Rể quý

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chíu chíu. Giật. Bũm. Trượt rồi...! Tôi gào bỏng họng. Không được cá, thế mà vẫn vui. Ha ha. Từ sớm những gã mê câu đã í ới hẹn nhau. Khu đồng đất thênh thang. Quán cà phê mọc lên đủ ôm chứa những gã đàn ông nhàn rỗi, thích lối sống thảnh thơi.

Đang ngồi câu thời gian, câu gió thì gặp mấy ông từ thành phố đỗ xịch chiếc xe hơi trên lối dẫn về làng. Hai ông đi giày bóng láng bước xuống. Một ông đeo kính hỏi: “Mấy anh ơi, cho tôi hỏi đường vào nhà anh Ất. Ất đất ý ạ”. Tôi ngồi gần hai vị khách lạ nhất, trả lời: “Anh cứ đi thẳng con đường bê tông, đến chỗ cây cổ thụ thì rẽ phải, chừng hai trăm mét là thấy cái biệt thự có nhiều cây cảnh. Đấy là đại bản doanh của Ất đất”. Vị khách trán rộng, mắt xếch ngược tiến lại chỗ tôi, nhìn mấy người có vẻ nhàn rỗi, câu cá, nói lắp: “Các… các anh nhàn nhỉ, sao không đi ra phố mà làm việc, kiếm tiền cho sướng. Ngồi vạ vật thế này, chán chết đi được”.

Tôi nhếch mép, nhìn vị khách từ đầu đến chân. Chắc họ có cuộc sống sống xa hoa sang trọng. Tôi đoán hai gã về đây săn đất, nên trả lời cho qua chuyện: “Chúng tôi có cuộc sống an nhàn, thư thái rồi. Bây giờ người thành phố các anh mới về đây săn tìm. Chúng tôi với các anh, chưa biết ai sướng hơn ai”.

Đang mải mê câu thì có cuộc điện. Là cuộc gọi của Nhiên. Nhiên giọng choe chóe: “Anh Thành ơi, trưa nay em mời anh sang nhà bố mẹ em ăn cơm nhé. Có chuyện hệ trọng”. Hỏi sao lại mời gấp thế? Nhiên lại chóe lên: “Ơ, em nhắn tin zalo từ hôm qua, nhưng không thấy anh trả lời. Hôm nay có mấy người đằng chồng em trên thành phố về thăm nhà, nói chuyện của chúng em”.

Tôi cưỡi con xe máy ghẻ đến. Tôi chợt ngớ người khi nhận ra hai người ngồi bên bàn nước ban sáng hỏi đường. Hai người nữa lớn tuổi chắc là bậc cha chú. Tôi đưa tay bắt hai vị khách đã từng gặp. Người trán rộng, mắt xếch, sau gáy bị hõm vào một vết như nắm tay trẻ con đon đả chào. Miệng gã tru lên: “Em chào anh ạ. Em, em là Tuynh, ban sáng hỏi đường anh. Có gì mong anh giúp đỡ. Dạ…”. Chú Đẩu tiếp lời, ngọt xớt: “Thành ơi, em Tuynh là rể tương lai của chú đấy”. Tuynh gật đầu: “Đúng đấy anh ạ, em và em Nhiên…”

Trong tiệc rượu ban trưa, Tuynh nâng cốc chạm, rồi ghé tai tôi:

- Sáng em hỏi anh nhà Ất là em định nhờ ông ta kết nối mua mảnh đất khu đường chính ở xã. Em sẽ mở cửa hàng. Mọi thứ cứ gọi là xong hết.

- Thế em định kinh doanh gì?

- Dạ, chăn ga gối đệm và nhiều mặt hàng khác ạ. Món truyền thống của nhà em.

***

Nhiên có nước da trắng, mặt phúc hậu, chỉ tội kém hoạt bát, tính tình đơn giản. Chú dì có ba cô con gái. Cô cả và cô út đều lấy chồng thành phố, con cái đàng hoàng. Nhiên ở giữa, mới bén duyên đầu với Tuynh. Tuynh là con ông chủ buôn bán chăn ga gối đệm mới nổi ở phía nam thành phố. Nhiên được chị cả đưa lên thành phố xin việc, qua bao bấp bênh, sóng gió, rồi duyên định thế nào lại đúng nhà Tuynh. Lúc Nhiên nói với chị và em gái ý định, cả hai bĩu môi: “Nó định lấy cái thằng hâm đó á?” Nhiên hấm hửng: “Hâm đâu mà hâm. Em thích là được chứ không cần ai thích!” Xét “trình độ học vấn”, Tuynh và Nhiên tương đương, cả hai chỉ học được hết lớp 5. Dù thân hình cao lừng lững, nhưng trong mấy anh em, đầu óc Tuynh đơn giản nhất. Thật thà, chịu khó, Nhiên được cả gia đình Tuynh quý mến. Cỡ nửa năm trôi qua, đột nhiên Tuynh thấy Nhiên có nước da trắng, đôi má núng nính, hồng hồng, cặp mắt hấp háy thì nảy lòng thương mến.

Chị và em gái kịch liệt phản đối chuyện Nhiên và Tuynh. Hai cô con gái của chú cứ lấy cái sự thành đạt của mình ra mà áp. Chuyện chồng con của Nhiên căng như sợi dây đàn. Hai “ông rể” thành phố nghe được chuyện từ những người vợ, thì nhếch mép: “Đâm đầu vào cái thằng cám hấp trên vung à, nó thì làm được trò trống gì mà cưới với chả xin!” Bị vợ cạu cọ, xì mũi, hai “ông rể” tỏ ra khó chịu, rồi buông cái cười khinh rẻ.

Nhiên chẳng quan tâm. Cô vui thỏa thuê trong đám cưới. Còn khi tiếp khách, chú dì tôi lúc nào cũng cố nở nụ cười. Chú dì mong mọi sự êm thấm, chứ bao năm qua, những lời đồn đoán về chuyện Nhiên ở ngoài thành phố đã khiến gia đình đau đầu lắm rồi. Cả đại gia đình tôi giúp chú dì, giúp Nhiên cho đám cưới vui lên.

Sau đám cưới một tuần Tuynh về ở hẳn đằng vợ. Mặt gã cứ te tởn vui. Suất đất gia đình nhà chồng mua cho đã xong trong phút mốt, chờ xây dựng. Có vợ, Tuynh vui hơn thì phải, nên vết lõm sau gáy có đầy hơn tí chút. Những ngày đầu làm rể làng quê, gã loắn xoắn theo tôi đi câu. Miệng dẻo như kẹo kéo: “Bây giờ em mới biết ở làng quê sướng thật. Cứ đi câu cá thế này sướng hơn chuyện buôn bán”. Hỏi chuyện đất đai, nhà cửa đến đâu, gã cứ chỉ tay lên trời: “Em đã có ông già lo”.

Ngày đổ móng nhà Tuynh đón tiếp họ hàng nhiệt tình, nói chuyện với đám thợ rành mạch, đâu ra đấy khiến ai cũng nể, sướng cái lỗ tai. Tuy là cái kiểu nói lắp, nhưng lúc này, mọi người chỉ coi đó là vì Tuynh quá xúc động, quá vui sướng. Ông thông gia ở thành phố về, chỉ ngồi uống trà với chú Đẩu. Chú Đẩu nói vui: “Có anh con rể thế này, tôi mát mặt quá”. Ông thông gia cười hề hề: “Chính tôi cũng bất ngờ về con giai mình”.

***

Trước đây, Nhiên bấp bênh vất vả vô cùng. Trong ba chị em, Nhiên thiệt thòi nhiều quá. Cô ngô ngố, ra thành phố, tin người ta rót mật vào tai, bị lừa rồi có bầu với ông chủ nhà, bị bà chủ đuổi thẳng cổ. Chị cả phải muối mặt đưa em đi phá thai, rồi đưa về nhà mình một thời gian. Anh rể cả rủa: “Dì ngố thế, nên để ở quê chứ ở đây chúng nó gí cho, bụng không phồng lên mới lạ”. Chị cả lại đưa em tìm việc, xin rửa bát thuê cho một nhà hàng. Được cái nước da Nhiên trắng, khuôn mặt phúng phính, ngồi rửa bát thì mông cứ bành ra, ngực nhô lên. Đám nhân viên nhà hàng cứ gọi là nuốt nước bọt. Thằng cu tổ trưởng tổ chạy bàn buông lời tán tỉnh, chỉ một tuần Nhiên đổ, hắn nói gì cô cũng nghe. Vừa giàu vừa sướng mới sang. Cứ rót tương lai vào tai như thế thì gái nào chả thích. Thế nhưng thằng oắt con kém Nhiên hai tuổi làm cô có bầu rồi cao chạy xa bay. Sau khi giải quyết xong hậu quả, cô được đưa về quê. Vài tháng sau cô lại đòi ra phố. Chú và dì gọi đến tôi, hỏi có cách gì xin việc cho em, hoặc cho nó đi làm công nhân. Tôi ưa phóng khoáng, đâu cần cố định một chỗ và cũng chẳng có quan hệ để giới thiệu việc làm cho Nhiên. Tôi hỏi đến mấy công ty để đưa Nhiên đi thử việc, nhưng họ nhìn dáng cô, rồi lắc đầu. Dì tôi lại gọi con cả, bảo rằng chị em phải thương lấy nhau, con Nhiên dại thì càng phải thương hơn, chứ để nó ở nhà, chỉ ăn, càng béo càng nặng nề. Cô cả cử cô út bốc Nhiên ra phố. Nhờ mấy cầu nữa thì cô cả đưa được Nhiên vào giúp việc nhà Tuynh. Cái duyên cái số nó vồ lấy nhau. Nhiên đã kiếm được Tuynh. Mong sao đây là mối duyên lành, cho Nhiên đậu ở bến bình yên.

***

Thấy con rể chí thú làm ăn, con gái hạnh phúc, vợ chồng chú dì tôi mãn nguyện lắm. Thì thôi, mưa đến đâu mát mặt đến đấy, cuộc đời biết đâu mà lần.

Từ lâu chú Đẩu đã lắm bệnh nền. Con rể làm xong nhà thì chú ốm nặng. Cùng lúc huyết áp, gút, ung thư vòm họng tấn công. Chú phải nằm viện, cô chị cả đi công tác xa. Hai cậu con rể cũng chỉ gọi điện qua quýt chứ chưa thấy vác mặt đến. Ung thư giai đoạn đầu thì dễ chữa thôi. Chú lạc quan mà nói thế. Hôm tôi vào viện, chú khoe: “Thằng Tuynh tốt lắm nhé cháu. Nó đóng cửa hàng, đi nhờ những mối quen biết của gia đình, nhờ thế chú được bác sĩ đầu ngành khám chữa cho. Ông ấy có một liệu trình tốt lắm. Ông còn bảo, cứ theo ông là khỏi…”.

Tôi mừng cho chú dì, mừng cho Nhiên. Lúc tôi định chào chú, chúc chú mau lành bệnh, xuất viện để về quê, thi thoảng đi câu. Chuyện đang mặn thì Nhiên xách đồ vào. Vài phút sau là Tuynh. Cặp vợ chồng mới cưới cứ ríu ra ríu rít như chim, vui đáo để. Gặp tôi, Nhiên khoe có bầu. Tôi chúc mừng em: “Tuyệt vời! Trên cả tuyệt vời em ơi”.

Nhiên trở dạ sinh vào một ngày trời khá lạnh. Ai cũng tưởng Nhiên phốp pháp thế sẽ dễ dàng. Do xương chậu hẹp, con lại to nên hai ngày cháu bé không chịu ra. Chú dì vẫn ưu tiên Nhiên sinh thường. Nhiên đau quá, bác sĩ giục người nhà quyết định để khỏi ảnh hưởng đến cả hai mẹ con. Đầu óc Nhiên lúc này cứ u mê nghĩ đến chuyện ở đẩu đâu. Cô bảo bố mẹ ơi cứu con. Cứu chuyện gì, mọi người đang ở đây chờ con mà? Thì ra tâm lý cũng ảnh hưởng đến chuyên sinh nở. Nhiên chỉ vào cái điện thoại: “Không, là con bị lừa. Lừa mua sữa và thực phẩm chức năng. Mấy ngày qua con đặt đồ trên mạng. Hàng chẳng thấy đâu, rồi bị nó bảo hàng thất lạc, con chuyển tiền chưa thành công. Để nhận lại thì chuyển thêm tiền rồi nhận được hàng, sẽ được hoàn lại. Con u mê thế nào chuyển đến bốn chục triệu, giờ gọi nó không nghe máy…”.

Tuynh chạy vào, nghe ra câu chuyện, động viên vợ: “Thôi, mình sắp có một cục vàng rồi, quên chuyện bị lừa đi. Tiền là chuyện nhỏ vợ ạ”. Tuynh quyết định cho Nhiên sinh mổ. Ca mổ thành công. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Một hôm tôi đến chơi, Tuynh động viên:

- Năm nay anh lấy vợ là ổn đấy. Anh không tìm được người thì em sẽ giới thiệu cho. Cái gì cũng phải dân dấn lên anh ạ.

Tôi chỉ còn biết “ừ ừ” cười. Nhưng Tuynh nói không phải để đãi môi. Tuynh đã nhằm cho tôi một đám rất được. Gã nói, em đã nhìn là chuẩn. Con người ta không ai hoàn hảo cả, nhưng như các cụ dạy, vợ chồng đến và ở với nhau nhờ cái duyên, và thông cảm để cùng bổ sung cho nhau. Tuynh không còn nói lắp làm tôi bất ngờ. Hỏi ra, Tuynh bảo mình được Nhiên dạy. Hai vợ chồng luyện vài đêm thì quen. Rót ly vang, Tuynh đưa tôi vào một câu chuyện khác:

- Em có nghe nói là quê hương mình đã có quy hoạch hạ tầng, vừa rồi em có gom một ít đất. Đất quê mình sốt, nhưng rồi sẽ còn tăng nữa cơ anh ạ.

Biết nói gì đây, vì tôi quá nể sự nhanh nhạy của Tuynh. Tuynh không phải hạng người vô lo vô nghĩ. Ẩn trong dáng vẻ hơi thô kệch là một người cực kỳ tình cảm. Tôi chợt nhớ lần đầu gặp, Tuynh hỏi tôi và mấy người đi câu, sao không ra phố mà tìm việc làm cho sướng? Giờ tôi hỏi lại Tuynh, sao ngày đó lại hỏi như vậy. Nâng ly vang lên, Tuynh dõng dạc:

- Mấy người bạn của em cũng tranh luận, cuộc sống thế nào là sướng. Người ở quê thì mong ra phố, người ở phố chạy về quê mua đất trồng rau. Tất cả đều đi tìm sự bình an. Em hỏi vui vui như thế thôi ạ, vì biết các anh đang sống ở… thiên đường rồi.

- ???

- Ở quê mình tình nghĩa, không khí trong lành, đất đai rộng… rồi chạy ù một tí là lên phố. Các ông, các bà, anh chị em ở quê mình chẳng phải là đang rất hạnh phúc đó sao. Cần gì phải đứng núi này trông núi nọ.

Tuynh quả là người mộc mạc mà cũng sâu sắc. Hương xuân ùa khắp không gian. Xuân góp mình vào những câu chuyện phơi phới muôn người.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nhà dì ba

Nhà dì ba

(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Đọc thêm

Ánh mắt vùng sơn cước

Ánh mắt vùng sơn cước
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.

Xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sớm nào cũng vậy, đã thành lệ, ông Biên dậy sớm, pha một ấm trà thơm. Sau hồi độc trà, ông lặng lẽ ôm khung tranh, chổi, cọ và những vật dụng cần thiết ra bờ hồ vẽ tranh. Lúc này, người dân thành phố cũng đã đi tập thể dục, phố xá khởi động một ngày mới đầy tấp nập.

'Ngược dòng cuộc đời'

Bộ phim Upstream đang thu hút nhiều sự chú ý. (Ảnh: Mtime)
(PLVN) - Những ngày đầu năm, phim “Upstream - Ngược dòng cuộc đời” gây “sốt” rần rần trên mạng xã hội. Chí Lũy mất việc ở tuổi 45, oái oăm thay lại đến từ danh sách cắt giảm và hệ thống hóa tối ưu nhân sự do đội lập trình của anh thiết kế trước đó.