Người có duyên với công tác Tư pháp

Người có duyên với công tác Tư pháp
(PLO) - Là một sỹ quan cao cấp công tác trong ngành Công an mới chuyển sang tiếp cận với công tác Tư pháp hơn 5 năm nhưng với tinh thần ham học hỏi, năng động, sáng tạo, tận tụy, trách nhiệm với công việc, ông Nguyễn Hùng Tiến – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình như người “thổi gió” đưa ngành Tư pháp Ninh Bình phát triển đạt nhiều thành tích vượt bậc, liên tục được Bộ Tư pháp và UBND tỉnh tặng Bằng khen và giành cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh và của Bộ Tư pháp. 
Nhiều sáng kiến mới nâng cao hiệu quả công tác 
Ông Nguyễn Hùng Tiến sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông đã trải qua 35 năm công tác trong ngành Công an và đã từng đảm nhiệm các vị trí: Uỷ viên Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Ninh Bình - Phó phòng rồi Trưởng phòng Bảo vệ chính trị  - Công an tỉnh, Thường vụ huyện ủy – Trưởng Công an huyện Gia Viễn với quân hàm đại tá. 
Từ tháng 4/2010 đến nay, ông được Tỉnh ủy – UBND tỉnh điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Tư pháp, hiện ông đang là Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình.
Qua câu chuyện, ông Tiến nhớ lại thời điểm đầu năm 2010 khi mới bén duyên với ngành Tư pháp, với môi trường công tác mới mẻ, từ một sỹ quan từng công tác trong lực lượng Công an nhân dân, nay chuyển sang công tác quản lý hành chính Nhà nước, đó là một sự chuyển đổi rất khác biệt về phương pháp, phong cách làm việc, vì vậy đó cũng là một khó khăn ban đầu với việc tiếp cận công việc. 
Mặt khác, cả Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình khi đó chỉ có hơn 40 biên chế, chỉ tiêu hàng năm được giao lại quá ít trong khi khối lượng công việc phải đảm nhiệm là rất lớn. Với nguồn nhân lực thiếu hụt nhưng để xin thêm biên chế đảm bảo khối lượng công việc đồ sộ như vậy là không hề dễ dàng. 
Trong quá trình làm việc, ông đã cùng với tập thể Ban Lãnh đạo Sở đề xuất với UBND tỉnh xin bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế. Tính đến thời điểm hiện nay, Sở Tư pháp đã được bổ sung thêm hơn 20 biên chế, nâng tổng số biên chế toàn cơ quan lên 70 người, số lượng biên chế xin bổ sung đó được phân bổ cho các phòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở.
Sau khi kiện toàn được bộ máy tổ chức, với cương vị là người đứng đầu cơ quan, ông đã bắt tay ngay vào việc triển khai các nhiệm vụ chính trị của ngành, từng bước đưa ngành Tư pháp địa phương phát triển đi lên, hoàn thành tốt vai trò tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác Tư pháp ở địa phương. 
Ông đã trực tiếp chỉ đạo, xây dựng và triển khai các Đề án lớn của ngành để thực hiện ở địa phương trình UBND tỉnh phê duyệt như: Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015; Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2011 đến năm 2015; Đề án phát triển đội ngũ Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2011 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình…
Đặc biệt trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện công tác hộ tịch ở địa phương, bản thân ông cũng đã gặp không ít những khó khăn, nhưng với sự cần thiết của công tác hộ tịch và yêu cầu khách quan của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác hộ tịch trên địa bàn cấp xã và để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý hộ tịch ở cơ sở của ngành Tư pháp tỉnh nhà, bảo đảm tốt nhất quyền lợi hợp pháp của người dân. 
Sau nhiều thời gian trăn trở suy nghĩ tìm giải pháp để áp dụng vào thực tế địa phương có hiệu quả nhất, cuối cùng ông cũng đưa ra sáng kiến về “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay”. Sáng kiến này đã được hội đồng sáng kiến của Bộ Tư pháp công nhận và đang được áp dụng rất có hiệu quả vào thực tế tại địa phương. 
Vị lãnh đạo Sở giản dị, giàu tình cảm
Không chỉ là người có năng lực về chuyên môn, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm, quyết đoán trong công việc, Giám đốc Sở Nguyễn Hùng Tiến còn là một người sống rất giản dị, tình cảm, luôn gần gũi, chan hòa với anh em đồng nghiệp. 
Ông luôn lắng nghe, động viên, chia sẻ, nắm bắt kịp thời những tâm tư nguyện vọng của từng cán bộ, thường xuyên quan tâm, động viên đến những cán bộ có đời sống vật chất khó khăn cũng như những cán bộ có hoàn cảnh éo le trong cuộc sống để họ cố gắng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, khắc ghi công ơn của những anh hùng thương binh, liệt sỹ đã hy sinh sương máu và tuổi thanh xuân của mình chiến đấu giành độc lập tư do cho Tổ quốc và để tỏ lòng tri ân những người có công với nước, ông cùng với tập thể Ban lãnh đạo Sở đã đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng Vũ Thị Tý tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn và ý kiến đề xuất của ông đã được Tỉnh ủy – UBND tỉnh đồng tình ủng hộ. Hàng tháng, ông cùng tập thể Ban lãnh đạo Sở, Ban chấp hành công đoàn và các đoàn thể cơ quan trực tiếp xuống nhà mẹ Vũ Thị Tý để thăm hỏi, động viên mẹ.
Khi tâm sự với các đồng nghiệp trong ngành, ông vui vẻ nói với một tâm trạng đầy tự hào xen lẫn cảm xúc: “Mặc dù mới bén duyên với ngành chưa được lâu nhưng tôi rất tự hào với sự phát triển của ngành Tư pháp nói chung và Tư pháp Ninh Bình nói riêng”. Và mỗi khi nhắc đến ông thì hình ảnh vị Giám đốc Sở vừa giản dị, vừa tâm huyết, quyết liệt lại hiện hữu như một tấm gương để anh em Tư pháp Ninh Bình trân trọng và cảm phục. 
Thành tích nổi bật sau 5 năm bén duyên với ngành
Với cương vị là người đứng đầu cơ quan Sở Tư pháp và ngành Tư pháp địa phương, tâm niệm với lời dạy của Bác Hồ về tinh thần đoàn kết và những bài học về xây dựng tinh thần đoàn kết, ông đã nỗ lực phát huy sức mạnh tập thể, đặc biệt quan tâm xây dựng tinh thần đoàn kết trong cơ quan. 
Với vai trò là Bí thư Đảng ủy, thủ trưởng cơ quan, ông thường xuyên nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để triển khai tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, phát động việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức các hội nghị và trực tiếp quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan. 
Với cương vị là người đứng đầu cơ quan Sở Tư pháp, bản thân ông đã quy tụ được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tạo được sự đồng thuận của tập thể Ban Lãnh đạo Sở Tư pháp để hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao. Năm 2011 Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Cờ đơn vị thi đua xuất sắc, năm 2012 được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng cờ thi đua xuất sắc ngành Tư pháp và năm 2013, 2014 được Bộ Trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen. 
Bản thân ông, trong 5 năm liền (2010 – 2014), ông đều được công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, được Đảng ủy khối cơ quan tỉnh tặng giấy khen, Ban thường vụ Tỉnh ủy xếp loại công chức hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao. 
Đặc biệt vinh dự và tự hào hơn đó là năm 2014 ông vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tư pháp, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen và công nhận điển hình tiên tiến giai đoạn (2010 – 2015). Đó là những phần thưởng vô giá làm động lực thôi thúc ông tiếp tục chèo lái con thuyền đưa ngành Tư pháp Ninh Bình tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.