Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Năm đó, Nam từng nói thế, khi lần đầu dẫn nhóm bạn đến. Mấy đứa đại học thường “bùng” tiết rồi lôi nhau đến đây, ngồi trải đời mình bằng những giọt cà phê và nghe nắng mưa, gió mây ngang qua thị thành này. Nam từ đâu đó của một vùng quê xứ Quảng gói ghém ước mơ tìm đến thị thành này. An cũng trôi theo dòng Cửu Long tìm đến đây cho cái khát vọng của mình. Nhà trọ cũng nằm trong xóm nghèo ven đô. Sáng theo xe buýt tao tác vào giảng đường. Chiều lại hối hả cho mấy việc làm thêm. Rồi canh chuyến muộn nhất đu xe về lại.

Vài tháng sau, vay mượn rồi xin thêm tiền nhà mua được chiếc xe gắn máy ráp ngoài chợ Tân Thành mà hì hục chạy. Xe ráp từ các phụ tùng, linh kiện nên chạy mà nơm nớp. Nhưng, mấy chiếc xe cà tàng lại dễ quăng quật bất cứ nơi nào mà chẳng sợ ai ăn cắp. Cầm tấm bằng đại học cũng là lúc căn nhà trọ nơi ven đô chia tay lần lượt từng đứa. Có thằng may mắn kiếm được chỗ ngon. Có thằng cày cực lực cho suất học bổng rồi nuôi chí lớn tận nửa vòng trái đất xa xôi. Cũng có đứa bấp bênh trôi dạt như muôn triệu lưu dân của đất này. Nam thì lại khác, cứ rong ruổi đời mình cho những chuyến phiêu du. Có hôm thấy Nam đem về phòng cái áo của dân chạy xe ôm công nghệ. Cũng có tháng lại mua một hộp đồ nghề đánh giày. Cũng có khi quần áo bảnh bao, nước hoa thơm ngất. Nam đi về vô chừng giữa lúc đám bạn miệt mài học. Phan bảo Nam là đứa tinh ranh chẳng chết giữa đất này đâu mà lo.

Phan cười hềnh hệch, mấy đứa đẹp trai lại thông minh thường luôn biết cách tồn tại. Mấy đứa không bon chen được thì cắm đầu vào học. Học xong lại kiếm một công việc ổn định. Vậy nên, Phan rời nhà trọ bằng suất học bổng thạc sĩ như mình mong muốn. Đôi ba lần Nam say khướt về quăng cho An cục tiền đóng học phí. Ngày tháng đó An còn nghèo, má chỉ lênh đênh trên chiếc ghe bẹo luồn vào các con rạch mà bán đồ cho những nhà xa chợ. Nên với An, để tồn tại ở đất này, là cả sự gắng gượng. An thiếu nợ Nam nhiều. Nhiều đến mức có lần An cộng sổ giật thót tim, con số lên đến chục triệu với một đứa nhà nghèo miếng đất cắm dùi còn không có. An sinh ra trên sông, lênh đênh theo con nước, chẳng biết cha mình là ai. Có lần người ta chặn ghe bẹo của má.

Người ta nói má làm điếm sông chứ bán buôn gì mấy cái đồ lặt vặt này. Điếm sông nên con không cha. Điếm sông nên mới lòng vòng ghe tận mấy con kinh, khúc rạch nhỏ. Năm đó An lên mười, chỉ thấy người ta hất hết đồ xuống sông, hai má con ôm nhau khóc. Lúc đó, khát vọng lên bờ thôi thúc An một cách kinh hồn.

*

* *

Nam ngồi đó, tóc húi cua, gương mặt chai sạn vì nắng gió. Hình như cũng chục năm rồi, hai đứa còn sót lại của nhóm bạn bám trụ thị thành này mới gặp nhau. An vẫn ở đây, hằng ngày, khác chăng là Nam, cứ thoảng đến thoảng đi, nhưng vẫn chưa rời bỏ thành phố. An biết, bởi Nam là đứa còn thuê căn nhà trọ cũ nằm ở ven đô. Dù đôi khi Nam đi đâu đó tận năm, ba tháng, nhưng vẫn chuyển khoản tiền nhà đều đặn.

Bà chủ nhà trọ hay điện thoại cho An thắc mắc. Trước khi cúp máy luôn thở dài thằng đó nó giàu hay nó điên? Mà điên thì đâu có biết kiếm tiền. Nó làm gì? Câu hỏi của bà chủ trọ cũng là câu hỏi của An, của cả đám bạn. Nam ngồi như tượng, mặc nhiên ngó giàn hoa phong sương biếc xanh đang lấm tấm giọt mưa trên tán lá. Góc nghiêng làm Nam có vẻ gầy hơn. An cũng chẳng biết sao mình lại đến. Chuyện của chục năm trước vẫn cứ khiến An thấy mình lợn cợn. Phan đã can ngăn khi hay tin An đòi làm ra lẽ. Tất cả không thể giấu mãi.

Phan đứng ngay giữa, ngăn cánh tay Nam vung lên. Nếu không có Phan ghì lại, lôi Nam ra ngoài. Đêm đó chắc chắn An đã mềm xương với Nam. Phan từng bảo đừng động vào những góc khuất của Nam. Nhưng An chẳng thể cầm những đồng tiền đó của Nam. An chưa bao giờ thấy đôi tay mình dơ như thế. Cả đời cũng chưa bao giờ muốn bán rẻ mình đến vậy. An đã xổ toạc tất cả những lời lẽ cay nghiệt đó. An dứt khoát dọn đi ngay. An mượn tiền Phan và chuyển trả lại Nam. Từ đó biệt tin nhau. Câu chuyện tưởng mới vừa hôm qua chạy xẹt ngang tâm trí An. Rốt cuộc sau bao nhiêu năm tháng quăng quật đời mình, Nam liệu có còn là đứa hễ mỗi khi có tiền nhất quyết mời đám bạn đi ăn mỳ Quảng. Tại sao không là phở, là cơm tấm, là hủ tiếu mà phải là mỳ Quảng. Trăm lần như vậy, Nam chỉ có mỳ Quảng.

Cũng chưa lần nào Nam chịu kể cho đám bạn nghe câu chuyện của mình. Cả những lúc trong cơn say, Nam vẫn khẽ khàng chui vào góc căn nhà để ngủ. Trong ký ức của An chỉ nhớ mang máng Nam đến từ một vùng núi nào đó của xứ Quảng. Chưa bao giờ nghe câu chuyện gia đình Nam. Chưa bao giờ thấy Nam về quê mỗi dịp lễ, Tết. Chỉ thấy Nam đi kiếm tiền. Tiền thật nhiều. Tiền nhiều người ta mới không khinh. Cơ hồ trong lòng những đứa bạn, Nam như thể mang sẵn trong lòng mình cơn khát tiền. Chính cơn khát đó đã khiến Nam bất chấp.

Phan cuối cùng cũng đến. Chiều chậm trôi trong sự ngỡ ngàng của An. Ba người bạn ngồi nhìn mưa bay thành vệt xéo ngang khoảng trời nhuộm xanh lá phong sương. Có lần An thấy giàn hoa có những chiếc lá hình thoi ngồ ngộ. Vân lá mọc như xương cá.

Giữa lá lại có chấm tròn ửng hồng thể như mắt người. Lão họa sĩ bảo đó là phong sương. Phong sương bốn mùa xanh lá, nhưng tận 60 năm mới có hoa. Ông chiết được cành phong sương từ một vùng núi của xứ Quảng đem về trồng trong vườn nhà. Đó là chuyến đi cuối cùng của ông về quê mình, chuyến đi để từ biệt một người đã từng là cả cuộc đời ông.

Ông chọn ở lại đất này cũng sau những cuộc rong ruổi đi tìm cảm hứng. Chẳng ai trói chân nổi một gã đam mê giao du. Dân vẽ vời thì làm sao ngồi một chỗ. Nhưng đàn bà thì có thời. Chuyện người ta chẳng đợi ông cũng như chuyện chẳng ai buộc nổi gió trời cả. Ông không biết loài hoa này tên gì. Ông gọi nó là phong sương, nắng cũng ưng mà mưa cũng chịu. Cứ xanh đến tận cùng rồi trổ một mùa hoa cuối, sau cùng rũ mình xơ xác về lại đất. Đời con người ta cũng vậy thôi! Lần đó, An đã hứa, phải sống và phải đến đây để nhìn thấy rõ hoa phong sương sẽ như thế nào, mặc cho ông già họa sĩ cười. Ai cũng chờ, nhưng đời người có những thứ hữu duyên mới thấy.

*

* *

Phan về nước cho dự án kinh tế xanh của thành phố. Những con sông đang thoi thóp bởi ô nhiễm. Những con người đang cuống cuồng để cứu sông. Chỉ có kinh tế xanh mới mong lấy sông bù vào những đô thị đã nuốt chửng thành phố bằng bê tông cốt thép. Phan bảo thử lòng An xem có chịu ngồi lại cùng Nam sau chục năm trời.

Ai rồi cũng phải khác. Ai rồi cũng phải lớn. Tự khắc lại thấy những khúc mắc ngày trẻ bỗng vỡ ra thành những bọt nước, như mưa rơi về trần, thấm đất cho lá biếc xanh. Còn gặp lại nhau giữa muôn triệu con người đó đã là niềm vui.

Vui đi, bởi ít ra cho đến bây giờ, nếu không phải vì dự án kinh tế xanh từ những dòng sông, Phan không biết Nam là cây bút phóng sự điều tra giỏi nhất của tờ báo lớn ở thành phố. Nam hóa thân vào các cuộc điều tra cho hàng loạt phóng sự nóng hổi. Nhưng Nam cũng phải giấu nhẹm bởi nhiều thế lực tìm kiếm Nam khi việc làm ăn của họ bị đụng chạm.

Ngày đó An quá nóng tính vì quy chụp Nam đi làm “trai bao” để có tiền cho An mượn. Chưa giải thích gì đã to tiếng và chẳng một ai nói lời nào từ đó. Con người ta cứ nắm níu cái tôi của mình để sống thì dù trời có lất phất mưa bay cũng sẽ trở thành bão tố.

Nam mồ côi sau một cơn lũ quét. Núi lở vùi cả cha mẹ. Có những lúc đói khát nhìn người ta ăn tô mỳ Quảng mà nuốt nước bọt. Nên với Nam, làm ra tiền phải tử tế và sống bằng tiền phải chính đáng. Chục năm rồi, Nam mới quay nhìn sang An. Nam máu làm báo từ nhỏ. Những năm tháng đại học đã tập tành viết báo. Trưởng ban nói Nam có khiếu làm phóng sự. Nam cũng thấy mình như cá gặp nước trong mảng đề tài này.

Cái nghề khiến Nam biết phải giấu biệt tung tích. Lúc đó mà nói thiệt, có khi tụi giang hồ nó tìm đến phòng trọ xử cả đám. Loạt bài về nạn mại dâm năm đó sau này được cả giải báo chí của thành phố. Vẫn ánh mắt cương nghị, vẫn cái giọng ồm ồm như xưa và cả cái cau mày khó chịu y hệt. Khác chăng, lần đầu tiên, sau chục năm trời Nam mới lại cốc nhẹ lên đầu An, lối giỡn quen thuộc mỗi lần Nam chọc ghẹo những đứa bạn chung phòng. Lâu lắm rồi, lòng An mới nhẹ nhõm như vậy. Nam lại khoát tay ra hiệu hai đứa bạn đứng lên. Đi đâu? Đi ăn mỳ Quảng chứ đi đâu. Trời vẫn lất phất mưa bay. Mùa thu vẫn gõ qua phố những giọt xanh ngời.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn hình phim Yêu tinh)

Trái tim... giấy

(PLVN) - Phi ngồi thẫn thờ bên cửa sổ, nhìn vơ vẩn dãy nhà cùng những cụm mây đen che lấp nền trời. Theo thói quen, anh liếc mắt qua ô cửa đối diện. Đăm đăm dán mắt vào khung cửa khép kín, Phi tin tưởng rằng nếu cứ nhìn mãi như vậy, một lúc nào đấy nó sẽ được mở ra bởi đôi tay trắng muốt. Nhưng rõ là vô vọng, Hân chuyển đi được gần một tuần. Cô đã gặp Phi để nói lời từ biệt, còn tặng anh chiếc lọ thủy tinh đựng những ngôi sao giấy.

Đọc thêm

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Nghĩ ngợi ngày gió về

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Sáng thấy trời lạnh, tôi nói với con trai để ba chở đi học cho đỡ lạnh. Bình thường con trai tôi đang học lớp 6 phải đạp xe chừng 2km để tới trường. Con bảo, thích vậy cho chủ động và không phải ba mẹ đón đưa.

Thênh thang phố

Thênh thang phố
(PLVN) - Sống làm gì nữa khi bao quanh chỉ toàn những cực hình. Đầu óc Hân chìm trong mông lung ảo mờ. Lúc nào cũng chỉ nghe thấy sự xúi giục từ phía thùy não, vốn đã trở nên xơ cứng, u tối. Mắt cô lòe nhòe nhìn ra vô định.

Sau bão

Sau bão
(PLVN) - Trận bão quét qua làm cây cối ngã quỵ. Vùng vốn nghèo khó nay đối mặt mối nguy sạt lở đất đá. Vì sự cảm thương với bà con mà Hiển ngồi lên chuyến xe này.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.