Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Người đàn ông mặc áo màu trầm cũng vừa ngồi xuống ghế bên kia, gọi trà gừng nóng, xin phép rồi nhoáy nhoáy chụp ảnh. Chắc ông sẽ khoe cho bạn bè “phây búc” biết. Thế giới của tôi luôn mời gọi những vị khách quen yêu cà phê, thích sự tĩnh tâm cùng âm thanh của nhiều “bạn” đồng hồ. Tôi vẫn gọi hơn hai trăm chiếc đồng hồ trong bộ sưu tập của mình là những người bạn thân, biết lắng nghe chứ không bao giờ cãi lại. Sáu năm trước, khi người vợ yêu kiều của tôi qua đời vì trọng bệnh, đồng hồ như đồng loạt quay chậm hơn. Tôi cũng xin nghỉ việc ở công ty để chuyên tâm chăm chút cho quán cà phê này.

- Em yêu thế giới của anh quá. Những người bạn thật đẹp. Ước gì anh có thể cho em thời gian. Cô gái làm tôi hơi bất ngờ. Những vị khách quen thuộc gọi tôi là “kẻ giàu có thời gian” và đến đây để được tặng thêm. Họ bảo một người bình thường chỉ có hai tư giờ mỗi ngày, còn tôi sở hữu hàng trăm cỗ máy thời gian, tức là có hàng nghìn giờ mỗi ngày.

- Em cứ chịu khó đến, rồi tuổi xuân của em kéo dài mãi - tôi đùa - đây là cả kho thời gian.

Vị khách mới đến mỉm cười. Trong sâu thẳm, khách muốn tạm lánh xa cuộc sống đô thị ồn ào ngoài kia.

Ngân là biên tập viên của một nhà xuất bản. Mỗi lần đến cô thường mang theo một bản thảo để biên tập. Một lần, cô hỏi về thú sưu tầm đồng hồ. Tôi chia sẻ những gì mình biết. Đó là một niềm đam mê đầy tỉ mỉ, nhưng cũng quá tốn thời gian và tiền bạc.

“Khi nào anh đi sưu tầm, cho em bám càng để mở mang tầm mắt với nhé”. Đó có thể là một đề nghị hơi đường đột, nhưng thành tâm. Đôi mắt tuyệt đẹp và mái tóc dài của cô là điều khiến tôi nghĩ rằng, mình nên chấp thuận. Kể từ khi vợ mất, tôi sống trong day dứt, với những trang nhật ký và đến giờ tim tôi mới đập rộn lên vì một cô gái. Một tuần sau tôi có buổi hẹn xem đồng hồ theo lời mời của một đại gia ở ngoại thành. Anh nói mình có chiếc đồng hồ vai bò hiệu Junghans. Tôi gọi mãi không liên lạc được Ngân. Tôi đã đi một mình. Mang đồ về được mấy hôm thì có người đến hỏi mua một chiếc Junghans gông đồng bạch trong bộ sưu tập. Tôi bán thử trong nỗi chông chênh thương nhớ cô gái lạ. Vì sao thế, tôi không thể giải thích hộ lòng mình. Tôi mang tiếng là kẻ dư thừa thời gian mà trước đây không tận dụng được điều đó, chẳng ở bên vợ nhiều hơn, càng đã không thể tìm cách chữa trị kịp thời cho nàng. Con Thủy vẫn chưa tha thứ cho bố. Nó đòi nghỉ giữa năm học lớp mười một để trả thù. Tôi phải động viên nhiều lần nó mới chịu học tiếp và giờ làm kế toán cho một doanh nghiệp nhỏ. Tôi muốn dành nhiều thời gian ở bên con, nhưng nó đang cố xây bức tường ngăn cách giữa hai bố con. Tôi bảo: “Con đừng ác với bố thế”. Nó dằn dỗi: “Ngày xưa sao bố ác với mẹ?”. Không, tôi không ác với nàng. Tôi chỉ đuổi theo niềm đam mê của mình và không dừng lại được, còn nàng lại cố giấu đi bệnh tật của mình. “Giờ bố muốn bù đắp cho con”. “Không cần”. Thủy ngúng nguẩy. Đôi mắt Thủy đẹp, có gì đó sâu thẳm như đôi mắt Ngân. Thật khó giải thích.

Khách vẫn đến quán đều đặn, có những người tôi nhớ từng nốt ruồi trên khuôn mặt. Hôm nay có đôi trẻ rủ nhau vào chim chuột, bị khách bên cạnh nhăn nhó phản đối. Rồi ông ăn mặc thừa lịch sự nhưng nói chuyện điện thoại oang oang thô tục. Muôn kiểu người đến, muôn kiểu người đi. Còn khách quen thuộc yêu lịch sử, thích đồng hồ và trân trọng thời gian thì luôn hòa nhã và thích mỉm cười. Họ thủ thỉ nói chuyện với đồng hồ. Có người nói với tôi say sưa về nỗi tiếc nhớ những chiếc đồng hồ của đời họ, vì lý do này hay lý do khác mà phải bán đi.

***

Một buổi sáng trời bừng nắng, Ngân xuất hiện, ngồi ở góc có một bông hoa hồng nhung tôi mới thay, mang theo nụ cười rạng rỡ. Cô xin lỗi tôi vì mấy hôm vừa rồi bận việc gia đình, không liên lạc với bất kỳ ai. Tôi nói tuần rồi có vài vụ giao dịch về đồng hồ, muốn cô đi cùng.

Ngân nói lần tới, nhất định sẽ tham gia được. Tôi phát hiện ra Ngân không chỉ thích đồng hồ cổ mà còn thích chim chóc. Ngân thường tặng tôi những câu chuyện cười hóm hỉnh mà cô nhớ được khi làm biên tập. Cô bảo đi với tôi được thêm thời gian. Chuyện giữa tôi và Ngân mỗi ngày trở nên mặn hơn vì tìm được điểm chung. Thật ra, người làm việc ai chẳng mong mỗi ngày mình có hơn hai tư giờ. Ở bên Ngân, tôi có duyên hơn với đồng hồ. Bộ sưu tập lại thêm những thành viên mới và một số chiếc giúp tôi và Ngân có chút tiền lãi. Từ lúc ở bên Ngân tôi mua được và bán đi nhiều hơn. Những vị khách sộp luôn tìm đến địa chỉ của tôi bằng nhiều kênh khác nhau, trong ai cũng đầy cảm xúc và ham thích. Thủy khó chịu ra mặt khi thấy tôi thường đi với Ngân. Tôi phải xin lỗi Ngân: “Em thông cảm, con bé không có ý gì đâu”. Ngân hiểu hoàn cảnh của vợ tôi, nên không trách. Bây giờ, dường như giữa tôi và Ngân đã không còn khoảng cách. Tôi hơn cô mười tám tuổi và điều đó chẳng có nghĩa lý gì đối với một tình yêu mãnh liệt. Ngân nói sẽ chấp nhận tất cả, vì tôi, kể cả sự khinh rẻ của Thủy. Ngân tin sẽ có ngày Thủy hiểu và thông cảm cho hai người.

***

Giữa lúc tôi cảm thấy cần phải cho Ngân một danh phận thì nàng lại muốn xa. Đó là một ngày trời sụt sùi mưa. Mưa gõ trên mái phố đau như những tiếng đồng hồ gõ vào trống vắng.

- Em không thể đi với anh mãi mãi. Anh có biết tại sao không?

Ngân đã nói ra những điều mà tôi từng tiên liệu trước. Ngân mắc ung thư. Nàng giờ như ngọn đèn trước gió, mạng sống chỉ tính bằng ngày tháng. Chao ôi, sao khổ đau, tật bệnh cứ bám đeo dai dẳng cõi người và chẳng hề có một chút nương tay với người trẻ. Bệnh tật và khổ đau cứ đẩy con người vào hoang mang, lo lắng. Tôi sợ nghe điều này. Tôi hằng ước sao mình đã nghe nhầm…

- Anh có biết là, có một thời gian em không liên lạc với ai không? Đó là thời điểm em biết y học hiện đại khó có thể cứu được bản thân mình. Em đã định trốn tránh tất cả, nhưng rồi, những tiếng đồng hồ của anh níu em lại. Kho thời gian và đồng hồ của anh đã cho em thêm ý niệm về thời gian để nghĩ, để thương và để tồn tại. Sau đó, em được ân huệ đặc biệt là được đi tìm đồng hồ cùng anh.

Mắt tôi bỗng trở nên cay nhức. Tôi nhìn Ngân, mắt nàng ầng ậc nước rồi.

- Em sẽ ổn thôi.

Ngân lắc đầu:

- Em đã ổn rồi, vì có anh đấy. Nhưng anh đừng yêu em nữa. Quán của anh, tấm lòng anh là tổ ấm cho em nương nhờ. Rồi anh phải đi tìm hạnh phúc khác…

Nghe mà muốn òa khóc. Trong vòng tay tôi, Ngân trở nên bé nhỏ biết bao. Tôi đã ở bên Ngân trong đợt điều trị dài. Tôi xót xa nhìn cơ thể Ngân bị bào mòn, từng chút một. Ánh mắt và nụ cười nàng đang cố tươi tắn lên vì tôi, mà sao nó vẫn gợi dẫn ra một điều khủng khiếp có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Một đời, hai người phụ nữ, hai nỗi đau. Tôi chưa cưới Ngân, nhưng lúc này tôi giống kẻ đã góa vợ lần hai. Tôi hoang mang trong giấc mơ dài đầy sương khói mà không tìm được lối bước ra. Tôi sở hữu nhiều cỗ máy thời gian, với một kho thời gian, vậy mà bệnh tật lại nhẫn tâm cướp đi vợ tôi và giờ là người con gái tôi quý mến?

***

Sầu não nghe nhạc, sầu não trong thế giới đồng hồ xa xỉ. Tôi chợt giật mình khi Thủy gỗ vai.

- Bố hãy đi với bạn đi, con tự lo cho bản thân được.

Tôi không hiểu con gái nói gì. Nó rành rẽ:

- Bố chẳng phải rất yêu cô Ngân sao? Giờ bố hãy dành nhiều thời gian cho cô ấy. Đừng để sau này phải hối tiếc.

Tôi ngân ngấn nước mắt, nhìn con gái. Thì ra, Thủy không hề vô cảm trước tình cảm của tôi và Ngân. Những ngày qua, con gái đã quan sát tôi, thấy tôi hằng thầm thì bên những trang nhật ký. Trong đó, nhiều trang tôi và người vợ quá cố viết chung. Thủy đã đọc được những lời của mẹ nó.

Bây giờ con bé đang nhắc tôi phải làm gì. Nó nói: “Bố không phải là kẻ vô tâm. Chính con mới vô tâm không hiểu tình cảm của bố và mẹ. Giờ bố phải nghe lời con tim mách bảo”.

Sau một ngày suy nghĩ, tôi bán đi những chiếc đồng hồ đắt tiền, quý yêu nhất để đưa Ngân ra nước ngoài khám và điều trị, khi có người mách ở đó có công nghệ mới. Họ dùng liệu pháp miễn dịch - bước tiến mới trong điều trị, giúp kích hoạt lại hệ thống miễn dịch nhằm gia tăng khả năng tìm và tiêu diệt tế bào ác tính, ít tác dụng phụ so với xạ trị. Giờ đây, để làm bất cứ điều gì có thể cứu giúp Ngân, tôi cũng sẵn sàng. Khi đưa Ngân ra sân bay để ra nước ngoài bắt đầu chuỗi ngày điều trị, tôi nhận được tin nhắn của Thủy: “Bố đã làm đúng đấy ạ, con xin chúc bố thành công”. Ôi, con gái. Tôi không chỉ giàu có thời gian, tôi còn đang hạnh phúc. Tôi nắm chặt tay Ngân và mong hơi ấm, niềm vui sẽ truyền lan sang nàng. Ngoài kia, cuộc sống luôn có những điều kỳ diệu.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Đọc thêm

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.

Xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sớm nào cũng vậy, đã thành lệ, ông Biên dậy sớm, pha một ấm trà thơm. Sau hồi độc trà, ông lặng lẽ ôm khung tranh, chổi, cọ và những vật dụng cần thiết ra bờ hồ vẽ tranh. Lúc này, người dân thành phố cũng đã đi tập thể dục, phố xá khởi động một ngày mới đầy tấp nập.

'Ngược dòng cuộc đời'

Bộ phim Upstream đang thu hút nhiều sự chú ý. (Ảnh: Mtime)
(PLVN) - Những ngày đầu năm, phim “Upstream - Ngược dòng cuộc đời” gây “sốt” rần rần trên mạng xã hội. Chí Lũy mất việc ở tuổi 45, oái oăm thay lại đến từ danh sách cắt giảm và hệ thống hóa tối ưu nhân sự do đội lập trình của anh thiết kế trước đó.

Khai mạc triển lãm “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của Anh hùng lao động Trần Lam

Ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam.
(PLVN) - Ngày 5/2, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang phối hợp Sở Văn hóa và thể thao tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm và ra mắt sách “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ nhiếp ảnh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Trần Lam - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.

Sắp xếp lại chính mình

Sắp xếp lại chính mình
(PLVN) - Chiều cơ quan vừa họp triển khai Nghị quyết 18 sắp xếp tinh gọn bộ máy, về nhà cộng với tắc đường thì cũng đã muộn. Gọi cuốc taxi rủ mấy anh em đến quán rượu bình dân nhâm nhi vài chén cho bớt tâm tư. Mùa đông đến muộn nên lạnh, nhưng dù sao thì mùa đông cũng đến. Vài chén cay cay cộng với lao xao sự đời, rất hợp cho một không gian giãi bày như này…