“Luật sư Doanh nghiệp” và trăn trở hoàn thiện pháp luật

(PLO) - Ông đã từng viết trên một tạp chí: “Pháp luật là sự bó buộc, khuôn khổ, cứng nhắc. Còn kinh doanh là sự tự do, sáng tạo, linh hoạt. Luật sư đóng vai trò là “nhịp cầu” nối giữa pháp luật và kinh doanh: Biến bó buộc thành tự do, đổi khuôn khổ thành sáng tạo, chuyển cứng nhắc thành linh hoạt của thiên biến vạn hoá tự do kinh doanh…”
Luật sư Trương Thanh Đức
Luật sư Trương Thanh Đức 
Luật sư doanh nghiệp
Bỏ cương vị Phó Tổng giám đốc một Ngân hàng TMCP có tiếng để chuyên tâm hẳn với công việc của Công ty luật, mặc dù thu nhập không bằng sếp ngân hàng (NH), song Luật sư (LS) Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Cty Luật BASICO cho biết, đó là một quyết định đúng đắn, bởi đơn giản ông được sống và cống hiến cho nghề…
Nhẹ nhàng và có phần thư sinh, sự cuốn hút trong các tham luận góp ý xây dựng các văn bản pháp luật của vị LS gốc Hải Phòng không chỉ là “nói phải củ cải cũng nghe” mà còn ở sự dí dỏm và có phần … đanh đá. 
Còn nhớ, trong một lần góp ý sửa đổi Luật DN 2005, sau nhiều phát biểu “đỏ mặt, tía tai”, LS Đức nhẹ nhàng mở đầu bài góp ý rất ngắn gọn nhưng đầy thuyết phục:“Một trong những điều quan trọng nhất khi sửa đổi Luật DN là phải phân định được một cách rõ ràng những hoạt động nào là hợp pháp và khi nào là phạm pháp. Nếu không làm được điều này, thì toàn thể giới doanh nhân vẫn tiếp tục bị rơi vào tình trạng như “cá nằm trên thớt”, như “tù nhân dự bị”, vì không biết thế nào là đúng, sai, chẳng rõ khi nào là quan hệ dân sự, kinh tế và lúc nào là tù tội hình sự…”. 
Rất nhiều ý kiến đóng góp của ông sau này đã được Ban soạn thảo tiếp thu. Nhưng ông bảo, có những nội dung ông đã góp ý cách đây cả chục năm rồi nhưng bây giờ vẫn còn phải tiếp tục góp ý như Luật Các tổ chức tín dụng, Bộ luật Dân sự, Luật DN, các luật thuế,…
“Góp” nhiều, “tiếp” chẳng bao nhiêu, nhưng LS Đức hầu như chẳng từ chối bất cứ một yêu cầu nào. Dù là người “ngoài cuộc”, ông lại được mời tham gia hội đồng thẩm định 5 dự luật và nhận được 3 bằng khen của các bộ, ngành về việc này. Thế nhưng, ghi nhận lớn nhất không phải là một loạt bằng khen mà là nhận xét rẩt sắc của một chuyên gia hàng đầu khi nói về hiệu quả tham gia phản biện xây dựng pháp luật của LS Đức đối với VCCI: “Nghĩ sâu, viết giỏi, nói tốt”.
“Tiếng” là có công ty luật riêng, song LS Trương Thanh Đức được biết đến với rất nhiều “vai”: Chủ nhiệm CLB Pháp chế NH (Hiệp hội NH Việt Nam - VNBA); Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam bên cạnh VCCI (VIAC); Chuyên gia tham vấn thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản QPPL tại Văn phòng Chính phủ; thành viên Ban Chủ nhiệm CLB Pháp chế DN (Bộ Tư pháp), Uỷ viên BCH TW - Phó Trưởng Ban Tư vấn và Phản biện chính sách, Hội các Nhà Quản trị DN Việt Nam (VACD); thành viên Đoàn luật sư TP Hà Nội;... Và gần đây, LS Đức lại được biết đến với vai trò LS trong các vụ án kinh tế lớn như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ bầu Kiên…
Thậm chí, bất cứ ai điện thoại, hay chát hỏi về một vấn đề nào đó, ông đều sẵn sàng trả lời. Ông kể có một người chẳng quen biết gì, hễ có việc là nhắn tin hỏi, suốt mấy năm trời ông vẫn trả lời, Tết vừa rồi không lên được Hà Nội, người đó gửi biếu ông chai rượu, hóa ra là giám đốc một DN ở tỉnh lẻ. 
Hay như có cậu làm ở một NH, thỉnh thoảng lại chát hỏi về vấn đề những vấn đề pháp lý và dường như lần nào cũng được LS Đức chát lại… “Cũng mất thời gian nhưng qua đó mình cũng biết thêm nhiều tình huống thực tế…”- LS Đức chia sẻ…
Cũng để hỗ trợ pháp luật cho DN, LS Đức cho biết, tới đây ông sẽ tham gia thành lập “Diễn đàn DN kinh doanh sành luật” của Hiệp hội DN nhỏ và vừa, bởi theo ông, đây là đối tượng DN ít có khả năng thuê LS…
Sống với nghề…
Từng đảm nhiệm cương vị Phó Tổng Giám đốc Maritime Bank và Giám đốc Pháp chế nhiều NH trong suốt 19 năm gây dựng sự nghiệp pháp chế cho ngành NH, LS Trương Thanh Đức là tác giả của hệ thống quy chế, quy định, quy trình, mẫu biểu nghiệp vụ trọng yếu mà VIB, Maritime Bank và nhiều NH khác hiện đang sử dụng. 
“Mảnh đất” dường như không có đối thủ với khoản thu nhập “không phải nghĩ” tưởng như đã giữ chân LS Đức còn công ty luật chỉ là “cuộc dạo chơi”, cho đến một ngày ông chợt nhận ra rằng đâu mới là công việc thực sự của mình. Ông kể, sự thú vị nhất là nhảy việc khá nhiều, nhưng đều không phải đi xin việc, mà là do bị mời chào, lôi kéo. 
Cũng đã có NH đã đồng ý tiếp nhận với chức vụ và mức lương khá cao, nhưng với điều kiện không được lên diễn đàn, hội thảo phát biểu ý kiến, quan điểm. Ông cũng thử “nhịn” được hơn một tháng cho đến khi một Phó tổng giám đốc NH nói: “Ông Đức mà không được nói thì chẳng còn gì là ông Đức nữa…”. Và thế là ông lại trở về với sở trường và niềm đam mê phân tích, phản biện chính sách, pháp luật. 
Tất nhiên, câu chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” chẳng đùa với LS tự do khi ông phải lo vận hành bộ máy với gần 20 nhân viên, với những mục tiêu chiến lược cho sự phát triển của công ty. Ông chia sẻ, thu nhập bấp bênh, có khi không bằng một phần thu nhập khi đang làm ở NH song ông tin tưởng vào triển vọng phát triển của công ty. 
“Mục tiêu và thế mạnh của BASICO là LS  tư vấn cho DN, NH và các định chế tài chính, nhưng chúng tôi luôn làm tốt vai LS tranh tụng trong các vụ án lớn liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp”- LS Đức chia sẻ. Ông bảo, chỉ riêng về pháp lý thì còn nhiều công ty mạnh, chỉ riêng kinh tế, NH thì cũng vậy; nhưng kết hợp tốt nhất được cả hai yếu tố đó, thì ông tự tin rằng, rất khó có đối thủ nào qua mặt được BASICO. Ngoài ra, đào tạo cũng là một trong những thế mạnh của công ty luật này. 
Luôn cùng BASICO mở rộng phạm vi và lĩnh vực tư vấn phục vụ cho xã hội và cộng đồng DN, năm 2012, LS Trương Thanh Đức đã vinh dự được Bộ Tư pháp trao tặng danh hiệu “Luật sư vì cộng đồng”. Đây là một trong những danh hiệu vàng 3 năm trao một lần cho các hãng luật và LS tiêu biểu nhất của cả nước…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp
(PLVN) -  Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp, chủ trì hội đồng thẩm định Hồ sơ xây dựng Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số , Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Nguyễn Thị Hạnh , Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính y êu cầu cơ quan soạn thảo cần tính đến các cơ chế dài hạn, có tầm nhìn xa, dự báo xu hướng sinh sản, đồng thời xây dựng chính sách gắn kết mức sinh với chất lượng dân số .

Sở Tư pháp tỉnh Hủa Phăn thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La

Hai đoàn công tác ký kết biên bản làm việc.
(PLVN) - Ngày 25/3, bà Phu Hương Phổm Mạ Văn, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào làm Trưởng đoàn đã thăm, trao đổi và học tập kinh nghiệm công tác tư pháp, công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Sơn La. Tiếp và làm việc với Đoàn có lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.