“Sát vách” hai tâm dịch, Triều Tiên khai triển hàng loạt biện pháp cứng rắn

“Sát vách” hai tâm dịch, Triều Tiên khai triển hàng loạt biện pháp cứng rắn
(PLVN) - Báo đài quốc tế đánh giá Triều Tiên đã có những động thái quyết liệt để ngăn chặn dịch COVID-19, mặc dù “sát vách” hai “ổ dịch” Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đông Á đều đã xác nhận có trường hợp nhiễm virus, Triều Tiên vẫn chưa công bố bất kỳ ca nhiễm SARS-CoV-2 nào.

Chấp nhận thiệt hại kinh tế

Hai tháng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán (Hà Bắc), một số khu vực rất gần với biên giới Triều Tiên như Đan Đông hay Thẩm Dương đều đã xác nhận có bệnh nhân nhiễm vi rút. Theo Yonhap, Triều Tiên phụ thuộc rất nhiều vào thương mại với Trung Quốc, chiếm gần 90% tổng số giao dịch ngoại thương. Từ đó, Giáo sư Nam Sungwook tại Đại học Hàn Quốc cho rằng, vẫn có rất nhiều khả năng ai đó tại đất nước 25 triệu dân Triều Tiên đã bị nhiễm vi rút mà chưa bị phát hiện.

Tuy vậy, đến nay, Bình Nhưỡng vẫn công bố chưa có trường hợp nhiễm vi rút nào. Theo các bản tin từ Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) thì nước này đã và đang tỏ ra rất quyết liệt, nghiêm túc và minh bạch trong việc công khai những nỗ lực ngăn chặn vi rút SARS-CoV-2. Cụ thể, khi dịch có dấu hiệu bùng phát, Triều Tiên đã ngay lập tức đóng cửa biên giới với toàn bộ khách du lịch nước ngoài, phần lớn là du khách Trung, từ ngày 22/1. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới với Trung Quốc và hạn chế nước ngoài.

Phun khử trùng xe buýt tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên ngày 23-2 (Ảnh: REUTERS)
 Phun khử trùng xe buýt tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên ngày 23-2 (Ảnh: REUTERS)

Về mặt đánh đổi, việc đóng cửa biên giới tác động mạnh đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới thương nhân và thị trường buôn bán đang có dấu hiệu khởi sắc dưới thời Kim Jong Un, ít nhất trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, kế hoạch tăng doanh thu của Triều Tiên thông qua du lịch nước ngoài – ngành công nghiệp không chịu lệnh trừng phạt quốc tế, dường như cũng bị “trật bánh”.

Ngày 30/1, KCNA tiếp tục đưa tin các nhà chức trách Triều Tiên đã công bố dịch COVID-19 là “tình trạng khẩn cấp quốc gia”, đồng thời thiết lập các cơ sở chống dịch trên cả nước. Theo đó, giới y tế Triều Tiên thiết lập “hệ thống mẫu xét nghiệm toàn quốc” với tuyên bố “đủ khả năng chẩn đoán nhanh các trường hợp nghi nhiễm vi rút”. Đến ngày 3/2, tất cả những người nhập cảnh vào Triều Tiên sau ngày 13/1 đều phải được “giám sát y tế”.

Mỗi người dân đều phải biết về COVID-19

Dù vậy, nhiều chuyên gia nước ngoài đã đặt ra nghi vấn về khả năng kiểm tra vi rút SARS-CoV-2 của Triều Tiên, cũng như liệu nước này có thực sự ngăn chặn thành công sự lây lan của dịch bệnh bởi những hạn chế về nguồn cung thuốc hay trang thiết bị tiên tiến, một bộ phận không nhỏ dân số đang bị suy dinh dưỡng với sức đề kháng kém…

Trước những nghi ngờ trên, giới chức trách Triều Tiên đã “thẳng thắn một cách bất ngờ” khi mô tả việc phòng chống vi rút lây lan là “vấn đề sống còn của quốc gia”, đồng thời thúc giục các biện pháp “mang tính cách mạng” để ứng phó dịch. Dù liên tục công bố chưa có trường hợp nhiễm trong nước, các quan chức và giới truyền thông vẫn cảnh báo người dân không được lơ là cảnh giác. Thông tin về dịch, vi rút và các đường hướng của nhà nước đều được đưa ra gần như hàng ngày với cường độ cao trên mọi đơn vị truyền thông để nâng cao nhận thức, kêu gọi người dân thực hành vệ sinh có trách nhiệm.

Đơn cử, hình ảnh về các nhân viên mặc đồ bảo hộ khử trùng không gian công cộng, các nhân viên y tế giáo dục công chúng về các triệu chứng của bệnh được phát đi thường xuyên. Ngay cả Thủ tướng Kim Jae Ryong cũng được chụp lại hình ảnh đeo mặt nạ trong khi hướng dẫn các biện pháp chống dịch. Đồng thời truyền thông nhà nước cũng liên tục đưa tin về các nhà máy sản xuất bộ dụng cụ thử nghiệm, mặt nạ và chất khử trùng để lưu hành nội địa.

“Kỷ luật sắt” trong phòng dịch

Ngay khi thực hiện đóng cửa biên giới, Triều Tiên đã đình chỉ tất cả chuyến bay và dịch vụ đường sắt từ Trung Quốc và Nga. Triều Tiên cũng đã mở rộng kiểm dịch người nước ngoài từ 15 ngày lên 30 ngày, mặt khác, áp đặt các lệnh hạn chế đối với nhân viên cứu trợ và các cơ quan y tế quốc tế vào đất nước này. Triều Tiên đã từ chối yêu cầu của Anh về việc đưa các công dân Anh đang bị cách ly tại đây được về nước.

Theo Đài phát thanh Trung ương Triều tiên đưa tin, đến ngày 24/2, Bình Nhưỡng đã cách ly khoảng 380 người nước ngoài. Cơ quan này cũng nhấn mạnh chính phủ chỉ đạo tăng cường cách ly, theo dõi y tế và các biện pháp xét nghiệm đối với những người du lịch nước ngoài trở về, những người tương tác với họ và những người có triệu chứng bất thường. Ở tỉnh Bắc Pyongan – khu vực Tây Bắc giáp với Trung Quốc, có khoảng 3.000 người đang được theo dõi y tế vì có biểu hiện nghi nhiễm virus corona chủng mới.

Bên cạnh đó, theo diễn biến mới nhất từ hãng thông tấn Nga TASS, Triều Tiên có thể đang thu xếp một chuyến bay đưa công dân nước ngoài có nguyện vọng rời khỏi nước này bởi lo ngại dịch COVID-19 tới Nga. Báo chí Hàn Quốc cho rằng, “lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un áp đặt quân pháp nhằm tăng cường các biện pháp cách ly”.

Theo đó, tất cả các cơ quan chính quyền và người nước ngoài sống và làm việc tại Triều Tiên phải tuân thủ “vô điều kiện”. Người vi phạm phải hứng chịu hình phạt nghiêm khắc. Mặt khác, các nhà chức trách đã thắt chặt các biện pháp kiểm dịch liên quan đến hải quan. Tất cả hàng hóa đến cảng Triều Tiên hoặc đi qua cầu biên giới được giữ trong khu vực cách ly trong 10 ngày. Người chết bắt buộc phải hoả táng, không được chôn cất. Chính phủ cũng hạn chế triệt để các cuộc tụ họp công cộng. Các trường học bị đóng cửa trong cả nước trong một tháng.

Các nhân viên y tế Triều Tiên trong đồ bảo hộ tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng ngày 1/2 (Ảnh: Kyodo News)
Các nhân viên y tế Triều Tiên trong đồ bảo hộ tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng ngày 1/2 (Ảnh: Kyodo News) 

Dù được cho là chưa có dịch, ngày 27/2 vừa qua, giới chức trách Triều Tiên vẫn thông báo hoãn ngày tựu trường của các cấp học từ nhà trẻ đến đại học trong cả nước, cũng không nói thời gian hoãn sẽ kéo dài đến khi nào. Giải chạy marathon quốc tế lớn dự kiến diễn ra giữa tháng 4 tới cùng các sự kiện khác cũng bị huỷ bỏ. Triều Tiên thậm chí còn không tổ chức duyệt binh trong 2 ngày lễ trọng đại của đất nước – đó là Kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Nhân dân triều Tiên (8/2) và ngày Kỉ niệm sinh nhật lần thứ 78 của cố Chủ tịch Kim Jong-il (16/2).

Trong quá khứ, phản ứng của Bắc Triều Tiên đối với dịch Ebola năm 2014 và SARS vào đầu những năm 2000 đã hạn chế hơn nhiều so với COVID-19. Thông báo của Triều Tiên về dịch Ebola năm 2014 đến khá muộn, khoảng 8 tháng sau khi căn bệnh này xảy ra ở Tây Phi. Còn trong dịch SARS, Triều Tiên đã không đóng cửa biên giới hoàn toàn, và chỉ cấm du khách từ một số nơi sự lây nhiễm đã lan rộng.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 29/2 cho biết, phát biểu tại một cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên vừa diễn ra, Nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un khẳng định cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 là một “vấn đề quan trọng để bảo vệ người dân” đòi hỏi phải phát huy kỷ luật tối đa.

“Trong trường hợp bệnh truyền nhiễm đang lan rộng ngoài tầm kiểm soát này tìm đường vào nước ta, nó sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng”, hãng tin KCNA dẫn lời ông Kim cảnh báo. Việc Triều Tiên vẫn chưa công bố có ca nhiễm vi rút đã phần nào chứng minh được những biện pháp chưa từng có của đất nước này. Theo CNN, việc này cho thấy Bình Nhưỡng có thể đã rất may mắn, hoặc đang được hưởng lợi ích từ việc là một quốc gia khép kín.

Tin cùng chuyên mục

(ảnh minh họa).

Láng giềng thêm gắn kết

(PLVN) - Cuộc điện đàm vừa rồi giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp ông Putin có thể hài lòng bao nhiêu thì lại khiến Mỹ, EU, NATO và đồng minh của họ lo ngại thêm bấy nhiêu. Ông Putin và ông Tập Cận Bình đã nhiều lần gặp nhau và điện đàm với nhau.

Đọc thêm

Giới quan sát dự đoán gì về cuộc trao đổi trực tuyến của lãnh đạo Mỹ - Trung?

Dự kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc họp trực tuyến cuối năm nay.
(PLVN) - Xung quanh việc ông Tập Cận Bình không trực tiếp tham dự Hội nghị cấp cao của nhóm G20 và hội nghị cấp cao của Liên Hợp quốc về chống biến đổi khí hậu trái đất, hiện có đồn thổi về khả năng hai ông Biden và Tập Cận Bình tiến hành cuộc trao đổi trực tuyến với nhau vào thời điểm nào đấy từ nay cho tới cuối năm 2021.

Luật riêng “khiêu chiến” luật chung

Phán quyết mới đây của Tòa án Hiến pháp Ba Lan khiến cả EU và các đối tác bên ngoài EU ngỡ ngàng...
(PLVN) - Trong lịch sử ra đời và phát triển trải qua nhiều thập kỷ đến nay, chưa khi nào Liên minh châu Âu (EU) lâm vào tình cảnh khó xử về pháp lý nội bộ như hiện tại.

Khó xử

Lực lượng Taliban tuần tra trong khu phố Wazir Akbar Khan ở thành phố Kabul, Afghanistan ngày 18/8/2021.
(PLVN) - Tại cuộc gặp cấp cao trực tuyến vừa rồi, các nước thành viên của Nhóm G20 đã nhất trí uỷ thác cho Liên Hợp quốc tiến hành công việc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân ở Afghanistan. Riêng Liên minh châu Âu (EU) cam kết đóng góp 1 tỷ euro.

Người mới và “dớp” cũ

Ông Fumio Kishida (phải) cùng Thủ tướng Yoshihide Suga sau cuộc bầu chọn lãnh đạo đảng Dân chủ tự do ngày 29/9.
(PLVN) - Sau khi thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga từ chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (đang cầm quyền), đảng này phải tiến hành bầu chọn Chủ tịch mới. Và vì Chủ tịch đảng cầm quyền đương nhiên là Thủ tướng nên ông Suga không còn là chủ tịch đảng LDP nữa thì cũng sẽ không còn tiếp tục làm Thủ tướng Nhật Bản.

Nỗi lo lắng của phụ nữ Afghanistan dưới thời Taliban

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sự trở lại nắm quyền của Taliban tại Afghanistan đồng nghĩa với việc nước này sẽ quay trở lại với thời kỳ áp dụng luật Hồi giáo Sharia theo cách diễn giải của tổ chức này. Điều này đã dấy lên những lo ngại và đồn đoán về tương lai của Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ.

Tư pháp và chính trị

Bị cáo Robert Schellenberg trong một phiên xét xử tại Trung Quốc.
(PLVN) - Tòa án Canada mới rồi xét xử vụ việc dẫn độ hay không dẫn độ sang Mỹ bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc Tài chính Tập đoàn công nghệ cao Huawei của Trung Quốc. Người phụ nữ này bị chính quyền Canada bắt giữ hồi cuối tháng 12/2018 khi bay quá cảnh qua Canada...

Thành quả cầm quyền quan trọng mới của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden.
(PLVN) - Ở nước Mỹ, Tổng thống Joe Biden vừa giành về được thành quả cầm quyền mới khi thượng viện nước này với lá phiếu của 69 trong tổng số 100 thành viên thông qua chương trình tài chính quy mô hơn 1.000 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Afghanistan: Tương lai bất định

Lực lượng Taliban ở Afghanistan.
(PLVN) - Việc lực lượng Taliban tăng cường hoạt động quân sự để mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát sau khi Mỹ và đồng minh triệt thoái hết binh lính ra khỏi Afghanistan là điều đã được dự báo trước. Nhưng tất cả trong cũng như ngoài đất nước này bị bất ngờ về tốc độ thắng thế hiện tại của Taliban.

Du lịch châu Âu lại khủng hoảng trước làn sóng dịch bệnh tái bùng phát

Thăm quan bảo tàng Louvre (Pháp) phải xuất trình chứng nhận sức khoẻ hợp lệ.
(PLVN) - Châu Âu “mở cửa” với du khách Mỹ từ giữa tháng 6/2021, với kỳ vọng những chuyến đi xuyên Đại Tây Dương có thể phục hồi ngành du lịch trong mùa hè. Tuy nhiên, thực tế lại diễn ra hoàn toàn trái ngược với mong đợi, khi dịch bệnh lại “hoành hành”, đẩy ngành du lịch châu Âu vào một cuộc khủng hoảng mới.

Luật lệ thời dịch bệnh

Luật lệ thời dịch bệnh
(PLVN) - Gần 2 năm nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra làm thay đổi thế giới rất mạnh mẽ và sâu sắc.

Quan hệ Mỹ - Trung: Giận mấy vẫn phải thương!

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman sắp thăm Trung Quốc.
(PLVN) - Kể từ khi nước Mỹ có sự thay đổi chính quyền sang Tổng thống Joe Biden, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman là quan chức cao cấp nhất trong chính quyền của ông Biden công cán sang Trung Quốc. Trước đấy, Mỹ và Trung Quốc có cuộc gặp gỡ trực tiếp ở cấp cao hơn chút tại Mỹ.

Cái kết của cuộc chiến dài

Mỹ nhất trí rút toàn bộ các lực lượng chiến đấu tại Iraq về nước.
(PLVN) - Nhân chuyến thăm Mỹ vừa rồi của Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kudhimi, Mỹ và Iraq đã ký kết thỏa thuận về việc Mỹ chấm dứt hoàn toàn hoạt động quân sự trực tiếp ở Iraq.

Phép vua đại chiến lệ làng

Thành phố Warsaw, thủ đô Ba Lan.
(PLVN) - Bất đồng quan điểm giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ba Lan về cuộc cải cách tư pháp ở Ba Lan khởi nguồn ngay sau khi đảng PiS (đảng Luật pháp và công lý) với quan điểm chính sách bảo thủ cánh hữu lên cầm quyền ở Ba Lan vào năm 2015.

Tương lai đầy bất định của Afghanistan

 Dân quân ủng hộ lực lượng an ninh Afghanistan chống Taliban, tại tỉnh Herat, ngày 9/7/2021.
(PLVN) - Nguyên do là Mỹ và đồng minh chưa hoàn tất việc rút hết binh lính ra khỏi quốc gia này thì Taliban đã tăng cường hoạt động quân sự, mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát và đe dọa sự tồn tại của chính quyền Afghanistan.

Euro 2020: Đã đến lúc người Anh xây dựng đế chế?

Liệu đã đến lúc đội tuyển Anh xây dựng "đế chế"?
(PLVN) - Tại Euro 2020, đội tuyển Anh đã biết vượt qua những áp lực, gây dựng được lối chơi có bản sắc. Với hàng loạt ngôi sao trong đội hình, giới chuyên gia nhận định rằng, đã đến lúc người Anh xây dựng đế chế...