Người già “mất làng”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giờ về làng, một khung cảnh quen thuộc là những ngôi nhà lớn trống vắng trẻ nhỏ và thanh niên. Những người già ngồi tư lự, khi bên cạnh láng giềng cũng bỏ làng đi rồi.

Người xưa coi những người “bỏ làng” lại những người mang tiếng xấu, một là do cuộc sống khốn cùng phải tìm được phiêu dạt, “tha phương cầu thực”, hai là làng không dung nạp được mình, do mình không theo “lệ làng” hay phạm điều cấm kỵ của làng bị xua đuổi.

Bữa trước, tôi đi đám tang bên nhà vợ, thấy chuyện chả biết buồn hay vui nữa. Người con trai làm ăn và định cư ở Hải Phòng quyết định chôn cất cha mình ở Hải Phòng luôn chứ không phải Thái Bình, nơi quê cha đất tổ của gia đình. Họ hàng cũng nhiều người khuyên can rằng người ta chết hay chọn quê cha đất tổ yên nghỉ là tốt, nhưng người con quyết không nghe và họ hàng phải theo vậy!

Chuyện như vậy cũng có chút ngậm ngùi khi người già bây giờ lại theo con trẻ “con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đấy”. Hay nói như người xưa “già cậy trẻ”.

Con cái yêu thương cha mẹ, muốn cha mẹ ở gần mình để chăm sóc, lúc qua đời phần mộ cũng muốn gần nơi mình định cư để hương khói. Đó cũng là cái tình riêng quí báu, quấn quýt trong gia đình. Nhưng người sâu sắc hơn thì nghĩ “nơi quê cha đất tổ”, chết được chôn cất cạnh người ruột thịt, nơi tổ tiên an nghỉ cũng là điều hạnh ngộ.

Như bên quê nội tôi, giờ chỉ còn ba mẹ tôi ở. Xung quanh là những căn nhà rộng lớn, con cháu làm ăn thành đạt về xây cất đàng hoàng nhưng chỉ để làm nơi thờ tự, rằm tháng Bảy, tháng Giêng, giỗ, Tết…thì ghé về, chứ không sinh sống ở đó nữa. Thành thị còn có công việc, tương lai con cái, quan hệ xã hội…người ta không còn muốn quanh quẩn luỹ tre làng như xưa, nên những căn nhà lớn đó tràn ngập không gian vắng lặng. Nói như lời thơ Nguyễn Bính: “Giếng thơi mưa ngập nước tràn/ Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều” (Qua nhà).

Ngày xưa, người ta không dám bỏ làng ra đi vì con cái. Tất cả nhiều thế hệ sinh hoạt trong cái làng đó, lấy nhau, kết hôn, sinh con, rồi thế hệ tiếp nối cứ vậy quây quần, dan díu như vậy. Thành ra dân gian hay nói là cái chuyện ao làng, sân đình, cây đa… Ai mà đi xa nhớ lắm “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”.

Bây giờ thì khác, những khu đô thị của người trẻ nhập cư đầy người già ở quê lên trông cháu, giúp đỡ con cái. Khu tôi ở toàn vợ chồng mới lập nghiệp, nhà nào cũng có cha mẹ bên nội hay ngoại lên ở cùng. Họ rời làng lên lo xây cất nhà cửa cho con rồi ở lại trông cháu, đưa đón cháu đi học… để đỡ đờn vợ chồng trẻ. Thỉnh thoảng tôi hay trò chuyện với các bà hỏi bà giờ còn muốn về quê không? Các bà đều nói: “Giờ về nhà không còn ai, ruộng đất cũng cho người ta thuê hay bán hết rồi. Sống ở quê giờ buồn lắm, lên đây có con cháu cũng vui”.

Khu tôi ở còn nhiều bãi đất công hay đất người ta chưa xây nhà, các bà trồng rau, chăm bón suốt ngày. Nên tuổi già ở thành phố cũng không mấy nhàn tản. Được cái tính cách “quê mùa” vẫn còn, thỉnh thoảng gọi tôi cho bó rau, quả bầu.. nói rau dạo này tốt quá dùng không hết…

Tất nhiên, không phải ai cũng dung nạp mình cho thành phố. Ở vùng tôi ở xuất phát từ làng xã, nên dù sao người ở quê lên thấy còn chút gì vương vấn như vẫn còn sân đình, chùa chiến, hội làng… Nhưng với người già ở vùng quê như châu thổ sông Hồng theo con lên sinh sống ở các khu chung cư họ không thích lắm. Đơn giản họ không có không gian trò chuyện, thăm hỏi, đi lại tự do, sinh hoạt làng xã, họ hàng, tín ngưỡng bị hạn chế. Một người già ở làng họ sẽ biết gần hết người trong làng, nhưng ở khu chung cư coi như là một thế giới khác. Cách không thể tiếp cận thông tin với những người có truyền thống gắn bó làng xã khiến họ mắc kẹt ở đô thị.

Cái tình gia đình, thương con cháu phải lên đô thị, nhưng lại không tìm được không gian sống mở như ở làng. Nhà văn Võ Phiến từng viết: “Từ thôn quê ra thành thị, con người càng dồn sát gần nhau lại càng lạnh lùng dửng dưng với nhau” ( Cái rét đô thị)

Nên nhiều người già khi rời làng lên đô thị cùng con cháu không chịu nổi không gian chật hẹp, ít chuyện trò rông dài đó lại bỏ phố về làng, vui với ruộng nương, có con gà, bó rau cũng gửi lên cho con cho cháu.

Khi tỷ lệ dân số di dân tự do đến đô thị tăng cao, cũng có nghĩa là ở vùng quê đã nhiều ngôi nhà hoang vắng. Ngôi nhà cũ đơn sơ nuôi nấng đàn con ăn học, giờ chúng đã dan díu với thành thị, với những khát vọng mà người trẻ cho là văn minh hơn, sáng tạo hơn… Cha mẹ vì cái tình thương biển rộng muốn con cái thành danh, nên lại tạm biệt quê nhà lên đô thị dù lòng không muốn. Rồi ở miết cũng quen với không khí ngột ngạt, đông người, kẹt xe, nhà nào biết nhà đó… rồi bệnh tật khi tuổi già đến, rồi qua đời, cũng muốn có con cháu bên cạnh. Từ đó mà người già không còn bóng hình quê cũ nữa.

Từ cái không thích, rồi thích, nó khiến cho đô thị thêm chật chội, chứng kiến sự di dân âm thầm từ nông thôn lên vùng phố xá. Thành phố cứ thế phình to lên, còn làng quê heo hút, hoang vắng nhiều “nhớ thương bạc trắng mái đầu”.

Ở thành phố không có ruộng nương, nên không có khói hoàng hôn để nhớ nhà. Với người già gắn bó hơn nữa đời người nơi quê nhà, khi phải rời xa khi tuổi xế chiều chắc cũng nhung nhớ lắm. Nhưng biết sao giờ khi tình gia đình nặng nợ, quấn quýt suốt đời.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).

Ánh mắt vùng sơn cước

Ánh mắt vùng sơn cước
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.