Ánh mắt vùng sơn cước

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Tôi chỉ biết động viên Thìn, rằng cô Diệu sẽ lên thôi. Chắc dưới xuôi có việc chưa giải quyết xong. Là hiệu phó ngôi trường vùng cao, tôi hiểu tâm tư của những đồng nghiệp trẻ. Cô Diệu yêu nghề, yêu trẻ, nhưng thể nào chẳng ẩn tàng trong tâm tư ý nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”. Cuộc sống đã đổi thay nhiều, kể cả xứ núi này. Nhưng dẫu đường sá đi lại đã thuận tiện, thì nơi đây vẫn là một vùng trũng, mà chỉ những người tâm huyết mới mong ở lại, làm việc lâu dài. Chuyện Diệu về quê chưa lên, dẫu sao cũng khiến tôi lo lắng. Diệu là giáo viên trẻ, năng nổ, nhiệt thành với công việc. Sau kỳ nghỉ, những ngày qua, hoạt động của nhà trường đã trở lại bình thường, nhưng thiếu cô Diệu nên nhà trường phải bố trí người dạy thay. Học sinh thấy nhớ. Các đồng nghiệp trống vắng. Tôi đã gọi cho Diệu nhiều lần nhưng không liên lạc được. Nhiều người đặt câu hỏi, cô Diệu không về trường nữa ư? Cô sẽ lấy chồng ở miền xuôi, sinh con đẻ cái ở đó như một vài người đã từng đến rồi đi?

Tôi buông cuốn sách xuống vì có tiếng gọi. “Thầy Khang ơi, thầy Khang”. Tôi nhận ra giọng Thìn. Chàng bác sĩ ở bệnh viện đa khoa huyện có dáng thư sinh và khuôn mặt hiền hậu. Vợ tôi đang thêu khăn, đứng lên đun nóng lại nước. Tôi pha trà mời Thìn. Ngôi nhà sàn như ấm hơn kể từ lúc Thìn xuất hiện. Dường như quá sốt ruột nên anh đã tới đây. Thìn bảo hôm nay không có lịch trực, nên đến thăm tôi. Vị trà xứ núi thơm và đậm vị. Trong câu chuyện, tôi hiểu tâm tư Thìn. Anh hỏi ý kiến tôi rằng có nên tìm về quê cô Diệu. Tôi tán thành. Tuổi trẻ mà, phải mạnh dạn trong mọi chuyện. Nhất là với tình yêu, ngoài sự chân thành cũng cần quyết đoán. Ai cũng biết Thìn và Diệu có tình cảm với nhau, nhưng rào cản lớn nhất là gia đình Diệu. Bố mẹ Diệu muốn cô về xuôi. Nhưng Diệu yêu xứ núi với những ruộng bậc thang vàng rực mùa lúa chín, yêu những con suối êm đềm với bao đêm trăng đầy khuyết yên bình. Và Diệu, cũng như vợ chồng tôi, yêu con người chất phác, như cỏ cây nơi đây có sức sống mạnh mẽ và khiêm nhường. Còn Thìn, là trai bản chính gốc. Sau bảy năm miệt mài học tập đã về huyện công tác. Tôi và nhiều người biết, vì Diệu nên Thìn đã không xin ra bệnh viện tỉnh làm việc. Chiều lững thững trôi. Hoa mận góc sân bung nở rực rỡ như muốn tận hiến mình cho tiết xuân non. Thìn xin phép về, không quên nhắn: “Nếu có tin của Diệu, thầy cô nhắn em với ạ”. Vợ tôi đã thịt xong con gà, trao cho Thìn: “Em mang về, bồi dưỡng nhé”. Thìn xin vâng, rồi ngồi lên xe, nổ máy.

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)

Hôm sau, sương lạnh còn bao phủ cả vùng thì bỗng cả bản Thia xôn xao. Cô Diệu lên rồi. Cô Diệu kìa. Mọi người ý ới gọi nhau. Diệu khoác ba lô và xách một cái làn đỏ, một túi quà bánh. Tôi đứng bên những khóm hoa trước sân nhà, thấy Diệu mà mừng lòng. Diệu chào tôi rồi bước lên con dốc nhỏ, tiến lại, biếu tôi gói bánh đậu xanh. Mấy học trò trong xóm ùa ra, đứa xách hộ đồ, đứa níu tay cô giáo. Diệu nở một nụ cười tươi:

- Thầy cô và mọi người đón xuân vui vẻ chứ ạ?

Tôi gật đầu, cảm ơn cô gái.

- Còn ở dưới xuôi, gia đình, bố mẹ em vẫn khỏe chứ?

Ánh mắt cô nay có hơi trầm, nhưng vẫn ngời lên sức sống. Diệu nói lý do lên muộn là vì ở nhà chăm bố bị phổi tắc nghẽn mãn tính. Cô mất điện thoại trong những ngày chăm bố ở bệnh viện, rồi bận việc nọ việc kia nên đã chẳng thể liên lạc với ai. Tôi biết, phía sau khuôn mặt xuân sắc kia còn một nỗi niềm khác. Hẳn là Diệu đã phải đấu tranh với chuyện có xin về xuôi hay không, như mong mỏi của đấng sinh thành.

Khu nhà ở của các giáo viên vui hẳn lên khi Diệu lên. Các thầy, cô giáo trẻ tổ chức nấu nướng, liên hoan chào mừng Diệu. Diệu sang mời vợ chồng tôi liên hoan cùng. Tôi lên đại diện góp vui thì cũng là lúc Thìn đến. Chàng trai trẻ vui như bắt được vàng. Nhóm trẻ ăn uống, nói cười xôn xao. Khuôn mặt bừng bừng thanh xuân của các bạn xui tâm trí tôi trôi về một vùng ký ức…

***

Ngày ấy, ngôi trường này vẫn chỉ là một điểm trường, cư dân thưa thớt. Tôi về bản Thia dạy thì hai năm sau, vợ tôi cũng đến dạy ở điểm trường dưới chân núi Đựng. Lớp học vắng teo, thường có hai tấm bảng ở đầu và cuối lớp cho hai lớp cùng học. Giáo viên trẻ như chúng tôi thường phải vào bản, lên nương vận động phụ huynh cho con em mình đi học. Sau đó ít năm, các lâm trường phát triển. Thị trấn đông người hơn, nhiều gia đình cũng về định cư ở các xóm bản chung quanh nên số lượng học sinh tăng dần. Tình yêu giữa hai vợ chồng tôi được nhân lên từ những tháng ngày thiếu thốn ấy. Lần đầu tiên gặp Diệu cũng như sau đó được đón các giáo viên trẻ về nhận việc, tôi nghĩ mảnh đất bình yên này sẽ được tiếp luồng sinh khí mới. Có lần, tôi hỏi Diệu:

- Em là cô gái năng động, xinh đẹp, tôi không nghĩ em lại đến nơi này.

Diệu thổ lộ:

- Thầy ạ, ngày còn đi học, em đã theo nhiều đoàn thiện nguyện về vùng cao. Nơi này, em cũng đã đến, săn mây cùng các bạn. Em bị hấp dẫn bởi cảnh đẹp và con người, sau đó, em muốn làm những việc ý nghĩa…

- Em nghĩ rất khác so với nhiều bạn trẻ bây giờ - tôi nói thêm - các bạn trẻ bây giờ thích ở những nơi sôi động, nhàn hạ.

Từ ngày đó đến giờ, Diệu luôn nhiệt thành, tận tâm. Một lần Diệu đi thăm học sinh ốm, lúc về bị trượt chân ngã xuống hố sâu. Người dân đã đưa cô lên, sơ cứu rồi đưa về bệnh viện thị trấn. Bác sĩ Thìn trực tiếp điều trị vết thương cho Diệu. Họ quen và kết thân từ đó.

Nhưng hai người còn trải qua một chuyện khác. Buổi chiều nọ, Diệu còn dạy trên lớp thì trời đổ mưa xối xả. Những trận mưa tuần trước đã khiến núi đồi no nước. Cuối chiều trận lũ quét hung dữ thúc vào chân đồi phía sau trường. Đất đá từ đồi sạt xuống, húc đổ lớp học. Cũng may không có thương vong. Vài học sinh bị thương. Diệu bị gãy chân, phải điều trị và bó bột hơn một tháng trời và cũng lại là Thìn hết lòng quan tâm, chăm sóc. Cuộc sống bình yên trở lại, Diệu nhận lời tỏ tình của Thìn trong buổi chiều nắng xốn xang. Hễ có thời gian, bác sĩ Thìn lại đi từ bệnh viện về trường gặp Diệu. Nhiều lần anh cùng các bác sĩ tỉnh, huyện tổ chức các đợt khám miễn phí cho người dân và học sinh trong xã. Nhiệt thành, tận tâm, anh được người dân quý mến.

Diệu đưa Thìn về quê ra mắt bố mẹ. Bố mẹ cô vẫn tiếp đón nhiệt tình cho phải phép. Rồi ông bà nói nhỏ với con, không nên lấy chồng ở đó. Dưới xuôi, rất nhiều chàng trai con nhà gia giáo, các phụ huynh từng nói chuyện với nhau và ngỏ ý muốn làm thông gia. Diệu giãy nảy lên. Cô nói, con đã thuộc về xứ núi. Đã yêu mảnh đất ấy và người trai ấy đã luôn ở bên, giúp đỡ, động viên. Bố mẹ Diệu chỉ có hai cô con gái. Một người đã lấy chồng và lập nghiệp ở mãi thành phố phương nam. Ông bà không thiếu điều kiện để có thể xin chuyển công việc khác cho cô, lương cao, nhàn hạ hơn và cô có thể gần gũi bố mẹ.

Nhiều lần tâm sự, tôi thấy Diệu chênh chao.

- Có khi em phải về thật, thầy ạ. Bố mẹ đã sinh ra, cho em được ăn học, giờ bố mẹ cũng đã cao tuổi. Bên tình, bên hiếu, em thật sự rất khó nghĩ.

Là đồng nghiệp nhưng đáng tuổi cha chú, tôi mong Diệu ổn định và có một lựa chọn đúng đắn.

***

Bệnh của bố trở nặng, Diệu lại nhớn nhác xin nghỉ để về xuôi. Nhà trường phải bố trí người dạy thay. Trước khi cô về, tôi dặn:

- Em về giữ gìn sức khỏe, chăm sóc bố cho tốt. Có gì em hãy giữ liên lạc với đồng nghiệp.

Diệu xin bắt tay tôi và nắm tay các đồng nghiệp thật chặt. Thìn đã đứng đợi sẵn, chở cô ra bến xe huyện.

Được ba ngày, Diệu gọi điện lên báo với tôi, bố cô đã khỏe hơn, bệnh có tiến triển. Vui hơn là ông có nguyện vọng một lần đến thăm mảnh đất mà cô con gái đang cống hiến tuổi xuân. Tôi thấy vui lây. Tôi nói:

- Vậy em hãy thu xếp, mời bố lên đây. Nhà tôi rất rộng, không thiếu chỗ để bố em nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Đó là một ngày đầy nắng, xóm bản đón một vị khách lớn tuổi. Ông có khuôn mặt phúc hậu, với nụ cười hóm hỉnh. Diệu đã đưa bố gặp, chào ban giám hiệu, các đồng nghiệp và sau cùng, ông về nghỉ ở nhà tôi. Nhiều người đã đến chào ông, trò chuyện, hết lời khen ông tốt phúc, có được cô con gái đẹp người, đẹp nết. Sáng sau, tôi đưa ông dạo bộ, ngắm núi và những con suối. Trước thiên nhiên, ông đã tươi tắn lên thật nhiều. Ông bảo mình quanh năm ở phố, thi thoảng đi du lịch, thưởng lãm cảnh đẹp, nhưng vẫn chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Còn nơi đây, con người được sống, đắm mình trong không gian núi rừng thật bình yên. Những con chim núi mà tôi sưu tầm được, với tiếng hót trong trẻo cũng làm ông mê thích. Ông là nhà nghiên cứu uyên thâm, qua câu chuyện, tôi nhận ra ông rất yêu văn chương kim cổ. Tôi yêu sử, yêu văn chương, vì thế chuyện càng thêm mặn.

Buổi trưa hôm ấy, trong bữa cơm thân mật, có sự tham dự của Thìn, bố của Diệu đã uống hai chén rượu và khoe mình đã làm được hai bài thơ về vùng núi này. Tôi đề nghị ông đọc rồi bản thân “đáp lễ” một bài. Mọi người vỗ tay tán thưởng. Rồi ông nhìn sang Thìn và con gái, nghiêm túc nói:

- Bố nghĩ, mình sẽ không can thiệp vào chuyện của các con nữa. Các con hãy làm những gì con tim mách bảo. Đây là mảnh đất đáng sống và con gái bố có quyền lựa chọn những gì mình thích.

Đôi mắt đen tròn của cô bỗng trở nên long lanh. Khuôn mặt của Diệu giãn ra, tươi rói. Cô cảm ơn bố và xin hát một bài hát xuân.

Những con chim trong lồng líu lo, như muốn khoe giọng. Ngoài kia, nắng tỏa rộn ràng. Phía núi cao, vài đám mây trắng bồng bềnh trang điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm đẹp. T.H

Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu. Tôi chỉ biết động viên Thìn, rằng cô Diệu sẽ lên thôi. Chắc dưới xuôi có việc chưa giải quyết xong. Là hiệu phó ngôi trường vùng cao, tôi hiểu tâm tư của những đồng nghiệp trẻ. Cô Diệu yêu nghề, yêu trẻ, nhưng thể nào chẳng ẩn tàng trong tâm tư ý nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”. Cuộc sống đã đổi thay nhiều, kể cả xứ núi này. Nhưng dẫu đường sá đi lại đã thuận tiện, thì nơi đây vẫn là một vùng trũng, mà chỉ những người tâm huyết mới mong ở lại, làm việc lâu dài. Chuyện Diệu về quê chưa lên, dẫu sao cũng khiến tôi lo lắng. Diệu là giáo viên trẻ, năng nổ, nhiệt thành với công việc. Sau kỳ nghỉ, những ngày qua, hoạt động của nhà trường đã trở lại bình thường, nhưng thiếu cô Diệu nên nhà trường phải bố trí người dạy thay. Học sinh thấy nhớ. Các đồng nghiệp trống vắng. Tôi đã gọi cho Diệu nhiều lần nhưng không liên lạc được. Nhiều người đặt câu hỏi, cô Diệu không về trường nữa ư? Cô sẽ lấy chồng ở miền xuôi, sinh con đẻ cái ở đó như một vài người đã từng đến rồi đi?

Tôi buông cuốn sách xuống vì có tiếng gọi. “Thầy Khang ơi, thầy Khang”. Tôi nhận ra giọng Thìn. Chàng bác sĩ ở bệnh viện đa khoa huyện có dáng thư sinh và khuôn mặt hiền hậu. Vợ tôi đang thêu khăn, đứng lên đun nóng lại nước. Tôi pha trà mời Thìn. Ngôi nhà sàn như ấm hơn kể từ lúc Thìn xuất hiện. Dường như quá sốt ruột nên anh đã tới đây. Thìn bảo hôm nay không có lịch trực, nên đến thăm tôi. Vị trà xứ núi thơm và đậm vị. Trong câu chuyện, tôi hiểu tâm tư Thìn. Anh hỏi ý kiến tôi rằng có nên tìm về quê cô Diệu. Tôi tán thành. Tuổi trẻ mà, phải mạnh dạn trong mọi chuyện. Nhất là với tình yêu, ngoài sự chân thành cũng cần quyết đoán. Ai cũng biết Thìn và Diệu có tình cảm với nhau, nhưng rào cản lớn nhất là gia đình Diệu. Bố mẹ Diệu muốn cô về xuôi. Nhưng Diệu yêu xứ núi với những ruộng bậc thang vàng rực mùa lúa chín, yêu những con suối êm đềm với bao đêm trăng đầy khuyết yên bình. Và Diệu, cũng như vợ chồng tôi, yêu con người chất phác, như cỏ cây nơi đây có sức sống mạnh mẽ và khiêm nhường. Còn Thìn, là trai bản chính gốc. Sau bảy năm miệt mài học tập đã về huyện công tác. Tôi và nhiều người biết, vì Diệu nên Thìn đã không xin ra bệnh viện tỉnh làm việc. Chiều lững thững trôi. Hoa mận góc sân bung nở rực rỡ như muốn tận hiến mình cho tiết xuân non. Thìn xin phép về, không quên nhắn: “Nếu có tin của Diệu, thầy cô nhắn em với ạ”. Vợ tôi đã thịt xong con gà, trao cho Thìn: “Em mang về, bồi dưỡng nhé”. Thìn xin vâng, rồi ngồi lên xe, nổ máy.

Hôm sau, sương lạnh còn bao phủ cả vùng thì bỗng cả bản Thia xôn xao. Cô Diệu lên rồi. Cô Diệu kìa. Mọi người ý ới gọi nhau. Diệu khoác ba lô và xách một cái làn đỏ, một túi quà bánh. Tôi đứng bên những khóm hoa trước sân nhà, thấy Diệu mà mừng lòng. Diệu chào tôi rồi bước lên con dốc nhỏ, tiến lại, biếu tôi gói bánh đậu xanh. Mấy học trò trong xóm ùa ra, đứa xách hộ đồ, đứa níu tay cô giáo. Diệu nở một nụ cười tươi:

- Thầy cô và mọi người đón xuân vui vẻ chứ ạ?

Tôi gật đầu, cảm ơn cô gái.

- Còn ở dưới xuôi, gia đình, bố mẹ em vẫn khỏe chứ?

Ánh mắt cô nay có hơi trầm, nhưng vẫn ngời lên sức sống. Diệu nói lý do lên muộn là vì ở nhà chăm bố bị phổi tắc nghẽn mãn tính. Cô mất điện thoại trong những ngày chăm bố ở bệnh viện, rồi bận việc nọ việc kia nên đã chẳng thể liên lạc với ai. Tôi biết, phía sau khuôn mặt xuân sắc kia còn một nỗi niềm khác. Hẳn là Diệu đã phải đấu tranh với chuyện có xin về xuôi hay không, như mong mỏi của đấng sinh thành.

Khu nhà ở của các giáo viên vui hẳn lên khi Diệu lên. Các thầy, cô giáo trẻ tổ chức nấu nướng, liên hoan chào mừng Diệu. Diệu sang mời vợ chồng tôi liên hoan cùng. Tôi lên đại diện góp vui thì cũng là lúc Thìn đến. Chàng trai trẻ vui như bắt được vàng. Nhóm trẻ ăn uống, nói cười xôn xao. Khuôn mặt bừng bừng thanh xuân của các bạn xui tâm trí tôi trôi về một vùng ký ức…

***

Ngày ấy, ngôi trường này vẫn chỉ là một điểm trường, cư dân thưa thớt. Tôi về bản Thia dạy thì hai năm sau, vợ tôi cũng đến dạy ở điểm trường dưới chân núi Đựng. Lớp học vắng teo, thường có hai tấm bảng ở đầu và cuối lớp cho hai lớp cùng học. Giáo viên trẻ như chúng tôi thường phải vào bản, lên nương vận động phụ huynh cho con em mình đi học. Sau đó ít năm, các lâm trường phát triển. Thị trấn đông người hơn, nhiều gia đình cũng về định cư ở các xóm bản chung quanh nên số lượng học sinh tăng dần. Tình yêu giữa hai vợ chồng tôi được nhân lên từ những tháng ngày thiếu thốn ấy. Lần đầu tiên gặp Diệu cũng như sau đó được đón các giáo viên trẻ về nhận việc, tôi nghĩ mảnh đất bình yên này sẽ được tiếp luồng sinh khí mới. Có lần, tôi hỏi Diệu:

- Em là cô gái năng động, xinh đẹp, tôi không nghĩ em lại đến nơi này.

Diệu thổ lộ:

- Thầy ạ, ngày còn đi học, em đã theo nhiều đoàn thiện nguyện về vùng cao. Nơi này, em cũng đã đến, săn mây cùng các bạn. Em bị hấp dẫn bởi cảnh đẹp và con người, sau đó, em muốn làm những việc ý nghĩa…

- Em nghĩ rất khác so với nhiều bạn trẻ bây giờ - tôi nói thêm - các bạn trẻ bây giờ thích ở những nơi sôi động, nhàn hạ.

Từ ngày đó đến giờ, Diệu luôn nhiệt thành, tận tâm. Một lần Diệu đi thăm học sinh ốm, lúc về bị trượt chân ngã xuống hố sâu. Người dân đã đưa cô lên, sơ cứu rồi đưa về bệnh viện thị trấn. Bác sĩ Thìn trực tiếp điều trị vết thương cho Diệu. Họ quen và kết thân từ đó.

Nhưng hai người còn trải qua một chuyện khác. Buổi chiều nọ, Diệu còn dạy trên lớp thì trời đổ mưa xối xả. Những trận mưa tuần trước đã khiến núi đồi no nước. Cuối chiều trận lũ quét hung dữ thúc vào chân đồi phía sau trường. Đất đá từ đồi sạt xuống, húc đổ lớp học. Cũng may không có thương vong. Vài học sinh bị thương. Diệu bị gãy chân, phải điều trị và bó bột hơn một tháng trời và cũng lại là Thìn hết lòng quan tâm, chăm sóc. Cuộc sống bình yên trở lại, Diệu nhận lời tỏ tình của Thìn trong buổi chiều nắng xốn xang. Hễ có thời gian, bác sĩ Thìn lại đi từ bệnh viện về trường gặp Diệu. Nhiều lần anh cùng các bác sĩ tỉnh, huyện tổ chức các đợt khám miễn phí cho người dân và học sinh trong xã. Nhiệt thành, tận tâm, anh được người dân quý mến.

Diệu đưa Thìn về quê ra mắt bố mẹ. Bố mẹ cô vẫn tiếp đón nhiệt tình cho phải phép. Rồi ông bà nói nhỏ với con, không nên lấy chồng ở đó. Dưới xuôi, rất nhiều chàng trai con nhà gia giáo, các phụ huynh từng nói chuyện với nhau và ngỏ ý muốn làm thông gia. Diệu giãy nảy lên. Cô nói, con đã thuộc về xứ núi. Đã yêu mảnh đất ấy và người trai ấy đã luôn ở bên, giúp đỡ, động viên. Bố mẹ Diệu chỉ có hai cô con gái. Một người đã lấy chồng và lập nghiệp ở mãi thành phố phương nam. Ông bà không thiếu điều kiện để có thể xin chuyển công việc khác cho cô, lương cao, nhàn hạ hơn và cô có thể gần gũi bố mẹ.

Nhiều lần tâm sự, tôi thấy Diệu chênh chao.

- Có khi em phải về thật, thầy ạ. Bố mẹ đã sinh ra, cho em được ăn học, giờ bố mẹ cũng đã cao tuổi. Bên tình, bên hiếu, em thật sự rất khó nghĩ.

Là đồng nghiệp nhưng đáng tuổi cha chú, tôi mong Diệu ổn định và có một lựa chọn đúng đắn.

***

Bệnh của bố trở nặng, Diệu lại nhớn nhác xin nghỉ để về xuôi. Nhà trường phải bố trí người dạy thay. Trước khi cô về, tôi dặn:

- Em về giữ gìn sức khỏe, chăm sóc bố cho tốt. Có gì em hãy giữ liên lạc với đồng nghiệp.

Diệu xin bắt tay tôi và nắm tay các đồng nghiệp thật chặt. Thìn đã đứng đợi sẵn, chở cô ra bến xe huyện.

Được ba ngày, Diệu gọi điện lên báo với tôi, bố cô đã khỏe hơn, bệnh có tiến triển. Vui hơn là ông có nguyện vọng một lần đến thăm mảnh đất mà cô con gái đang cống hiến tuổi xuân. Tôi thấy vui lây. Tôi nói:

- Vậy em hãy thu xếp, mời bố lên đây. Nhà tôi rất rộng, không thiếu chỗ để bố em nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Đó là một ngày đầy nắng, xóm bản đón một vị khách lớn tuổi. Ông có khuôn mặt phúc hậu, với nụ cười hóm hỉnh. Diệu đã đưa bố gặp, chào ban giám hiệu, các đồng nghiệp và sau cùng, ông về nghỉ ở nhà tôi. Nhiều người đã đến chào ông, trò chuyện, hết lời khen ông tốt phúc, có được cô con gái đẹp người, đẹp nết. Sáng sau, tôi đưa ông dạo bộ, ngắm núi và những con suối. Trước thiên nhiên, ông đã tươi tắn lên thật nhiều. Ông bảo mình quanh năm ở phố, thi thoảng đi du lịch, thưởng lãm cảnh đẹp, nhưng vẫn chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Còn nơi đây, con người được sống, đắm mình trong không gian núi rừng thật bình yên. Những con chim núi mà tôi sưu tầm được, với tiếng hót trong trẻo cũng làm ông mê thích. Ông là nhà nghiên cứu uyên thâm, qua câu chuyện, tôi nhận ra ông rất yêu văn chương kim cổ. Tôi yêu sử, yêu văn chương, vì thế chuyện càng thêm mặn.

Buổi trưa hôm ấy, trong bữa cơm thân mật, có sự tham dự của Thìn, bố của Diệu đã uống hai chén rượu và khoe mình đã làm được hai bài thơ về vùng núi này. Tôi đề nghị ông đọc rồi bản thân “đáp lễ” một bài. Mọi người vỗ tay tán thưởng. Rồi ông nhìn sang Thìn và con gái, nghiêm túc nói:

- Bố nghĩ, mình sẽ không can thiệp vào chuyện của các con nữa. Các con hãy làm những gì con tim mách bảo. Đây là mảnh đất đáng sống và con gái bố có quyền lựa chọn những gì mình thích.

Đôi mắt đen tròn của cô bỗng trở nên long lanh. Khuôn mặt của Diệu giãn ra, tươi rói. Cô cảm ơn bố và xin hát một bài hát xuân.

Những con chim trong lồng líu lo, như muốn khoe giọng. Ngoài kia, nắng tỏa rộn ràng. Phía núi cao, vài đám mây trắng bồng bềnh trang điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm đẹp.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.