Những cuộc chia ly

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Người con gái ấy nhỏ hơn tôi bảy tuổi, tôi gặp em khi đi du học, khi em vừa tròn mười tám. Người ta hay gọi em là cô bé có “nét đẹp ồn ào” bởi sự hiếu động ở lứa tuổi vốn có của em. Nét duyên ở đôi môi khi cười có hình trái tim và làn da trắng ngần dù không có lớp kem nào tô điểm khiến em trông thật nổi bật. Em đi du học tự thân, còn tôi vì thành tựu của gia đình, nghe đã phần nào tương phản. Một con người khi đang có trong tay tất cả thường có hai loại cảm xúc đối với người thiếu thốn hơn mình: một là coi nhẹ, hai là thấy thương. Kì thực trong vô số du học sinh Việt Nam khi đó không hiểu tại sao em lại lọt thỏm vào trái tim tôi một cách dễ dàng.

Tôi mất ba tháng để có được em và hẹn hò em trong ba năm. Khi ấy dù em còn rất trẻ nhưng tôi sẵn sàng đợi em “trưởng thành thêm một chút”. Cho đến khi tôi đón sinh nhật tuổi hai mươi tám bằng lời chia tay qua tin nhắn của em. Không một lý do gì cả, chỉ một dòng ngắn gọn và sau đó sang kí túc xá tìm em đã được hay tin em đã chuyển tín chỉ học về nước học tiếp và đã về nước trước đó hai hôm. Sau đó ít lâu tôi cũng về nước để tiếp tục công việc và cũng để kế thừa công ty gia đình.

Năm tôi ba mươi tôi lấy vợ. Một cuộc hôn nhân định sẵn nhưng môn đăng hộ đối. Vợ nhỏ hơn tôi bốn tuổi, con gái của một công ty xây dựng liên kết với công ty kiến trúc nhà tôi hợp tác làm ăn từ lâu. Thi thoảng ngắm nhìn vợ tôi lại nhớ tới em, trái tim tôi biết được người đầu tiên và cũng là cuối cùng có được nó chỉ có em. Dẫu thế, tôi luôn đối xử tốt với vợ vì tôi đủ trưởng thành để hiểu đạo lý của một người chồng và sống với trách nhiệm đó. Thế nhưng, tôi không biết được, không chỉ tôi cả cô ấy cũng giấu kín trong tim một người không thể thuộc về.

Tôi tình cờ gặp lại em trong buổi họp mặt kỉ niệm năm năm sau đó dành cho những người du học năm đó bên nước bạn. Em vẫn thế, nụ cười có hình trái tim và làn da trắng ngần, tôi chợt nhận ra em đang ở độ tuổi của tôi khi bị em bỏ rơi. Thứ gọi là dấu ấn thời gian có chăng chỉ là em mang một vẻ đẹp mặn mà hơn trước rất nhiều với môi son đỏ chót được diện trong chiếc đầm đỏ đầy quyến rũ. Mái tóc suôn mượt được uốn lượn thành gợn sóng nhẹ. Anh trưởng đoàn ngày đó gọi em lại chào tôi vì ai trong đoàn khi ấy cũng biết mối quan hệ cũ của chúng tôi và ai cũng nghĩ cuộc chia tay êm đẹp, bởi tôi giấu kín sự kiêu hãnh cho mình.

Trong khi vợ tôi khá niềm nở thì em chỉ nở nụ cười nhẹ. Không biết và cũng không còn muốn biết em đang nghĩ gì, trong tim tôi khi ấy chỉ toàn là oán hận.

***

- Mình ly hôn đi anh.

Tôi đã biết chuyện vợ tôi ngoại tình được một thời gian nhưng không ngờ người đề nghị ly hôn lại là cô ấy. Thực ra vào ngày chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên và cái gật đầu của hai đứa khi kí vào giấy đăng kí kết hôn với hai bên gia đình đủ cả cứ như đang kí vào một bản hợp đồng mà cả hai gia đình đều có lợi. Dẫu thế tôi vẫn luôn cố gắng tin rằng chỉ cần mình đối xử tử tế thì gia đình sẽ được duy trì dù đó là một cuộc hôn nhân không tình yêu. Hoặc giả tôi vẫn cứ tin thời gian sẽ xóa mờ đi người cũ trong tôi và sẽ giúp tôi yêu thương người mới cưới. Nhưng dù là tình yêu hay hôn nhân đều vậy, sự cố gắng không thể từ một phía. Và tôi lại bị bỏ rơi dù đã hết lòng vì mối quan hệ của mình.

Tôi biết vợ cũng có người yêu cũ được một khoảng thời gian và cưới tôi cũng là vì sự hi sinh của cả hai người ấy dành cho nhau. Nhưng tôi không biết được khi tôi thưa chuyện với gia đình về việc ly hôn cũng là lúc cả hai gia đình làm những điều không phải.

Mất cả tháng trời tôi mới điều tra ra sự thật và cũng thêm cả tháng mới ép buộc được gia đình kể tất cả những gì xảy ra vào mùa hè rất nhiều năm về trước bên đất bạn. Em của tuổi hai mươi, khi chỉ là một cô sinh viên chưa có gì trong tay đã không thể chống lại nổi những định kiến của gia đình tôi và đã âm thầm rời xa tôi dưới nhiều sức ép mà tôi không hề hay biết. Tôi chợt nhớ lại khoảnh khắc em cuộn tròn hỏi tôi: “Nếu anh biết gia đình giấu anh…”, thì ra trong khi tôi đang nghĩ em lo xa, em đã giấu tôi chịu đựng tất cả một mình. Kể cả sự trách hờn của tôi khi nghĩ rằng tôi đã bị bỏ rơi không lí do. Ngay cả cuộc hôn nhân vừa tan vỡ, gia đình cũng gây sức ép với vợ tôi nhưng cô ấy vẫn quyết tâm ở bên người mình yêu và rồi bằng cách nào đó, giờ hai người cũng không thể bên nhau. Cô ấy quyết định mang trái tim đổ vỡ ra nước ngoài sinh sống…

Tôi đã dành rất nhiều tháng sau đó để tìm em. Cũng không biết tìm em để làm gì, có lẽ nợ em một lời xin lỗi và vì trái tim vẫn còn nghĩ về em, có khi còn nợ em cả một mối tình. Có quá muộn rồi không khi giờ xuất hiện trước mặt em là một người đàn ông vừa mới ly hôn? Tôi đã nhờ rất nhiều người quen trong hội năm đó và mất rất lâu mới tìm thấy em, em chọn cho mình một lối sống thu mình lại giữa lối sống xô bồ này.

Đột nhiên, những câu xin lỗi và những lời giãi bày tôi đã chuẩn bị trước gương từ rất lâu chợt khựng lại khi nhìn xuống đôi bàn tay em có chiếc nhẫn ngón áp út. Tai tôi như ù đi và tôi trả lời câu hỏi cuộc sống tôi thế nào của em bằng một lời sáo rỗng: “Anh vẫn hạnh phúc”. Những chuyện quá khứ được chọn xếp lại thay cho những lời hỏi thăm và kì vọng của tương lai. Nó không còn quan trọng nữa khi người ở bên kia thành phố có lẽ đã thuộc về một người khác. Tiếng điện thoại em reo vang, em bắt máy nghe nhỏ nhẹ: “Đến đón em được rồi nha”. Cuộc hẹn cuối đã thực sự mang đúng tên khi tôi tiễn em về trước để mình ngồi lại với thời gian.

Người con gái bé nhỏ tưởng chừng như đổ gục bên vệ đường sau khi cố gồng mình đi ra khỏi quán café nơi chứa đựng bóng dáng người thương trong đó. Chiếc xe máy của cô bạn thân vừa tới, vừa nhác thấy bóng cô bạn, không nói gì đỡ lên xe. Chiếc xe bỏ lại phía sau rất nhiều đèn đường để về với căn nhà trọ quen thuộc, từ khi đi du học về hai người đã cùng làm chung trong công ty và thân thiết với nhau. Em cởi chiếc nhẫn “cưới” ra khỏi ngón tay cất vào trong một hộp nhỏ, đâu đó có tiếng thở dài của người còn lại vang vọng trong bóng tối…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Đọc thêm

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.

Xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sớm nào cũng vậy, đã thành lệ, ông Biên dậy sớm, pha một ấm trà thơm. Sau hồi độc trà, ông lặng lẽ ôm khung tranh, chổi, cọ và những vật dụng cần thiết ra bờ hồ vẽ tranh. Lúc này, người dân thành phố cũng đã đi tập thể dục, phố xá khởi động một ngày mới đầy tấp nập.

'Ngược dòng cuộc đời'

Bộ phim Upstream đang thu hút nhiều sự chú ý. (Ảnh: Mtime)
(PLVN) - Những ngày đầu năm, phim “Upstream - Ngược dòng cuộc đời” gây “sốt” rần rần trên mạng xã hội. Chí Lũy mất việc ở tuổi 45, oái oăm thay lại đến từ danh sách cắt giảm và hệ thống hóa tối ưu nhân sự do đội lập trình của anh thiết kế trước đó.

Khai mạc triển lãm “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của Anh hùng lao động Trần Lam

Ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam.
(PLVN) - Ngày 5/2, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang phối hợp Sở Văn hóa và thể thao tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm và ra mắt sách “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ nhiếp ảnh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Trần Lam - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.