Gương sáng Pháp luật

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Năm 2002, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, với hành trang tri thức và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, chị Thu Huyền quyết định về phục vụ, xây dựng quê hương. Tháng 1/2003, chị có quyết định chính thức về công tác tại Phòng Pháp chế - Sở Tư pháp Hải Phòng, nay là Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nơi vun đắp tình yêu đầu tiên với nghề luật, để rồi cứ gắn bó mãi, trưởng thành hơn mỗi ngày.

Hơn 20 năm làm công tác tuyên truyền pháp luật, với hàng trăm văn bản khác nhau, cho hàng chục ngàn lượt người nghe, đến nay, chị cũng không thể nhớ hết đã thực hiện bao nhiêu buổi tuyên truyền pháp luật. Điều ai cũng nhận thấy rất rõ ở người cán bộ này là sự tận tâm, trách nhiệm với công việc, luôn vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, luôn có mong muốn được đóng góp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị.

Chia sẻ về chuyện nghề, chị Huyền bộc bạch: Những năm gần đây, công tác PBGDPL ngày càng được chú trọng, với nhiều hình thức đổi mới sáng tạo. Hiện nay, văn bản pháp luật ngày một nhiều, để các văn bản đi nhanh vào đời sống thì công tác tuyên truyền, PBGDPL phải đi trước một bước. Thay vì trước đây chỉ tập trung truyền thông sau khi văn bản được ban hành thì hiện nay, việc tuyên truyền được chú trọng ngay từ khi chính sách còn đang dự thảo, nhằm đảm bảo chính sách được ban hành nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng ảnh 1Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền cùng các cán bộ phòng nhận Bằng khen của TTg Chính phủ đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình PBGDPL từ năm 2017 – 2021.

Đặc biệt, sau khi chính sách đã được ban hành, việc quan tâm đến đối tượng người nghe trong tuyên truyền pháp luật là điều rất quan trọng. “Có kiến thức, có phương pháp song với các đối tượng khác nhau lại phải lựa chọn nội dung sao cho phù hợp. Là một báo cáo viên, mình phải dày công tìm hiểu người nghe quan tâm tới điều gì, từ đó lựa vấn đề trọng tâm, trọng điểm cần thiết trong văn bản sắp tuyên truyền. Cần đặt bản thân vào vị trí người nghe, từ đó lựa chọn nội dung mà tuyên truyền, không tuyên truyền một cách dàn trải, hình thức”, chị Huyền chia sẻ.

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền phổ biến những điểm mới trong Luật Đất đai năm 2024 cho đội ngũ cán bộ, công chức tại quận Hải An.

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền phổ biến những điểm mới trong Luật Đất đai năm 2024 cho đội ngũ cán bộ, công chức tại quận Hải An.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, công tác hòa giải cơ sở cũng được phòng PBGDPL chú trọng thực hiện. Hàng năm, chị Huyền tham mưu với lãnh đạo Sở tổ chức các buổi tuyên truyền lưu động, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Qua đó, nhiều Câu lạc bộ hòa giải, tuyên truyền phổ biến pháp luật được thành lập: Mô hình "Hội viên nông dân tham gia tự quản bảo đảm an ninh trật tự”, mô hình “Nông dân với an toàn giao thông”, Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, Câu lạc bộ "Gia đình có sức khỏe, không khói thuốc lá phòng chống Lao",…

Chuyển hoá pháp luật một cách sinh động dễ hiểu

Trong những năm tháng gắn bó với nghề tư pháp, chị đã tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương triển khai tốt các văn bản pháp luật mới đến toàn thể cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố. Theo chị Huyền, chúng ta cần quan tâm đến việc đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung tuyên truyền, phải phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, tìm tòi những mô hình, cách thức để chuyển hoá pháp luật một cách sinh động, giúp cho người dân dễ hiểu, dễ tiếp cận, nâng cao ý thức pháp luật của người dân. Thời gian qua, các hội nghị tuyên truyền pháp luật, các phiên toà giả định, các buổi trợ giúp pháp lý, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, hội thi hòa giải viên giỏi hay công tác in ấn, phát hành tờ gấp, tờ rơi pháp luật… đều được Sở Tư pháp phối hợp với các đơn vị triển khai thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, để công tác tuyên truyền PBGDPL đi vào chiều sâu, hiệu quả, chị Huyền cho rằng phải phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên trang, các phóng sự chuyên đề về những nội dung được quan tâm trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Từ năm 2003 đến nay, với sáng kiến phối hợp Báo Hải Phòng thực hiện phụ trương pháp luật vào thứ 5 hằng tuần, tờ phụ trương đã khẳng định vai trò là “cẩm nang” pháp luật của nhiều người dân và cán bộ tư pháp trên địa bàn TP. “Với hàng loạt các chuyên mục dễ dọc, dễ tiếp cận như: “Câu chuyện hòa giải”, “Bạn cần biết”, “Vấn đề bạn quan tâm”, “Mỗi ngày một điều luật”,… người dân có thêm góc nhìn sâu hơn, đa dạng hơn về các quy định của pháp luật, thiết thực nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân TP”, chị Huyền bày tỏ.

Lãnh đạo TP Hải Phòng cùng các công chức Phòng PBGDPL tại lễ khai trương Trang thông tin điện tử PBGDPL TP Hải Phòng.Lãnh đạo TP Hải Phòng cùng các công chức Phòng PBGDPL tại lễ khai trương Trang thông tin điện tử PBGDPL TP Hải Phòng.

Như trong giai đoạn hiện nay, sau khi Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/8/2024, ngoài việc tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, chị còn cùng các đồng nghiệp xây dựng chuyên đề về Luật Đất đai đăng tải trên tờ phụ trương nhằm đưa luật mới và các văn bản hướng dẫn đi vào cuộc sống. Hay trong việc triển khai cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNEID, Sở Tư pháp phối hợp với Đài Truyền hình Hải Phòng làm phóng sự “Hải Phòng cải cách hành chính - triển khai cấp phiếu Lý lịch tư pháp qua phần mềm VNEID”, để những vấn đề nóng, mang tính thời sự được cập nhật một cách kịp thời đến với người dân.

Mới đây, để đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp với quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Tư pháp Hải Phòng đã phối hợp với các đơn vị tổ hội nghị tuyên truyền về nội dung trên cho cán bộ, nhân dân và ngư dân vùng biên giới biển kết hợp trao tặng áo phao và tặng sách pháp luật cho các ngư dân, chủ tàu thuyền; tiếp cận các thuyền bè neo đậu phát tờ gấp tuyên truyền chống khai thác IUU…

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng ảnh 4Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.

Để pháp luật thực sự lan toả cũng như nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong thời kỳ công nghệ số, Phòng PBGDPL cũng chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, tận dụng ưu thế của mạng xã hội trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đến nay, Sở Tư pháp Hải Phòng đã duy trì hoạt động đều đặn các kênh: Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp; Trang thông tin điện tử PBGDPL TP; fanpage của Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hải Phòng; nhóm zalo công tác PBGDPL và Tư pháp các quận huyện để cập nhật kịp thời chỉ đạo chung về công tác phổ biến pháp luật trên địa bàn.

Với tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết trong công việc, cùng sự nỗ lực của bản thân, những đóng góp, sáng kiến của chị đều được lãnh đạo TP, lãnh đạo ngành tư pháp ghi nhận. Nhiều năm liền, chị đều được UBND TP, ngành Tư pháp khen thưởng, tuyên dương. Với chị, tất cả những động viên, khích lệ đó là chất xúc tác để tình yêu ngành, yêu nghề lớn hơn; những trăn trở, tâm huyết với công việc nhiều hơn và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng thêm trong mỗi chặng đường.

Trong công tác PBGDPL, chị Huyền đã trực tiếp biên soạn, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND quận huyện cấp phát miễn phí các loại tài liệu, tờ gấp pháp luật tới\các đơn vị, các buổi tập huấn, tuyên truyền pháp luật như: Tờ gấp “Một số điều cần biết về Luật Nghĩa vụ quân sự”; tờ gấp “Tìm hiểu về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”, tờ gấp “Tìm hiểu về Luật Đấu giá tài sản”; tờ gấp “Một số quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động”; tờ gấp “Tìm hiểu một số quy định về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động”; tờ gấp “Một số quy định của pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”; tờ gấp “Tìm hiểu về Luật Đất đai 2024”.

Đọc thêm

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình
(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Xây dựng chế định luật sư công: Cần thiết để đi “đường dài” trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một góc dự án South Fork. (Ảnh: LP)
(PLVN) - Những rủi ro, tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và đã có một số nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam. Việc Bộ Tư pháp được giao thực hiện nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong các vụ kiện này là kịp thời nhưng để đi được đường dài, chúng ta cần tính đến việc xây dựng và hoàn thiện thiết chế luật sư công, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại quốc tế.

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.