Bay lên từ nước

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

1. Cô đã tập dượt trong nhiều buổi chiều ối đỏ. Cơ thể bị một sức nặng níu giữ, khiến cô cảm tưởng mình vô nghĩa. Nơi cô, đường kẻ giữa một người thường và một thánh nữ, hay một chú chim thực thụ đã không rõ ràng. Cô thấy mình là người mà chẳng phải người, chim mà chẳng phải chim. Thân thể ở dạng một sự pha trộn tức cười. Thằng Tự rót vào cô hào hứng. Nó bảo cô thử lại. “Ừ. Chị làm đây”.

Tự mập thấp, chân thành, là người Diệp Vân tin tưởng. Trước đây, khi cô định tâm sự với cậu em hàng xóm có mái tóc cháy sém về đôi cánh thì nó đã hí hửng: “Em biết cả rồi, chị có một thứ thật đặc biệt. Đẹp như cánh cò mà lớn hơn nhiều”. Diệp Vân chớp mắt: “Em đừng nói cho ai biết”. Vân nhắc và mong chuyện của mình phải là một bí mật...

Xưa kia, đồi ông Toách rậm rạp, chứa kho thuốc sâu và hóa chất, mùi mẽ theo gió bay khắp nơi. Có thời gian bọn trẻ chăn trâu hay la cà, hít hà nguồn hơi độc. Mấy đứa nghịch ngợm, đập vỡ be bét chai lọ, mưa làm thuốc độc bò vào đất, ngấm vào cây, bò cả vào cơ thể người. Thứ chất độc hại là ti tỉ con ngáo ộp, rồi chúng sổng ra, ám vào đằng đẵng bao thân phận người, bắt họ è cổ gánh gồng tật bệnh và sự chết chóc. Kho thuốc được dọn đi, nhưng mạch nguồn đau khổ đã bò ám vào dây thần kinh con dân của làng, khiến kẻ thì mọc đuôi, người thừa ngón tay, ngón chân, thiếu lá lách, thiếu bên thận. Nhưng lạ là, chim chóc vẫn kéo về vùng đồi thấp, hằng ngày múa ca trên những tán cây nơi đồi ông Toách, chỉ cách vườn đồi của bà Nhường một đoạn. Chúng có một mối gắn kết với vườn cò Yên Bình của bà Nhường - bà ngoại Diệp Vân.

Từ lâu lắm rồi, Diệp Vân thường gặp ác mộng. Đó cũng là khi hai vết sẹo bẩm sinh nơi hai bờ vai cô bắt đầu ngưa ngứa, tấy đỏ. Vết sẹo khiến nhiều đêm cô chìm vào sốt nóng sốt rét và mê mị. Cô thường thấy loài hoang điểu và cơ thể mình có một sự gắn kết vô hình. Nhiều khi, ngay cả những giấc mơ xảy đến vào ban ngày, đầu óc cô bị đưa vào vùng chập chờn sáng tối, thấy chim cò về đập cửa.

2. Hai vết sẹo trên vai đã trổ thành đôi cánh thực thụ. Cô nói chuyện đó với mẹ. Mẹ lục tục đưa con tìm bác sĩ. Họ chẩn đoán đó là một đôi cánh, đang lớn dần lên và vẫn chưa thể tác động bằng y học. Khi Diệp Vân bước vào năm học lớp mười thì hai cái cánh của cô rõ hình hài, trắng muốt, tinh tuyền muốn xổ tung khỏi lần áo, vẫy vào không gian để được là chính nó. Diệp Vân không còn thấy ngứa hay đau đớn, ngược lại, đôi cánh cho cô cảm giác êm ái.

Một ngày, Diệp Vân không thấy mình là một cô gái nữa mà là con chim mang khuôn mặt con người, đủ đầy, mịn màng, trinh nguyên. Cô soi thân mình trên mặt ao quê tạm thời yên tĩnh. Cô hối thúc: Nào đôi cánh, hãy vẫy đi, mạnh mẽ lên để bay thật cao. Cô sảng khoái hít thở trước thiên nhiên dài rộng.

Tranh minh họa của Văn Học.

Tranh minh họa của Văn Học.

Bà Nhường hoảng hốt bảo cháu hãy giấu đôi cánh đi, ăn mặc cho tử tế kẻo mà người làng nhìn thấy. Diệp Vân lúc lắc cái đầu, nói vâng. Cô làm nũng bà. “Cháu chỉ chơi với đôi cánh một chút thôi. Tại cháu thấy nó đặc biệt”...

Bà Nhường không cản được bọn săn chim mang súng đạn và quả tim bất lương của chúng đến tàn sát đàn chim làm mồi nhậu, bán cho những nhà hàng đặc sản ngoài phố. Mỗi lần chúng đồng loạt giương súng và bủa lưới, chim trời tớn tác. Bà muốn ôm tất cả chúng bằng vòng tay nhân hậu, nhưng vẫn bất lực. Xưa kia còn ông góp sức nuôi vườn. Rồi ông lên đường cầm súng bảo vệ quê hương, vẫn không quên nhắc vợ: “Mình ở nhà, giúp tôi nuôi nấng các con và cả bầy chim nữa”. Ông Nhường hy sinh, để lại khoảng trống lớn trong lòng bà và vườn cò.

3. Làng rộn rạo đồn đoán. Khắp xóm trên, xóm dưới, ngoài xã, người ta xôn xao bàn tán. Chuyện Diệp Vân mọc ra đôi cánh không còn là bí mật. Nhiều bà con, họ hàng đã đến hỏi han, dò la. Bọn săn chim chóc còn chộp luôn những chú chim cô phóng sinh. Bọn chúng biết cô gặp mấy thành viên trong câu lạc bộ bảo vệ động vật hoang dã - mà Diệp Vân là thành viên - tìm kế chặn những họng súng, xé những cái lưới vây bằng bàn tay của chính quyền. Câu lạc bộ giải cứu những chú chim bị bắt để thả về trời. Họ làm nhiều cách, nài xin, mua và trao đổi với người dân, thương lái. Còn bọn thanh niên, dã tâm không ngừng được mài nhọn. Một ngày chúng gặp cô soi đôi cánh bên ao ước nên hò nhau đuổi bắt. Chúng hét lên: “Kìa, con bé có đôi cánh, nó là giống ma, giống quỷ”.

Tiếng thét ghê rợn đuổi theo, quấn riết cô mỗi lúc một gần. Cô không kịp thu lại đôi cánh mà cắm đầu vòng nhanh ra phía bìa làng. Sỏi kêu lạo xạo dưới chân, gió ù ù qua tai, qua cánh. Những kẻ săn chim cầm đá, gậy và súng đạn hoa cải rượt nhanh. Cô lao vào những lùm cây dại. Cây ven sông đón lấy, cô gái ngã xuống hố cát khô và kín. Tim thình thịch đậm. Cô nín thở. Thôi thì núp ở đây vậy. Cô thu lại đôi cánh rồi khẽ khàng chuyển sang vị trí nằm kín nhất. Bước chân những gã săn rợn rạo phía bên kia. Chúng lùng sục. Chúng nói với nhau: “Tóm được nó, phải xem là thứ gì. Có khi đáng giá hơn những con chim đáng giá nhất”. Cô dùng tay đỡ ngực để tim khỏi nhảy ra ngoài.

Chúng đi rồi. Thật khiếp hãi. Cô thở phào vì thoát khỏi bàn tay đám thanh niên. Nhưng chúng sẽ không buông tha mình. Cô nghĩ. Chúng sẽ vu cô là đồ ma quỷ, tìm cách vặt cánh và Diệp Vân luôn căng mình trong sự lẩn trốn. Nhưng đám thanh niên đã bắt được cô vào một buổi chiều ối đỏ. Chúng xé toạc áo, hò hét, tròng ghẹo, mặc Diệp Vân vùng vẫy, cầu xin. Chúng đã kéo hẳn đôi cánh cô ra mà cười cợt, chế nhạo, làm nó trầy xước, mỏi nhừ. Bố mẹ Diệp Vân báo công an, rồi bọn gây ra những vết thương trên cơ thể cô gái chỉ bị nhắc nhở, phạt hành chính mấy đồng, rồi chuyện đó chìm vào im lặng vì người ta để ý đến dự án mở đường qua xã, lấy vườn cò Yên Bình làm dự án cụm công nghiệp. Người nghèo cứ thấy có đường đi qua, lấy đất là mừng nhảy thách lên. Họ sẽ được cầm bọc tiền đền bù. Bao đời qua, ước mơ của người vùng này không vượt khỏi cái cây trên đồi ông Toách, không cao bằng cánh cò Yên Bình, người học đại học trên toàn xã chỉ đếm bằng đầu ngón tay. Bà Nhường cùng cháu tớn tác gặp cán bộ xã cả chục lần, xin họ giữ lại vườn cò, nhưng không được lắng nghe. Bà lại lặn lội lên gặp cán bộ huyện, cán bộ huyện bảo đây là dự án ở trên quyết định, vượt quá thẩm quyền của huyện. Trên là ở đâu, ở tỉnh à, vậy thì gặp ai, tìm ai để kêu giữ lại sự sống cho ngôi vườn của gia đình bà?

4. Bọn cò tặc muốn vơ vét bầy chim để làm mồi nhậu. Chúng xông vào vườn bà Nhường giữa ban ngày, như thể chúng là chủ. Gặp chúng, bà đe:

- Tao sẽ báo công an gô cổ chúng mày lại. Cha mẹ chúng mày không dạy được chúng mày à!

Mấy tên mặt câng câng vênh váo, hô hố cười, thách thức:

- Công an chả làm gì được bọn này đâu. Đằng nào vườn chẳng bị cày xới trong nay mai. Mà bà giữ mấy con cò làm gì!

Nói xong, chúng vây bà lại rồi cử hai thằng xông vào bắn chim. Lúc cha Diệp Vân và cậu An về thì mọi sự đã rồi. Bọn cò tặc chạy mất, bà Nhường thẫn thờ ngồi nhìn bầy cò vạc nháo nhác trong vườn, khản giọng kêu trên không trung. Bà bất lực bật khóc. Mấy chục thành viên trong đàn đã bị bắn hạ, mang đi. Tán cây bị thương, bầu trời bị thương, tim bà Nhường rỉ máu.

Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn. Diệp Vân lao theo bố mẹ, bà và cậu An. Phải chặn bọn cò tặc. Bố Vân và cậu An lao ra chặn lối thoát chính. Biết bị phát hiện, bọn chúng tắt đèn pin, tìm đường lui. Bà Nhường đuổi theo một tên loạt xoạt xách tải chim bỏ chạy về phía nam. “Thằng kia, tao sẽ tóm mày”. Trong lúc giằng co, tên cò tặc lấy sào tre nhọn, đâm thẳng vào bà Nhường. Màn đêm bị chọc thủng. Một cảm giác tan biến xâm vào cơ thể. Toàn thân dần lạnh. Máu thấm ướt ở lần áo. Bà khuỵu xuống…

Đó là buổi sáng trời mưa không ngớt. Bầu trời khóc tiễn đưa bà Nhường về với ông Nhường. Đến chiều, bầu trời nhức tấy, đỏ như máu, hàng nghìn cò vạc lượn lờ chầm chậm trên nóc vườn, kết vào nhau như những dải khăn tang. Tên giết người bị tóm, nhưng điều đó đâu giúp bà Nhường sống lại. Khổ thân bà lão bình dị, cả đời chỉ ao ước làm điều tốt, giữ gìn một thứ có ý nghĩa.

5. Vườn bị cày xới, đàn chim khóc than. Tổ ấm của chúng bị đánh tan hoang để người khác no đủ và hưởng lợi. Muôn đời người này ăn vào kẻ khác thôi. Diệp Vân ngồi ôm thằng Tự khóc ngặt nghẹo. Rồi cô đứng lên, tiến về phía vườn. Cô gọi bầy chim, khản giọng. Không biết chim chóc có nghe được lời cô, còn bọn săn cò mặt mũi đỏ au hò nhau. Chúng lại muốn vặt đôi cánh tinh tuyền. Diệp Vân bỏ chạy, cứ thấy bóng hình táo tợn với mấy cái đầu trọc lốc là khiếp hãi. Vừa chạy vừa tháo áo, để cánh chồi ra. Cô lao về phía đồng ruộng um úm nước. Cô chạy về phía sông, hy vọng bãi cát có thể giúp cô chạy nhanh hơn và cơ thể được nhấc bổng. Nhưng không, cô kiệt sức, ngã xuống mép nước. Bọn chúng khép vòng vây, cô gái sợ hãi không thể nhấc mình lên khỏi nước, toàn thân run lập cập. Ba thằng xông vào dìm đầu cô xuống nước, rồi nhấc lên, rồi lại nhấn xuống. Cô ngạt thở, nhũn mềm như cái giẻ. Tức thì, cô xòe cánh, đập một cú như trời giáng vào mặt bọn ác ôn. Chúng choáng váng.

- Chúng mày chết đi.

Cô gái hét lên và đôi cánh nở rộng, đập lên mặt nước, cơ thể đã được nhấc bổng. Diệp Vân bay lên. Oa! Một cảm giác được bứt phá, nhẹ nhõm, thoát ra khỏi trói buộc, cầm tù. Không còn giới hạn che khuất, cô tự do bay trong bốn phương tám hướng. Lồng lộng bầu trời mở rộng đón cô. Phía xa là thằng Tự, khi biết Diệp Vân bị nhóm thanh niên đuổi bắt, nó đã chạy theo. Nó ngước lên nhìn Diệp Vân đập cánh trong không trung. Rồi chính Tự cũng không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Bầy chim trời nhỏ bé đang bay quanh Diệp Vân - con chim mẹ đang sải rộng đôi cánh. Bầy chim nhỏ như tìm được chốn nước nhờ với một đôi cánh lớn chở che. Mấy thằng thanh niên lồm cồm bò dậy, ngỡ ngàng trước cảnh tượng trước mắt.

Bọn thanh niên còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang diễn ra, thì từ trên không trung vời vợi, Diệp Vân lao xuống như một mũi tên khổng lồ. Cô đập mạnh đôi cánh vào đầu lũ ác ôn, làm chúng ngã bổ chửng. Có thằng bị xước mặt, máu rỉ ra. Bọn chúng bắt đầu bỏ chạy...

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ (Ảnh: VOV).

Lời dặn của mẹ

(PLVN) -  Mẹ tôi thường dặn: “Trong cuộc đời này, con đừng suy nghĩ nhiều về chỗ đứng. Con hãy suy nghĩ con đứng như thế nào. Con đứng thẳng người, chỗ thấp cũng thành cao. Con đứng khom lưng, trên cao cũng thành thấp, con ạ.” Những lời dạy ấy, tôi không bao giờ quên. Vậy mà, thấm thoát đã hơn ba năm kể từ ngày mẹ rời xa cõi đời này.

Đọc thêm

Nghĩ ngợi ngày gió về

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Sáng thấy trời lạnh, tôi nói với con trai để ba chở đi học cho đỡ lạnh. Bình thường con trai tôi đang học lớp 6 phải đạp xe chừng 2km để tới trường. Con bảo, thích vậy cho chủ động và không phải ba mẹ đón đưa.

Thênh thang phố

Thênh thang phố
(PLVN) - Sống làm gì nữa khi bao quanh chỉ toàn những cực hình. Đầu óc Hân chìm trong mông lung ảo mờ. Lúc nào cũng chỉ nghe thấy sự xúi giục từ phía thùy não, vốn đã trở nên xơ cứng, u tối. Mắt cô lòe nhòe nhìn ra vô định.

Sau bão

Sau bão
(PLVN) - Trận bão quét qua làm cây cối ngã quỵ. Vùng vốn nghèo khó nay đối mặt mối nguy sạt lở đất đá. Vì sự cảm thương với bà con mà Hiển ngồi lên chuyến xe này.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.