Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
Hình minh họa. (Nguồn: JV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

- Em là học trò của thầy à? Khóa nào nhỉ?

Người đàn ông cao lớn trước mặt khẽ lấy cái ấm trà trong cái rổ mây để trên bàn rót nhẹ nhàng cho tôi một ly. Mái tóc điểm hoa râm làm hình ảnh thầy trong tôi chợt trở nên rất khác so với rất nhiều năm về trước, thầy chậm rãi nhấp một ngụm rồi hồi tưởng lại những kí ức có phần nhập nhằng về những năm tháng còn dạy học. Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào. Kể từ khi bị tai biến rồi về hưu cách đây ít năm, sức khỏe thầy yếu hẳn rồi thầy không còn nhớ nhiều những chuyện ngày xưa. Chỉ giữ lại trong mình những niềm vui thời dạy học theo một khái niệm chung chung không cụ thể với bất kì ai.

Mẹ tôi bỏ đi vì cám cảnh nghèo khi tôi còn đỏ hỏn, một mình ba nuôi tôi khôn lớn. Năm tôi bước vào lớp sáu, ba mất vì bạo bệnh, tôi trở thành trẻ mồ côi được dì nhận nuôi đưa đến một vùng đất lạ. Con trai tuổi dậy thì nổi loạn hoặc giả tôi đang tìm lí do biện hộ cho những hình ảnh sai quấy của mình vào thời điểm đó. Thầy là giáo viên chủ nhiệm của tôi khi đó, cũng là giáo viên bộ môn văn của tôi; hình ảnh ban đầu khi tôi gặp thầy rất ấn tượng: đó là một người đàn ông khá cao và gầy, có mái tóc hơi xoăn, dáng người mảnh khảnh và đi rất nhanh cứ như đang vội vàng một điều gì đó. Khi bắt gặp thầy đi trên hành lang của trường sẽ luôn có vẻ căng thẳng như thầy đang sợ trễ nhưng chỉ cần bước vào lớp học khi ánh mắt thầy bắt gặp chúng tôi thì thầy sẽ nở nụ cười.

Phải nói là tôi khi ấy tự xa lánh mọi người, phần vì ba vừa mất, nỗi đau chưa vơi tôi đã phải cùng dì đến một nơi xa lạ và vào một lớp học toàn những người lần đầu gặp. Vừa mặc cảm, vừa muốn tự bảo vệ mình tôi không tỏ ra thân thiết với bất kì một ai, dù đôi khi bạn bè cố kéo tôi vào những trò vui của lớp. Trường của tôi chỉ có vỏn vẹn hai lớp học, mỗi lớp chỉ có khoảng chừng chục học sinh, vì chỉ là trường tạm, còn phần lớn vẫn sẽ theo học trường chính trên phố. Trường nằm ở giữa cánh đồng lúa với một gốc cây cổ thụ to nơi cổng cứ như một vị thần canh giữ cửa. Tán cây tỏa ra cả bên ngoài trường, dưới bóng mát đó bên ngoài cổng là chỗ bán nước của cụ bà hàng nước. Sau khi tôi vào học ít lâu vẫn không thể hòa nhập với các bạn, vào một ngày cuối tuần thầy quyết định sẽ thay vì học tiếp tiết học của mình, thầy dẫn lớp ra phía trước “ủng hộ” cho cụ hàng nước. Cụ ngồi dưới tán cây, có một cái sạp nhỏ, bày ít thứ bánh trái, vài chiếc ghế đẩu, ghế con, vài thứ nước xanh, tím đủ màu. Dù chúng tôi chỉ có độ chục người nhưng cũng khiến cho quán nhỏ của cụ trở nên đông đúc: vài đứa ngồi trên ghế, vài đứa ngồi chồm hổm dưới tán cây và nhờ một phần tấm bạt che cho bớt nắng. Gió thổi từ cánh đồng vào mát rượi, chúng tôi ngồi nghe cụ kể đủ chuyện ngày xưa.

- Phát ăn kẹo lạc không? Huynh không ăn được lạc.

Đứa bạn cùng bàn suốt mấy tháng lần đầu tiên gợi chuyện với tôi, nó có vẻ hơi nhăn vì cụ cho nó kẹo nhưng nó không ăn được lại không muốn mất lòng cụ. Tôi ra chiều cầm lấy.

- Sao không ăn lạc được? Vậy sao ăn được bánh đúc riêu cua nhân lạc, ngon phải biết.

Cả đám vừa nghe thấy tôi nhắc đến món đó liền ồ lên:

- Cậu ăn món đó ở đâu vậy? Món đó nghe ngon lắm hả?

- Dì mình nấu ... - Tôi hơi ngại trước sự hào hứng của đám bạn - Nếu các cậu rảnh thì hẹn trước, mình nhờ dì nấu đãi cả lớp.

Đột nhiên chủ đề từ món bánh đúc mà dì vẫn hay nấu cho tôi ăn bỗng nhiên lan sang ra nhiều câu chuyện khác, tôi cũng tự nhiên được mở lòng mình theo một cách chân thực nhất. Tôi khẽ nhìn sang thầy, đang ngồi một góc nhâm nhi vài viên kẹo, uống cốc nước vối và mỉm cười, cũng chợt hiểu thầy đang muốn nhờ một hoạt động ngoại khóa mà nối kết các thành viên trong lớp lại với nhau hơn là những giờ học căng thẳng trên lớp. Trước khi vào lại lớp, thầy nói với tôi:

- Sự ra đi là điều mình không thể lường trước được, nhưng nếu đã không thể giữ lại thì mình nên trân trọng những điều còn lại, bước tiếp được hay không là cả ở mình.

Từ sau lần đó tôi dần hòa đồng với lớp hơn. Lớp tôi vốn cũng neo người đều là con dân lao động nên luôn đùm bọc nhau, có gì đều mang lên chia với cả lớp. Tôi cũng chợt nhận ra bấy lâu là tôi tự khép kín mình chứ họ luôn chào đón tôi bước vào thế giới của họ. Tôi vẫn giữ nỗi đau mất ba trong tim, nhưng tôi cũng để những con người mới bước vào khỏa lấp đi nỗi đau đó, kỉ niệm là thứ được dựng xây từng chút một.

Đột ngột, thầy ốm. Cô Linh, chủ nhiệm của lớp còn lại trong ngôi trường tạm chỉ hai lớp học của chúng tôi phải thay phiên dạy cả hai lớp. Đó cũng là lần đầu tiên chúng tôi đến thăm thầy, vì theo học thầy hai năm trời lần đầu tiên chúng tôi mới thấy thầy xin nghỉ ốm. Dường như dù nắng mưa chỉ có chúng tôi có thể xin nghỉ nhưng thầy sẽ luôn đợi chúng tôi ở lớp. Căn nhà của thầy nằm sâu trong hẻm nhỏ dường như chỉ có một phòng: góc nhà là một tấm phản, một bộ bàn ghế nhỏ giữa nhà và một góc còn lại là để các vật dụng nhà bếp cứ như nơi ở tạm. Vài đứa trong chúng tôi trêu thầy:

- Thầy ế à? Không nghe thầy nhắc tới lấy vợ, ra là ế.

- Vậy mà tụi em mai mối cô Linh cho cứ chối đây đẩy.

Thầy cười dù còn đang ho sù sụ nhưng ánh mắt lại long lanh niềm vui. Thầy nấu nước vối cho chúng tôi uống vì biết chúng tôi thích thứ nước ngọt thanh ấy, lại còn cố gượng dậy nấu cháo cho chúng tôi cùng ăn vì sợ chúng tôi đói, hỏi han tình hình học tập... Hóa ra chúng tôi tới thăm thầy lại thành làm phiền thầy. Sau này chúng tôi mới biết được, thầy đã lấy vợ nhưng vì hoàn cảnh nên ở xa, con thầy cũng trạc tuổi chúng tôi nên mỗi khi nhìn thấy chúng tôi thấy luôn nhớ đến gia đình và xem chúng tôi như những người cùng chung máu thịt mà dạy dỗ...

Tôi lên lớp chín, quyết tâm trở thành thành viên đội ngũ học sinh giỏi văn để đi thi cấp tỉnh. Ngày đó có xét duyệt nếu có giải thì có thể được tuyển thẳng vào trường chuyên nên tôi cũng rất cố gắng. Phải nói trong suốt năm cuối cấp tôi dường như cố gắng hết sức mình chỉ để cho cuộc thi trước ngày xét duyệt tư cách thành viên thi tôi bị đánh trượt chỉ vì một vài bộ môn khác chưa đủ điểm. Tôi đã đặt mục tiêu từ rất sớm nên khi thấy chỉ còn một mốc thời gian nữa đạt được mà bị đánh trượt thì khỏi phải nói đã hụt hẫng như thế nào. Tôi bắt đầu trở thành đứa trẻ hư như những ngày mới vào lớp sáu, tự thu mình lại và không nói chuyện với một ai, thậm chí còn bỏ bê việc học.

- Đó có phải cách duy nhất để vào trường chuyên không Phát?

- Dạ không, còn cuộc thi chính quy, nhưng này không cần thi mà được tuyển thẳng...

- Nghĩa là em vẫn có thể vào dù bằng cách khác mà đúng không? - Khi thấy tôi bắt đầu im lặng, thầy nói tiếp - Cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, quan trọng là vẫn còn có cách chứ không phải mất tất cả, vẫn chưa phải là quá muộn cho ước mơ của mình.

Cơ hội tuyển thẳng có thể đã mất đi nhưng những khả năng còn lại vẫn còn, tôi bắt đầu lao vào học trở lại chứ không trông chờ vào một kì tuyển thẳng nữa. Năm ấy, tôi đăng kí thi vào trường chuyên và đã đậu...

Lớp tôi khi ấy mỗi tôi đậu trường chuyên trên phố, tôi cũng theo học nội trú, chỉ có cuối tuần là về lại quê. Mỗi khi về tôi vẫn hay ghé thăm thầy, kể cho thầy nghe về những gì xảy ra trong việc học và cả cuộc sống ở chốn thị thành. Thầy cũng là người có ảnh hưởng rất lớn trong việc chọn trường thi đại học của tôi. Sau đó tôi chọn một trường đại học lớn ở rất xa, dì tôi sau khi kết hôn cũng theo chồng đi nơi khác không còn ở quê nữa. Những năm đầu đại học tôi vẫn hay gọi điện cho thầy, sau dần bắt đầu guồng quay thưa thớt dần và sau đó tôi tốt nghiệp, trở thành một giáo viên bận rộn với mưu sinh, mất dần liên lạc...

Tôi quay về thăm lại quê xưa dễ cũng đến hơn hai mươi năm rồi. Trường cũ của tôi đã giải tỏa, nơi cánh đồng năm xưa giờ đã đô thị hóa trở thành một công viên khá lớn. Tôi vào xóm cũ, những người bạn đồng học năm xưa đều đã lấy vợ, lấy chồng, có người nheo nhóc con, có người theo chồng đi xa xứ, khi gặp lại tất cả đều bồi hồi, xúc động mất một khoảng lâu mới nhận ra nhau. Tôi ghé thăm lại căn nhà nhỏ xưa, thầy vẫn ở đó sau từng ấy năm dẫu đã về hưu, thầy không còn nhận ra tôi nữa, nhưng với tôi, điều đó không quan trọng vì thứ đọng lại trong cả tôi và thầy là những kỉ niệm đẹp dù nó đã không còn rõ hình trong mỗi chúng tôi. Vừa bước ra khỏi cửa định về thì tôi thấy một người đàn ông dẫn theo gia đình bước vào, đứa nhỏ chạy ào vào ôm lấy thầy hô vang: “Nội ơi”, tự nhiên tôi cảm thấy có điều gì đó an ủi. Tôi chợt nhớ lời người bạn đồng niên nói: “Thầy không còn nhớ chúng ta là ai đâu nhưng thầy từng nói với mọi người thầy sẽ ở đó cho tới lúc ra đi, vì thầy sợ “đám con” của thầy ở mọi nơi trở về không biết chỗ tìm thầy...”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ (Ảnh:Giacngo.vn)

Ba thứ vô thường, vô giá, và cần trân trọng trong đời người

(PLVN) -  Trong cuộc đời mỗi con người, có những thứ thoáng qua như cơn gió, dễ đến và cũng dễ đi. Đó là công danh, tiền tài và sự nghiệp. Những thứ này, dù có vẻ hào nhoáng và rực rỡ, thực chất chỉ là phù du. Công danh có thể mất đi khi thời thế đổi thay, tiền tài cũng chỉ như nước chảy qua tay, và sự nghiệp, dù lớn lao đến đâu, cũng chẳng thể trường tồn mãi. Đuổi theo những điều này mà quên đi giá trị thực sự của cuộc sống, con người sẽ tự đánh mất chính mình.

Đọc thêm

Thênh thang phố

Thênh thang phố
(PLVN) - Sống làm gì nữa khi bao quanh chỉ toàn những cực hình. Đầu óc Hân chìm trong mông lung ảo mờ. Lúc nào cũng chỉ nghe thấy sự xúi giục từ phía thùy não, vốn đã trở nên xơ cứng, u tối. Mắt cô lòe nhòe nhìn ra vô định.

Sau bão

Sau bão
(PLVN) - Trận bão quét qua làm cây cối ngã quỵ. Vùng vốn nghèo khó nay đối mặt mối nguy sạt lở đất đá. Vì sự cảm thương với bà con mà Hiển ngồi lên chuyến xe này.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.