Sau bão

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trận bão quét qua làm cây cối ngã quỵ. Vùng vốn nghèo khó nay đối mặt mối nguy sạt lở đất đá. Vì sự cảm thương với bà con mà Hiển ngồi lên chuyến xe này.

Đường xa, nhiều đoạn như phi ngựa vì xóc. Xe vừa đến xã thì trời ngớt mưa. Phía núi mây thấp như sũng nước. Từ đây đến địa điểm cần cứu trợ chừng vài cây số nhưng sẽ phải dùng xuồng. Anh em thu xếp việc nhanh để tiếp cận sớm điểm cần cứu trợ. Đoàn của Hiển xếp xong đồ lên xuồng, chuẩn bị cùng cán bộ thôn di chuyển vào thôn Thia đang bị cô lập thì gặp đoàn đi ra. Cán bộ thôn Thia bảo: “Họ đi ra từ thôn Nậm đấy. Xã có tám thôn thì một nửa ngập nặng”. Nhìn như ai quen quen. Hiển sững lại, nhìn kỹ hơn, trên tay anh vẫn cầm cây gậy.

- Hoản, Hoản phải không?

Hiển gọi. Người được gọi mặc áo xám, bên ngoài khoác áo phao đang bước khỏi xuồng cũng lặng trong vài giây. Những sợi mưa nhỏ đang xiên chéo không gian. Hoản lội qua vùng nước cạn, tiến lại sân ủy ban cho gần người vừa hỏi mình. Anh cười phá lên khi nhận ra người quen là Hiển. “Ôi trời ơi! Là Hiển, ông khỏe không? Chẳng ngờ chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh này”. Hai người bắt tay nhau thật chặt. Hiển vui vì được gặp lại Hoản trong hoàn cảnh này, khi ở vùng trời khác nhau, tụ về đây làm việc nghĩa. Trong quá vãng, thế giới hai người quen biết nhau mới nhớp nhúa, tàn ác làm sao! Đó là thế giới đánh lộn, cướp giật, chích hút và chết chóc. Điều gì giúp Hoản thoát khỏi thế giới đó? Trong đầu Hiển lóe lên vài câu hỏi giữa nơi ngút ngàn trời đất. Anh chợt nghĩ ra mình phải đi, nên trao đổi số điện thoại với Hoản, rồi tạm biệt để theo đoàn cứu trợ…

***

Quê Hiển có con đê cong cong. Năm lên sáu gã theo bố mẹ về thành phố biển làm ăn. Mỗi năm gia đình gã về quê vài lần, nhưng ồn ào, khoe mẽ. Mấy anh em Hiển sinh ra đã ngậm thìa vàng. Bọn trẻ con trong làng nhìn những thứ gia đình gã mang về quê mà lác cả mắt. Còn đám thanh niên lớn hơn thì bĩu môi. Bĩu môi không hẳn vì khinh nhà giàu, mà coi thường cái bản mặt vênh váo của anh em Hiển.

Hoản là trai phố biển nhưng quanh năm sống ven đường tàu, với những góc u tối của đêm đen. Đêm đen nuôi nấng những mầm họa mà những thanh niên chăm ăn, lười làm dễ vướng phải. Hoản và Hiển là bạn chích hút. Mấy lần Hoản được Hiển cho theo về quê chơi, hai thằng thường xô xát với đám thanh niên làng. Bọn Hiển cậy lắm tiền, ra đường luôn mang theo vẻ xấc xược, vênh váo. Họ thích chòng ghẹo gái làng, các cô gái lành hiền cứ nhìn thấy là chạy. Hỏi, các cô bảo nhà nó giàu quá, nên sợ. Bọn Hiển và Hoản phóng xe vèo vèo, một lần đâm gãy chân con gái nhà Cần Nga, làm sập quầy hàng bà Thiềm, bị dân đến bắt đền. Anh em Hiển xách dao ra thách thức. Mẹ Hiển đẩy mấy đứa vào, rồi tỏ vẻ xin lỗi. Rồi đâu vào đó, chẳng có chuyện bồi thường, ăn năn. Dân làng đành tặc lưỡi, thôi không dính đến hủi, tổ mang vạ vào thân. Bố mẹ Hiển sinh được ba anh em, cả ba gã đều nghiện. Sau lần Hiển đại náo miền quê chừng một tháng, anh cả gã chết vì HIV.

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)

Bố gã mất vì ung thư vào cái năm mưa tối tăm mặt mũi, mưa thối đất, thối cát. Nhiều vùng quê dân nhớn nhác vì mất mùa. Làng vẫn giang tay đón một người con về đất mẹ. Từ đó gia đình gã làm ăn sa sút, anh em Hiển dặt dẹo, lúc nào cũng còm nhom như con ma đói. Tài sản gia đình “đội nón ra đi” theo những cơn vật vã và mấy lần lo lót cho anh em Hiển giảm án tù. Mẹ Hiển mang hai anh em gã về tá túc làng quê. Lúc này Hiển đã có tám năm ăn cơm tù, mặc áo số. Xấu hổ, đôi mắt mẹ gã cụp xuống. Chẳng bao lâu thằng em chết vì sốc thuốc, Hiển cấu chỗ nọ, véo chỗ kia để nuôi con ngáo ộp trong người gã, hễ ai nói là dọa đánh, dọa giết. Mẹ gã cạn nước mắt cai nghiện cho con không được, khuyên can chẳng xong, bà lại bỏ về thành phố biển làm thuê. Hiển lêu bêu ở căn nhà heo hút còn sót lại, lúc cùng quẫn, gã sang xã bên ăn trộm, bị đánh thâm tím mặt mày. Đám trai làng giờ hả hê vì thằng sĩ diện đã lâm đường cùng. Có lần Hiển ăn trộm hoa quả nhà chú Ất, bị đám con trai của chú tẩn một trận nhừ tử. Gã lang thang một mình, lúc ngồi ở bãi tha ma, khi thì bờ đê, lúc quay về lân la vào sân ngôi chùa nhỏ của làng.

Chùa Hồng Ân chỉ có lão Đức trông coi chùa, là cựu chiến binh, khuôn mặt phúc hậu, hằng ngày tụng kinh, đọc sách. Ma không sợ, quỷ không sợ nên lão chẳng ngán thằng Hiển nghiện. Lão tin thằng nghiện không dám động tay, động chân. Quả nhiên, sau hai ngày lân la, thằng nghiện ngoan như chú cún con, quỳ thụp xuống đất xin làm con nuôi lão Đức. Lúc đầu, lão từ chối bởi không muốn kết thân với một người nghiện, một tay anh chị có số má như gã, nhưng với ý nghĩ “cứu một người phúc đẳng hà sa” nên nhận lời, với điều kiện, gã phải quyết tâm cai nghiện. Hiển lặng đi một hồi, rồi cúi đầu: “Con xin nghe theo lời bố nuôi”.

Gã muốn cai thật. Lão Đức đã vật vã, quằn quại cùng thằng nghiện mỗi lần lên cơn. Lúc Hiển bình tĩnh, lão nói chuyện Phật pháp, phân tích đúng, sai, đạo lý ở đời, giúp gã nhận ra được giá trị cuộc sống và càng quyết tâm cai nghiện… Mái chùa thâm nghiêm, bóng cổ thụ lồng lộng, lòng lão Đức phả cái ân đức lên tâm hồn kẻ đánh mất mình. Hôm nào người làng còn nghi ngờ khả năng của ông. Bây giờ họ đã thấy lão tẩy rửa tâm hồn Hiển thế nào. Còn Hiển, gã không thể ngờ lại có người tốt với mình đến thế. Những giằng xé, quăng quật, rách nát của đời nghiện ngập phải đẩy trôi vào quá vãng để trả ơn người đã cứu đời mình. Hiển tự nhủ. Nhưng lão Đức là người tốt đến tận cùng. Lão thấy Hiển cô đơn thế sẽ chẳng ổn định. Muốn ổn định phải yên bề gia thất, có việc làm. Đằng nào lão cũng có cô con gái chưa chồng, đang làm công nhân. Lão liền động viên con gái lấy Hiển, nhưng cô con gái giãy nảy, chối từ. Lão Đức đâu phải người dễ dừng bước trước khó khăn, với chiêu mưa dầm thấm lâu, cô con gái cũng ưng cái bụng…

Dựng vợ xong, lão lại dựng nhà, giúp vợ chồng gã con rể mở rộng đồn điền để làm ăn. Chuyện lão Đức cứu đời một con nghiện lan ra cả vùng. Chẳng ít kẻ nghiện ngập lấy hình ảnh tàn tạ của Hiển ra làm gương, tự đi cai nghiện. Rồi chẳng mấy chốc bụng vợ gã đã lùm lùm. Gã lao vào làm lụng, tăng gia sản xuất, chăm lo gia đình. Ông bố vợ nhân đức hãnh diện với dân làng, đi đâu cũng được ca ngợi…

***

Hoản đây rồi. Đón bạn ở ngõ, Hoản đưa ra cái bắt tay thật chặt. Hiển theo địa chỉ Hoản cho mà đi tìm gặp gã. Chẳng ngờ cơ ngơi của Hoản khá thật. Cái vẻ trịch thượng, bất cần đời của Hoản bay biến đâu hết, chỉ còn lại một người đàn ông hiền khô, ăn nói đĩnh đạc. Vả chăng, trên người Hoản còn sót lại những hình xăm kỳ quái của một thời quậy phá. Hoản nói:

- Hôm đó, trong hoàn cảnh bão lũ, các đoàn đi cứu trợ, giúp đỡ người dân đông quá. Gặp Hiển ở đó, tôi nghĩ, ông bạn đã làm lại cuộc đời thành công, chỉ có như vậy mới có điều kiện đi cứu trợ. Thật may, trong khi làm việc nghĩa, chúng ta đã gặp nhau.

Hiển gật gù. Điều Hoản phỏng đoán đã diễn ra đúng như thế. Hiển kể sơ qua việc mình được cứu như thế nào và đã cải tà quy chính ra sao. Con người ta sau khi quỵ ngã, nếu biết đứng dậy sẽ có những bàn tay xòe ra đỡ lấy. Hoản bảo:

- Ông bạn là người quá may mắn, đúng là gặp một quý nhân vĩ đại.

Hiển cười:

- Chuẩn không cần chỉnh. Ông bố vợ không chỉ tái sinh ra tôi, mà còn cho tôi một cuộc sống đúng nghĩa. Nếu không có ông ấy… Thế còn bạn, hẳn chuyện cũng có thể viết thành tiểu thuyết?

Lúc này, vợ Hoản đã gọt xong hoa quả, bưng lên đon đả mời khách và chồng. Vợ Hoản xin phép đi nấu cơm. Nhìn thoáng qua người phụ nữ có mái tóc dài, gương mặt trái xoan, điềm tĩnh, Hiển đoán, Hoản hạnh phúc vì có người vợ đẹp nết.

Hoản đưa Hiển vào câu chuyện đầy thăng trầm của mình. Năm ấy, Hoản lâm đường cùng, bạn bè xa lánh, gia đình ghẻ lạnh, gần như không có khả năng nhấc mình khỏi vũng bùn. Hoản vốn gầy yếu, lại luôn bị những kẻ khỏe hơn bắt nạt, đánh đập nên càng giống cây dưa héo.

Đêm đó sau cơn vật vã, Hoản bị đánh tơi bời vì cướp mấy ổ bánh mì. Mệt lả, rũ rượi, gã đi thế nào, vô tình ngã rồi nằm gục trước cổng nhà thầy. Chính thầy đã ra tay cứu giúp, cho ăn uống, ngủ nhờ. Gã nhớ ra, năm học cấp ba, chính đôi tay đầy tội lỗi của mình đã đánh thầy ngay trên bục giảng. Gã hỏi, thưa thầy, thầy còn nhớ chuyện năm xưa con phạm tội…? Thầy gật đầu. Gã hỏi, thầy nhớ vậy tại sao thầy vẫn cứu con? Thầy Thường bảo, chuyện đó nhỏ mà. Xưa nay thầy vẫn luôn quý mến những người ghét thầy. Người nào càng ghét, đổ tiếng xấu, thậm chí hại thầy, thầy càng đối xử tốt với người đó. Thầy có tâm niệm theo gương người xưa “lấy chí nhân để thay cường bạo”, chỉ như thế, cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Thầy Thường đưa Hoản đi cai nghiện, trả toàn bộ chi phí, lại thường xuyên thăm nom, động viên, còn hứa sẽ tạo việc làm sau khi gã bỏ hẳn ma túy.

Hiển vỗ tay tán thưởng.

- Làm được chứ - Hoản cười - thầy đã mở ra cho tôi con đường sáng. Ông có biết thầy còn nói gì với tôi không? Thầy bảo: “Nhiều người hãm hại, thầy còn tốt lại được, huống hồ chỉ một lần bị học trò gây gổ…”.

Hoản được thầy Thường giới thiệu làm tài xế cho một doanh nghiệp làm ăn phát đạt, còn cô vợ buôn bán ở nhà. Có của ăn, của để, gã về mở xưởng mộc, nhận hơn chục thợ làm việc. Họ là những người từng nghiện ngập đã cải tà quy chính, được Hoản đưa tay cưu mang. Rồi Hoản hỏi:

- Cơ duyên nào dẫn ông bạn đi đến chuyện thiện nguyện?

- Là sự thôi thúc của cuộc đời. Bố vợ, vợ tôi cũng khuyến khích chuyện này. Lá rách đùm lá rách hơn.

Hoản cười sảng khoái:

- Phải. Cái cơ duyên gặp Hiển ở vùng núi ảnh hưởng bởi bão lũ đó, trong đoàn tôi toàn anh em hoàn cảnh giống mình. Bọn họ hăng hái, vui vẻ lắm. Thật mừng là toàn thể anh em sau bão đời, lại được làm người.

Hiển lâng lâng trong hơi men. Gã xốn xang nghĩ về những nghĩa nhân đã thắp tin yêu, làm sáng lại cuộc đời này.

Tin cùng chuyên mục

 Ảnh minh họa. (Ảnh: FB)

Cuộc gặp tuổi 18

(PLVN) - Tôi gặp Lạc khi chúng tôi vừa tròn mười tám. Cái tuổi dường như mới chập chững bước vào những quyết định quan trọng của cuộc đời, dường như cảm thấy còn rất trẻ nhưng lại vừa trải qua những kì thi cam go và những quyết định trọng đại khi chọn ngành mà người ta vẫn hay cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này. Rồi cũng không biết tự khi nào và cũng bằng lí do gì, tôi lại chơi thân với Lạc.

Đọc thêm

Ba thứ vô thường, vô giá, và cần trân trọng trong đời người

Ảnh minh hoạ (Ảnh:Giacngo.vn)
(PLVN) -  Trong cuộc đời mỗi con người, có những thứ thoáng qua như cơn gió, dễ đến và cũng dễ đi. Đó là công danh, tiền tài và sự nghiệp. Những thứ này, dù có vẻ hào nhoáng và rực rỡ, thực chất chỉ là phù du. Công danh có thể mất đi khi thời thế đổi thay, tiền tài cũng chỉ như nước chảy qua tay, và sự nghiệp, dù lớn lao đến đâu, cũng chẳng thể trường tồn mãi. Đuổi theo những điều này mà quên đi giá trị thực sự của cuộc sống, con người sẽ tự đánh mất chính mình.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Nghĩ ngợi ngày gió về

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Sáng thấy trời lạnh, tôi nói với con trai để ba chở đi học cho đỡ lạnh. Bình thường con trai tôi đang học lớp 6 phải đạp xe chừng 2km để tới trường. Con bảo, thích vậy cho chủ động và không phải ba mẹ đón đưa.

Thênh thang phố

Thênh thang phố
(PLVN) - Sống làm gì nữa khi bao quanh chỉ toàn những cực hình. Đầu óc Hân chìm trong mông lung ảo mờ. Lúc nào cũng chỉ nghe thấy sự xúi giục từ phía thùy não, vốn đã trở nên xơ cứng, u tối. Mắt cô lòe nhòe nhìn ra vô định.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.