành viên của Nhóm G20 đã nhất trí uỷ thác cho Liên Hợp quốc tiến hành công việc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân ở Afghanistan. Riêng Liên minh châu Âu (EU) cam kết đóng góp 1 tỷ euro.

Người mới và “dớp” cũ

Ông Fumio Kishida (phải) cùng Thủ tướng Yoshihide Suga sau cuộc bầu chọn lãnh đạo đảng Dân chủ tự do ngày 29/9.
(PLVN) - Sau khi thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga từ chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (đang cầm quyền), đảng này phải tiến hành bầu chọn Chủ tịch mới. Và vì Chủ tịch đảng cầm quyền đương nhiên là Thủ tướng nên ông Suga không còn là chủ tịch đảng LDP nữa thì cũng sẽ không còn tiếp tục làm Thủ tướng Nhật Bản.

Nỗi lo lắng của phụ nữ Afghanistan dưới thời Taliban

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sự trở lại nắm quyền của Taliban tại Afghanistan đồng nghĩa với việc nước này sẽ quay trở lại với thời kỳ áp dụng luật Hồi giáo Sharia theo cách diễn giải của tổ chức này. Điều này đã dấy lên những lo ngại và đồn đoán về tương lai của Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ.

Tư pháp và chính trị

Bị cáo Robert Schellenberg trong một phiên xét xử tại Trung Quốc.
(PLVN) - Tòa án Canada mới rồi xét xử vụ việc dẫn độ hay không dẫn độ sang Mỹ bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc Tài chính Tập đoàn công nghệ cao Huawei của Trung Quốc. Người phụ nữ này bị chính quyền Canada bắt giữ hồi cuối tháng 12/2018 khi bay quá cảnh qua Canada...

Thành quả cầm quyền quan trọng mới của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden.
(PLVN) - Ở nước Mỹ, Tổng thống Joe Biden vừa giành về được thành quả cầm quyền mới khi thượng viện nước này với lá phiếu của 69 trong tổng số 100 thành viên thông qua chương trình tài chính quy mô hơn 1.000 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Afghanistan: Tương lai bất định

Lực lượng Taliban ở Afghanistan.
(PLVN) - Việc lực lượng Taliban tăng cường hoạt động quân sự để mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát sau khi Mỹ và đồng minh triệt thoái hết binh lính ra khỏi Afghanistan là điều đã được dự báo trước. Nhưng tất cả trong cũng như ngoài đất nước này bị bất ngờ về tốc độ thắng thế hiện tại của Taliban.

Du lịch châu Âu lại khủng hoảng trước làn sóng dịch bệnh tái bùng phát

Thăm quan bảo tàng Louvre (Pháp) phải xuất trình chứng nhận sức khoẻ hợp lệ.
(PLVN) - Châu Âu “mở cửa” với du khách Mỹ từ giữa tháng 6/2021, với kỳ vọng những chuyến đi xuyên Đại Tây Dương có thể phục hồi ngành du lịch trong mùa hè. Tuy nhiên, thực tế lại diễn ra hoàn toàn trái ngược với mong đợi, khi dịch bệnh lại “hoành hành”, đẩy ngành du lịch châu Âu vào một cuộc khủng hoảng mới.

Luật lệ thời dịch bệnh

Luật lệ thời dịch bệnh
(PLVN) - Gần 2 năm nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra làm thay đổi thế giới rất mạnh mẽ và sâu sắc.

Quan hệ Mỹ - Trung: Giận mấy vẫn phải thương!

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman sắp thăm Trung Quốc.
(PLVN) - Kể từ khi nước Mỹ có sự thay đổi chính quyền sang Tổng thống Joe Biden, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman là quan chức cao cấp nhất trong chính quyền của ông Biden công cán sang Trung Quốc. Trước đấy, Mỹ và Trung Quốc có cuộc gặp gỡ trực tiếp ở cấp cao hơn chút tại Mỹ.

Cái kết của cuộc chiến dài

Mỹ nhất trí rút toàn bộ các lực lượng chiến đấu tại Iraq về nước.
(PLVN) - Nhân chuyến thăm Mỹ vừa rồi của Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kudhimi, Mỹ và Iraq đã ký kết thỏa thuận về việc Mỹ chấm dứt hoàn toàn hoạt động quân sự trực tiếp ở Iraq.

Phép vua đại chiến lệ làng

Thành phố Warsaw, thủ đô Ba Lan.
(PLVN) - Bất đồng quan điểm giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ba Lan về cuộc cải cách tư pháp ở Ba Lan khởi nguồn ngay sau khi đảng PiS (đảng Luật pháp và công lý) với quan điểm chính sách bảo thủ cánh hữu lên cầm quyền ở Ba Lan vào năm 2015.

Tương lai đầy bất định của Afghanistan

 Dân quân ủng hộ lực lượng an ninh Afghanistan chống Taliban, tại tỉnh Herat, ngày 9/7/2021.
(PLVN) - Nguyên do là Mỹ và đồng minh chưa hoàn tất việc rút hết binh lính ra khỏi quốc gia này thì Taliban đã tăng cường hoạt động quân sự, mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát và đe dọa sự tồn tại của chính quyền Afghanistan.

Euro 2020: Đã đến lúc người Anh xây dựng đế chế?

Liệu đã đến lúc đội tuyển Anh xây dựng "đế chế"?
(PLVN) - Tại Euro 2020, đội tuyển Anh đã biết vượt qua những áp lực, gây dựng được lối chơi có bản sắc. Với hàng loạt ngôi sao trong đội hình, giới chuyên gia nhận định rằng, đã đến lúc người Anh xây dựng đế chế...