Annie Ernaux và những mảnh hồi ức sâu thẳm

Một trong ba tác phẩm của Annie Ernaux.
Một trong ba tác phẩm của Annie Ernaux.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tháng Mười năm 2022, Annie Ernaux được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn chương. Bà trở thành nữ nhà văn người Pháp đầu tiên giành giải thưởng văn học danh giá nhất thế giới.

Hội đồng trao giải Nobel đã vinh danh Annie Ernaux “vì lòng dũng cảm và sự nhạy bén sắc lạnh bà sử dụng để khám phá ra gốc rễ, sự bất hòa và những hạn chế của ký ức cá nhân”. Nhiều cuốn trong số đó đã được đưa vào giảng dạy tại các trường học ở Pháp.

Một người phụ nữ, Cơn cuồng si và Nỗi nhục. Ba cuốn sách hé lộ những hồi ức sâu thẳm, từ kỷ niệm thơ ấu cho đến những bí mật thầm kín nhất của nhà văn, những điều mà có lẽ không phải ai cũng đủ dũng khí.

“Mẹ tôi mất vào thứ Hai ngày 7 tháng Tư tại nhà dưỡng lão thuộc bệnh viện Pontoise.”

Cuốn sách mở đầu bằng thông báo về cái chết của mẹ nhà văn và kết thúc với cảm giác của Annie Ernaux khi thực sự nhận ra mẹ mình không còn trên cõi đời: “Tôi sẽ không còn nghe thấy giọng nói của bà nữa. Tôi đã đánh mất sợi dây nối cuối cùng với thế giới xuất thân của mình”.

Xuyên suốt cuốn sách, Annie Ernaux tìm lại những gương mặt khác nhau của người mẹ ấy, một người phụ nữ vốn rất khỏe, xông xáo, cởi mở, qua đời sau một thời gian mắc bệnh Alzheimer. Qua việc tái hiện cuộc đời một nữ công nhân, rồi chủ hàng thực phẩm luôn lo âu về địa vị và học hỏi không ngừng, Annie Ernaux cũng cho ta thấy sự tiến triển cũng như tính hai mặt của những tình cảm mà một người con gái dành cho mẹ: tình yêu, lòng thù ghét, sự âu yếm, cảm giác tội lỗi và cuối cùng là sự gắn bó máu thịt với người đàn bà già cả đã sa sút trí tuệ.

Trong một xã hội nơi “hành xử của phụ nữ bị giám sát thường hằng và tự nhiên, người ta chỉ có thể bị kẹt vào giữa ham muốn ‘tranh thủ tuổi trẻ của mình’ và nỗi ám ảnh bị ‘người ta chỉ trỏ’”, nơi “đối với phụ nữ, hôn nhân là sự sống hoặc cái chết”, mẹ của Annie Ernaux đã dùng phần lớn tuổi trẻ của mình để “nỗ lực thoát khỏi số phận khả dĩ xảy tới nhất, cái nghèo là chắc chắn, rượu chè thì có thể”, với một “sự thấu suốt đầy nổi loạn về vị thế thấp kém của mình trong xã hội”.

Sự đấu tranh ấy còn được thể hiện qua cách nuôi dạy con của bà: “Ham muốn sâu sắc nhất của bà là cho tôi tất cả những gì bà từng không có”, thế nhưng từ cách nuôi dạy ấy, cô con gái trong mắt bà dần trở thành đại diện cho giai cấp mà bà vừa căm ghét vừa ghen tị. “Cần phải có chuyện mẹ tôi, sinh ra trong môi trường thống trị mà bà muốn thoát khỏi nó, trở thành lịch sử, thì tôi mới cảm thấy bớt cô độc và giả tạo hơn ở thế giới thống trị làm từ từ ngữ và ý tưởng”.

Cơn cuồng si đánh dấu sự đoạn tuyệt của tác giả so với năm tác phẩm trước đó bằng việc khai thác chủ đề tình dục, chủ đề mà bà chỉ có thể đề cập trực tiếp sau khi mẹ mình qua đời.

Trong cuốn sách rất mỏng và khó xếp loại này, bà kể lại cuộc phiêu lưu tình ái ngắn ngủi của mình với một nhà ngoại giao nước ngoài đã có vợ, một cuộc tình vụng trộm, thoáng qua nhưng mãnh liệt, đầy đam mê và đã để lại cho bà nhiều khổ đau, nhung nhớ.

Vào thời điểm ra mắt tại Pháp, Cơn cuồng si đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều bởi thời đó, một nữ trí thức theo chủ nghĩa nữ quyền lại mô tả một mối tình nơi đàn ông là bên thống trị là điều không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, Annie Ernaux viết về chủ đề ngoại tình nhưng không bào chữa, cũng không thuyết giảng, bà không nói nó đúng hay sai mà chỉ kể về tình cảm đơn phương cùng những cung bậc cảm xúc của mình trong cuộc tình ấy, điều đã được bà khẳng định: “Tôi không muốn giải thích cơn cuồng si của mình - hẳn điều đó cũng đồng nghĩa với việc coi nó là một sai lầm hay một rối loạn cần được bào chữa - mà chỉ đơn giản là bày nó ra”.

Một cuộc tình với cái kết được báo trước là không có hậu, một cuộc tình “vô nghĩa” như chính Annie Ernaux đã thừa nhận, tất cả mang đến cho câu chuyện một cái nhìn đầy thực tế và vượt qua mọi chuẩn mực.

“Hồi tôi còn bé, sự xa xỉ đối với tôi đó là áo choàng lông thú, các thứ váy dài cùng những biệt thự ven biển. Về sau, tôi đã tưởng ấy là sống một cuộc đời trí thức. Giờ đây, tôi thấy có thể sống trọn cơn cuồng si dành cho một người đàn ông hoặc một phụ nữ cũng chính là xa xỉ.”

Mỗi người đều có một nỗi nhục, một cảm giác xấu hổ thầm kín tuyệt đối không thể nói ra. Người ta thường chạy trốn, che giấu và cố quên nó, nhưng Annie Ernaux, bằng một sự dũng cảm phi thường, đã phơi bày tất cả.

Đan xen giữa hồi ức và những suy tư về chuyện viết lách, Annie Ernaux đưa tới độc giả một lời chứng thật đẹp về mùa hè đã thay đổi cuộc đời mình, khi cô thiếu nữ bắt đầu ý thức được ánh mắt người khác đối với xuất thân của mình và khi cái nhìn của chính cô về cha mẹ mình cũng đã thay đổi. Như mọi cuốn sách của Annie Ernaux, Nỗi nhục được viết nên bằng rất nhiều nỗi ngượng ngùng, nhưng cũng rất nhiều sự thật.

Trong suốt hành trình sáng tác của mình, Annie Ernaux có một góc nhìn khác biệt về cuộc sống, giới tính và giai cấp. Thay vì cuốn người đọc vào những thăng trầm cuộc đời hay những chủ đề to tát, bà chỉ tập trung những sự kiện nhỏ nhặt, đời thường mà chân thực. Lịch sử của bà là lịch sử nhỏ, nhưng lịch sử nhỏ gắn kết với lịch sử lớn.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói vào ngày Annie Ernaux nhận giải Nobel Văn chương: “Suốt 50 năm qua, Annie Ernaux viết cuốn tiểu thuyết về ký ức tập thể và riêng tư của đất nước chúng ta. Tiếng nói của bà là tiếng nói của tự do của người phụ nữ và của những điều đã bị lãng quên trong thế kỷ qua.”

Annie Ernaux sinh năm 1940 tại Lillebonne, vùng Normandie, tây bắc nước Pháp. Bà học ngành Văn học hiện đại ở đại học Rouen, sau đó làm giáo viên văn ở Annecy, Pontoise rồi Trung tâm giáo dục từ xa quốc gia. Bà là tiến sĩ danh dự của đại học Cergy-Pontoise.

Trong suốt sự nghiệp, Annie Ernaux đã được trao rất nhiều giải thưởng: giải Renaudot (1984), giải thưởng về ngôn ngữ Pháp, giải François Mauriac (2008), giải Marguerite Youcenar (2017)… và đặc biệt, giải Nobel Văn chương (2022) vì “với lòng can đảm cùng sự nhạy bén bên trong, bà đã khám phá ra những cội rễ, những cách biệt và những câu thúc tập thể của hồi ức cá nhân”.

Tin cùng chuyên mục

Một tác phẩm hội họa trong triển lãm “Đường lên Điện Biên” (ảnh Bảo Châu).

70 tác phẩm hội họa “Đường lên Điện Biên”

(PLVN) - Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.