Bánh đúc không xương

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Sớm ngày hôm sau, tôi nhét mấy bộ quần áo vào chiếc ba lô vẫn dùng đi học, đập con lợn tiết kiệm vơ đám tiền nhàu nhĩ bỏ vào túi, viết vài dòng xin lỗi ông nội. Tôi đạp xe lên thị trấn, bán chiếc xe đạp phượng hoàng cho một tiệm cầm đồ rồi bắt ô tô xuống Hà Nội, vạ vật ở bến xe Gia Lâm suốt cả buổi chiều ngập nắng. Đám xe ôm xoắn xuýt mời chào. Mắt tôi ráo hoảnh, lắc đầu quầy quậy, tay ôm khư khư cái ba lô. Nhìn bộ dạng tôi chắc họ đoán tôi là sinh viên mới lên Hà Nội nhập học. Chẳng ai biết tôi chỉ là thằng bé mồ côi mới học xong lớp mười và đang có ý định “đi bụi”.

Đêm thành phố sáng rực ánh đèn. Tôi nằm dài trên ghế đá bờ hồ, gối đầu lên chiếc ba lô, mệt mỏi rã rời. Có cảm giác lộm cộm ở gáy, tôi ngồi bật dậy đưa tay lần xuống đáy ba lô. Là tấm ảnh chân dung của mẹ mà tôi đã cẩn thận lồng trong cái khung bằng mê-ca nhỏ xíu, để trong cái ngăn bé nhất có khóa kéo. Tôi òa lên nỗi nhớ mẹ và sự tủi thân về hoàn cảnh côi cút của mình.

Tranh minh họa của Văn Học.

Tranh minh họa của Văn Học.

Tôi vạ vật quanh khu Hồ Gươm. Tiền trong túi cạn dần. Tôi thấm thía câu “sểnh nhà ra thất nghiệp”. Nhưng tôi vẫn nhủ lòng sẽ quyết tâm ở lại Hà Nội chứ nhất định không chịu về nhà. Còn ở lại và sống bằng cách nào thì tôi chưa nghĩ ra. Chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ đó là sự trừng phạt bố tôi vì cái tội bội bạc của ông. Lúc nào tôi cũng quặn lòng nhớ ánh mắt vời vợi của mẹ lúc lâm chung. Mẹ tôi mất khi chưa bước qua tuổi năm mươi vì căn bệnh viêm cơ tim quái ác. Có lẽ suốt đời này tôi không thể quên được khoảnh khắc mẹ cầm chặt tay bố, nói trong hơi thở khó nhọc nhưng đau đáu tha thiết: “Nhớ tìm mẹ… cho con... anh nhé…”. Bố tôi gật đầu, mắt rơm rớm. Cái gật đầu vội vã của bố khiến tôi chao đảo. Tôi ôm mẹ khóc rưng rức: “Con không cần ai ngoài mẹ cả…”. Mẹ nhìn tôi, nước mắt rỉ ra, đôi môi thâm tái khẽ cười…

***

Quê mẹ tôi ở Thanh Hóa. Năm mẹ tôi mười sáu tuổi, ông bà ngoại tôi mất vì một tai nạn đột ngột khi vào thăm bác Hòa lấy chồng ở tận Bình Dương. Mẹ tôi về sống với bà cô ruột không con. Tôi nghe mẹ kể rằng bố mẹ lấy nhau không được sự đồng ý của ông nội, lại đến gần chục năm chưa sinh nở nên lúc nào ông cũng có thành kiến với mẹ. Mãi đến khi mẹ sinh được tôi thì ông mới bớt cay nghiệt. Những lúc kể chuyện ấy, bao giờ mẹ cũng ôm tôi vào lòng và bảo tôi là lá bùa hộ mệnh của mẹ. Tôi lấy làm hãnh diện về điều đó lắm. Tôi thường hùng hồn nói: “Lớn lên con sẽ bảo vệ mẹ, sẽ chẳng ai bắt nạt được mẹ cả”.

Tôi ốm quặt quẹo từ bé. Kí ức tuổi thơ tôi là tấm lưng gầy của mẹ trên chiếc xe đạp phượng hoàng đưa tôi đến trường bất kể trời mưa hay nắng. Tôi bị viêm da cơ địa, quanh năm phải tắm bằng nước lá sài đất. Tôi lại bị hen phế quản, trở trời là người tím tái khó thở. Mẹ phải đưa đón tôi hàng ngày vì sợ tôi ham vui mà ở lại đá bóng với chúng bạn thì rất nguy hiểm. Ban đầu tôi khó chịu bởi sự kèm cặp ấy của mẹ. Chỉ sau lần tôi ngất đi vì chạy thi với đám thằng Sơn, tỉnh dậy thấy mình ở bệnh viện, mẹ thì khóc sưng mắt bên cạnh, tôi mới ý thức được bệnh của mình và biết nghe lời mẹ hơn.

Tôi nhớ thắt lòng cái buổi chiều đầu hè ấy, khi tôi vừa thi học kì xong thì cô Hậu hớt hải đến trường đón tôi về. Tôi luống cuống leo lên chiếc xe cấp cứu cũ rích của bệnh viện huyện đưa mẹ xuống Bạch Mai. Bố tôi lúc đó vẫn kẹt xe hàng ở Quảng Trị chưa về kịp. Bác sĩ bảo mẹ tôi bị viêm cơ tim cấp, đợi khỏe lên sẽ phẫu thuật nhưng chi phí rất tốn kém. Tôi run rẩy níu tay cô Hậu: “Cô bàn với ông và bố cháu bán đất vườn hay cửa hàng để cứu mẹ cháu với”. Suốt mấy ngày mẹ hôn mê, tôi nhìn khuôn mặt xanh lét của mẹ qua khe cửa kính mà thương đến thắt lòng. Đến ngày thứ ba thì bố tôi về kịp. Mẹ tỉnh táo được một buổi chiều. Bác sĩ cho người nhà lần lượt vào thăm. Tôi và bố được ở lại sau cùng. Nhưng đến tối, mẹ thiếp dần đi. Và câu nói cuối cùng của mẹ: “Nhớ tìm mẹ... cho con… anh nhé…” như bóp nghẹt tim tôi.

Sau ngày mẹ tôi mất, bố đi vắng triền miên. Tôi loáng thoáng nghe cô Hậu bảo bố vào miền Nam đặt thêm mối làm ăn gì đó. Tôi ẩn mình trong nỗi buồn đau nghiệt ngã của phận mồ côi. Ngày nào tôi cũng thắp hương lên ban thờ của mẹ. Mọi người từng bảo tôi không có nét nào giống mẹ. Ánh mắt mẹ buồn vời vợi, cặp lông mày thưa thớt, ấn đường thấp, lệ đường tối. Ông tôi bảo đó là tướng người yểu mệnh, cơ cực.

***

Tôi lang thang hơn một tuần thì bố tôi tìm được và lôi tôi về. Nhìn cái dáng thất thểu, bơ phờ của tôi, ông tôi xót lắm. Tôi về được mấy ngày thì bố đưa một người đàn bà về. Bà ta có dáng người phốp pháp, khỏe mạnh nhưng bị câm điếc bẩm sinh. Tôi thấy lạ là cả nhà lặng im chấp nhận và còn khuyên nhủ tôi coi người đàn bà ấy như mẹ Huê. Tôi gào lên: “Con tưởng bố đã quên mẹ để lấy được cô vợ xinh đẹp, giỏi giang, chứ mang cái bà tàn tật này về để thêm gánh nặng à?”. Người đàn bà ấy ngơ ngác. Bố tôi ngồi bất động. Tôi đứng phắt dậy thắp hương lên bàn thờ mẹ, nước mắt giàn giụa rồi bậm bịch lao ra khỏi nhà.

Biết chẳng thể nào thay đổi được tình thế, ngày ngày tôi lầm lũi thi gan, nhất định không động vào bất cứ việc gì trong nhà và thi thoảng còn bày ra nhiều trò tai quái. Tôi khoái chí khi nghĩ rằng người đàn bà tàn tật kia chẳng bao giờ có khả năng thêm mắm muối vào các chuyện vặt để đày đọa con chồng như những mụ dì ghẻ cay nghiệt khác. Người đàn bà ấy cam chịu sự hành hạ rất trẻ con của tôi bằng thái độ nhẫn nhịn tuyệt đối, hay nhìn tôi với ánh mắt tha thiết nhưng cũng chẳng khiến tôi mảy may bận tâm. Bố tôi không đi buôn chuyến xa nữa, rút vốn về đầu tư thêm vào cửa hàng. Nhìn thấy họ ngày ngày quấn quýt bán bán buôn buôn, tôi lại chỉ muốn bỏ nhà đi. Tôi co mình lại trong nỗi cô độc và sự bất mãn rất trẻ con.

***

Tôi làm hồ sơ đi học đại học ở một trường phía Nam. Đó là cái cớ chính đáng để tôi xa rời gia đình này. Hàng tháng, tôi nhận tiền của bố gửi vào, mặc nhiên coi đó là trách nhiệm của ông. Tôi không một lời đòi hỏi, cũng không kêu than. Cả năm tôi không về thăm nhà. Nghỉ Tết, tôi mua sẵn mấy xị rượu ở quán nhậu đầu hẻm, lai rai say sưa cho quên cảm giác cô độc suốt cả tuần lễ. Nghỉ hè thì tôi lang thang kiếm việc làm thêm. Ông nội mất nhưng tôi cũng không về, phần vì đang giữa kì thi, phần vì nghĩ rằng dẫu có về cũng chỉ thấy nỗi cô đơn giằng xé thêm...

Khi tôi học năm cuối, một chiều, chú Hảo gọi điện báo: “Cháu về ngay, bố bị tai nạn, đang hấp hối”. Tôi vội vã trở về trong chuyến bay đêm. Cảm giác vừa xa xót ân hận lại vừa chống chếnh rã rời. Tôi đến thẳng bệnh viện. Chú Hảo, cô Hậu và người đàn bà tàn tật ấy đang ngồi ủ rũ ngoài hành lang. Nhìn qua ô cửa phòng cấp cứu, tôi thấy đầu bố quấn băng trắng toát, khuôn mặt sưng phù xám xịt. Cảm xúc thiêng liêng về tình cảm máu mủ ruột rà chợt cồn lên trong tôi. Nỗi ân hận trào dâng, cảm giác chênh vênh như đứng trước bờ vực thẳm, tôi òa khóc như một đứa trẻ…

Bố tôi ra đi hai ngày sau đó. Lo công việc tuần đầu cho bố xong, tôi sắp xếp chuẩn bị trở vào Nam. Buổi chiều cuối cùng ở nhà, tôi ngồi lặng lẽ ngoài hiên, rít thuốc lá liên tục và ho sặc sụa. Người đàn bà ấy cứ đi ra đi vào, lúc thì thắp hương lên ban thờ, khi thì lau dọn mấy đồ vật trong chiếc tủ trà mà bố vẫn yêu thích. Mãi đến gần tối, tôi vào nhà đứng trước ban thờ vái lạy từ biệt bố và khoác ba lô đi thì người đàn bà ấy tập tễnh chạy theo níu áo tôi, đặt vào tay tôi một cuốn sổ nhỏ, thái độ lúng túng nhưng cặp mắt thì ánh lên ấm áp lạ thường…

Tôi đứng lặng, lật nhanh cuốn sổ cũ, những nét chữ đã nhòe. Là nhật kí của mẹ viết cho tôi. Mọi thứ òa vỡ. Mẹ Huê bị vô sinh, nhưng vì bố quá yêu mẹ nên hai người không nỡ chia tay. Mẹ theo bố vào miền Nam lập nghiệp và đồng ý để bố đi gửi con. Mẹ đã nhờ chị gái của mình ở Bình Dương tìm một người phụ nữ phù hợp. Và người đàn bà tật nguyền ấy cần một khoản tiền để chạy chữa thuốc thang cho bà mẹ già bị tai biến. Sau khi trao tôi cho mẹ Huê, hai mẹ con người đàn bà tội nghiệp ấy chuyển vào Cà Mau sinh sống. Bố mẹ tôi về Bắc. Và họ không liên lạc với nhau nữa.

Bố tôi đã giấu mọi người điều bí mật ấy cho đến khi mẹ Huê qua đời. Sau cuộc họp gia đình ấy mọi người mới biết nhưng không ai nói ra vì sợ tôi sốc, cũng không nỡ làm tôi tổn thương thêm khi nghĩ mình là đứa con rơi vãi của bố với người đàn bà tật nguyền kia. Mà dẫu có nói chắc lúc đó tôi cũng không tin.

Giờ tôi đã đủ lớn để thấm thía câu “cha sinh không bằng mẹ dưỡng”. Tôi không trách bố và mẹ Huê, dù tôi hiểu họ có phần ích kỉ khi chỉ nghĩ cho sự tròn trịa hạnh phúc của mình mà đang tâm dứt tôi ra khỏi vòng tay của người phụ nữ ấy. Tôi cũng không trách người mẹ tàn tật đã “bán” đi núm ruột của mình. Tôi chỉ thấy mình là kẻ hồ đồ và ích kỉ biết bao.

Tôi khóc như mưa trong vòng tay người mẹ tội nghiệp. Vòng tay ấy cũng ấm áp như vòng tay chở che của mẹ Huê ngày trước. Nỗi đau của sự mất mát vẫn thao thiết chưa nguôi, nhưng dường như tôi đã nguôi bớt được cảm giác cô độc của thân phận mồ côi…

Tin cùng chuyên mục

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)

Suốt đời học làm thầy

(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Đọc thêm

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.

Vùng trời tím biếc

Vùng trời tím biếc
(PLVN) - Nghe tiếng, tôi biết ông Đúc đến tìm bố, nên hờ hững bảo “họa sĩ ở trong phòng”. Tôi phụng phịu quay lại bức tranh đang vẽ dở. Cây khế lúc lỉu quả và hoa với lích chích tiếng chim kêu chẳng làm tôi tĩnh tâm được, có lẽ vì thế các bức vẽ chẳng bao giờ ra hồn. Chiều qua bố trúng gió nên có hơi sốt, tôi chỉ mua thuốc rồi đặt lên bàn mà không nói gì. Suốt bao năm qua tôi cứ tự đẩy bố xa khỏi mình.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

Những cuộc chia ly

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Triệu chứng kẹt xe

Tranh minh họa: V. Học
(PLVN) - Sẽ không có gì đáng nói nếu như ông bố không rút “lệnh cho nhà”. Quân sẽ ngoan ngoãn nghe lời ông và không có gì oán thán. Đằng này ông cụ lại quay ngoắt một trăm tám mươi độ làm anh cay cú. Ngôi nhà cũ anh sẽ đầu tư xây mới, biến thành biệt thự tân thời. Một mình sở hữu hai căn, vậy coi như ổn với gã đàn ông một vợ, hai con.

Triển lãm “Non nước biên thùy” của Họa sĩ Đỗ Đức

Tác phẩm "Trên nương" của họa sĩ Đỗ Đức.
(PLVN) -  Ngày 11/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, diễn ra Lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Non nước biên thùy" của họa sĩ Đỗ Đức. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 7 của họa sĩ Đỗ Đức ở Hà Nội, sau triển lãm "Ngựa trên núi" cách đây đúng 10 năm (2014).

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ổng thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?

Đôi mắt

Đôi mắt
(PLVN) - Tôi nhìn từng vạt nắng đang trườn một cách chậm rãi từ những mé bờ tường rồi bắt đầu thả rơi mình buông xuống mặt đất.