Nhà dì ba

Nhà dì ba
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Ngày dì mất là cũng đã ba năm trời nó mới trở lại thăm quê, thăm căn nhà cũ nơi nó đã từng sống suốt thuở ấu thơ cho đến khi bước chân vào đại học. Con đường quê ngoằn ngoèo một bên vẫn là những cánh đồng lúa chín vàng ươm, bên còn lại giáp núi giờ đây đã chật kín những ngôi nhà vì tốc độ đô thị hóa. Trên núi xa xa vẫn còn bóng dáng ngôi chùa nhỏ cheo leo mà mỗi khi rảnh rỗi nó vẫn hay cùng đám nhóc trong xóm chạy lên chùa để phụ sư quét dọn lá và cùng bà đi thắp hương mỗi khi rằm về. Con đường lên nhà dì như một cái dốc ngoằn ngoèo mà phải tay lái cứng lắm mới lên được đến nơi, cứ tưởng tượng xe đã lên ga là cứ chạy một mạch không nhả ra được nếu không sẽ mất đà. Nhưng điểm cuối sẽ là một khoảng sân rộng, nơi nó và dì mỗi khi mùa trăng đến sẽ cùng bắt tấm phản ra giữa sân mà ngồi ngắm sao.

- Con có thấy ngôi sao nhỏ kia không? Đó chính là ba mẹ con luôn ở trên cao dõi theo con đó, nên khi nào con thấy nhớ họ, con hãy nhìn nó và biết rằng họ luôn nhìn sự trưởng thành của con mà sống tiếp cho thật tốt.

Lần đầu tiên nó đến nhà dì ba là khi nó từ cuộc họp gia đình ở nhà ngoại đi bộ về nhà dì. Đường quê khi ấy còn vắng, nhà dì nghèo từ đi làm hay sang thăm ngoại đều chỉ có đi bộ, trong khi nó mỏi rã thì dì chỉ cười hơi cúi xuống nói với nó:

- Nhảy lên lưng dì cõng cho.

Nó không muốn phiền dì nhưng nỗi đau mất mát thức trắng mấy đêm và đi bộ ròng rã nãy giờ khiến nó đuối sức, thậm chí ngay khi leo lên bờ lưng to bè ấy nó đã thiếp đi lúc nào không biết. Nó chỉ nghe thấy giọng hát ru quen thuộc như hồi còn bé mẹ vẫn hay hát mỗi khi nó khó ngủ và tiếng gió chảy bên tai cũng như tiếng lũ ễnh ương đang kêu ngoài ruộng trên con đường quê vắng hoe người.

Căn nhà của dì cheo leo trên đỉnh dốc mà mỗi ngày lên xuống vì đi học cũng đủ khiến nó thở dốc và có lần nó còn mất đà ngã dúi dụi trên đường. Sân nhà dì rộng cũng là chỗ nó thường chơi với các anh chị em họ, họ cũng như dì, coi nó như anh em và chưa một lần phân biệt nó. Nó còn nhớ có lần nó trở dậy đi vệ sinh đêm, nó ngồi khóc rất lâu vì một con thạch sùng bên ngoài cửa cho đến khi dì tìm thấy nó. Thuở còn nhỏ, nó vẫn hay sợ đám thạch sùng..

Nó chỉ còn nhớ dì đã bế nó lên sau đó để chiếc đầu nhỏ của nó tựa vào bờ vai của dì mà nói nhỏ: “Sau này nếu con sợ hãi điều gì hãy nói với dì, dì sẽ luôn bảo vệ con”. Nó đã luôn nhớ như in lời nói đó và cũng từ đó mở lòng với dì hơn. Khi lên cấp ba dù học xa nhà hơn nó vẫn chỉ đi bộ, chính vì thế đôi dép mau mòn vẹt và chân cũng có những vết phồng to nhưng nó vẫn cố giấu. Nhiều hôm khi nó ước chừng dì đã ngủ nó lại mon men ra phía sân trước ngồi xuýt xoa vì đau, vì sợ trong nhà khi ấy tối đêm yên tĩnh dễ có tiếng vang. Nhưng buổi đêm hôm đó nó đã bị dì bắt gặp, dì lấy thuốc mỡ thoa cho nó những vết phồng, lại còn hôm sau đưa nó đi khám và mua đôi dép mới cho nó. Hôm sau lúc nó tan học về đã thấy dì chờ nó trước hiên nhà với một chiếc xe đạp cũ dì đã mua lại của hàng xóm...

Cho đến khi nó vào đại học, đỗ ở một trường tuốt tận ngoài Bắc, nó giấu tiệt kết quả vì nó biết nhà dì không có điều kiện mà lén ghi nguyện vọng hai ở tỉnh nhà. Nó chỉ nhớ nó đã khóc thật lâu và nắm đôi bàn tay thô ráp vì gió sương của dì để mà hứa. Dì sau đó đã bán đi mảnh sân rộng trước nhà để có tiền cho nó ăn học, căn nhà trở nên nhỏ bé hơn nhưng dì lúc bấy vẫn đùa: “Chỉ còn ở một mình ở chi cho rộng...

Dì mất đột ngột khi nó vừa nhận được quyết định được giữ lại trường sau khi tốt nghiệp. Nó về nhà chịu tang dì cũng là lúc nó nhận ra những năm tháng nó đi thực sự đã là một khoảng thời gian rất dài, cảnh vật xung quanh đều đã biến đổi theo một cách nào đó. Con dốc khi xưa đã có những bậc thang đẽo gọt thuận tiện đi lại. Cánh đồng lúa mà nó vẫn hay đi bắt ốc cũng chỉ còn thưa thớt, còn một bên đường đã chi chít những nhà. Khoảng sân rộng mà dì cháu vẫn hay bàn sẽ tìm cách chuộc về người hàng xóm cũng đã bán đi lần nữa và đã mọc lên nhà của một người xa lạ. Nó cứ nghĩ cố gắng học, ngày mai rồi sẽ về thăm dì nhưng thời gian đã trôi đi một cách quá nhanh mà nó không nhận ra nó đã hẹn biết bao nhiêu ngày mai rồi. Và cả dì, người vẫn luôn chờ nó mỗi khi tan học chỉ để nở một nụ cười: “Con về rồi à?” cũng đã không còn chờ nó thêm được nữa...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)

Rể quý

(PLVN) - Chíu chíu. Giật. Bũm. Trượt rồi...! Tôi gào bỏng họng. Không được cá, thế mà vẫn vui. Ha ha. Từ sớm những gã mê câu đã í ới hẹn nhau. Khu đồng đất thênh thang. Quán cà phê mọc lên đủ ôm chứa những gã đàn ông nhàn rỗi, thích lối sống thảnh thơi.

Đọc thêm

Ánh mắt vùng sơn cước

Ánh mắt vùng sơn cước
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.

Xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sớm nào cũng vậy, đã thành lệ, ông Biên dậy sớm, pha một ấm trà thơm. Sau hồi độc trà, ông lặng lẽ ôm khung tranh, chổi, cọ và những vật dụng cần thiết ra bờ hồ vẽ tranh. Lúc này, người dân thành phố cũng đã đi tập thể dục, phố xá khởi động một ngày mới đầy tấp nập.

'Ngược dòng cuộc đời'

Bộ phim Upstream đang thu hút nhiều sự chú ý. (Ảnh: Mtime)
(PLVN) - Những ngày đầu năm, phim “Upstream - Ngược dòng cuộc đời” gây “sốt” rần rần trên mạng xã hội. Chí Lũy mất việc ở tuổi 45, oái oăm thay lại đến từ danh sách cắt giảm và hệ thống hóa tối ưu nhân sự do đội lập trình của anh thiết kế trước đó.