Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Quang cảnh Hội nghị (Ảnh: H.Giang)
Quang cảnh Hội nghị (Ảnh: H.Giang)

Đổi mới tư duy trong thực hiện nhiệm vụ

Phát biểu tại Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng khẳng định, năm 2024, Ngành Thi hành án Quân đội đã thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, tố chức, triển khai thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Cụ thể, về công tác xây dựng thể chế, Ngành Thi hành án Quân đội đã chủ trì, xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP) về công tác THADS đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ theo Chương trình của BQP; tích cực tham gia xây dựng Dự án Luật THADS sửa đổi, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP). Đồng thời, tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng BQP được thực hiện tích cực, chủ động; đã kịp thời tham mưu, đề xuất phương án để Thủ trưởng BQP chỉ đạo giải quyết các vụ án khó khăn, phức tạp.

Công tác kiểm tra nghiệp vụ có sự đổi mới toàn diện, kịp thời phát hiện, chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm. Tổ chức nắm tình hình, kiểm tra định kỳ công tác THADS tại 09 Phòng Thi hành án cấp quân khu theo kế hoạch; kiểm tra 28 hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trong Bộ Quốc phòng. Tham gia Đoàn kiểm tra số 01 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực kiểm tra một số địa phương; Tổ chuyên viên giúp việc, Tổ thẩm định liên ngành về đặc xá năm 2024...

Thường xuyên nắm tình hình, làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ THADS; tổ chức kiểm tra, thẩm tra chặt chẽ, đảm bảo hoạt động THADS được thực hiện đúng quy định pháp luật, kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, sai sót. Công tác tổ chức thi hành án đã có nhiều cố gắng; phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng của BQP, Bộ Tư pháp, kịp thời kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ nhiệm chức danh cán bộ ngành và cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ THADS.

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: H.Giang)

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: H.Giang)

Về công tác phối hợp, Cục Thi hành án BQP đã chủ động phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan về THADS như: Phối hợp với các cơ quan xây dựng Thông tư của Bộ Quốc phòng về THADS; phối hợp với Vụ Pháp chế, Cục Quân lực giải trình về Tiểu đề án của Ngành; phối hợp với Tổng cục THADS về công tác xây dựng thể chế, công tác nghiệp vụ, công tác cán bộ ngành; phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân, Cục Kinh tế triển khai thực hiện ý kiến của Ban Thường vụ QUTW liên quan khu đất số 2, số 9-11; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức các cuộc họp để chỉ đạo về việc thi hành án; tham gia các hội nghị, hội thảo. Kịp thời giải quyết, trả lời kiến nghị, đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về THADS và các lĩnh vực liên quan.

Các Phòng Thi hành án cấp quân khu đã chủ động phối hợp với Tòa án quân sự, Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan Thi hành án hình sự, Trại giam, Trại tạm giam, Cơ quan THADS, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội để giải quyết việc thi hành án, đặc biệt là những vụ việc phức tạp.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với tình hình thực tiễn; xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến THADS cho cán bộ, nhân viên.

Công tác theo dõi thi hành án hành chính; bồi thường nhà nước; cải cách tư pháp; pháp chế; cải cách hành chính; kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện đầy đủ, đúng quy định, có nền nếp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về THADS trong Quân đội. Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số đáp ứng các chỉ tiêu, nội dung được Bộ Quốc phòng giao, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, điều hành.

Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng phát biểu kết luận tại Hội nghị (Ảnh: H.Giang)
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng phát biểu kết luận tại Hội nghị (Ảnh: H.Giang)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiêm túc rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp khắc phục kịp thời.

Nhấn mạnh, năm 2025, Ngành Thi hành án Quân đội còn rất nhiều nhiệm vụ, công việc cần triển khai và hoàn thành tốt như: đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án của BQP, xây dựng Ngành ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng đề nghị chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ quan đơn vị, đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị.

Đồng thời quán triệt cho cán bộ, nhân viên chấp hành nghiêm quy định pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, đổi mới, sáng tạo, phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; quán triệt, triển khai và thực hiện thắng lợi các nội dung, chỉ tiêu phong trào thi đua Ngành gắn với phong trào thi đua quyết thắng của từng đơn vị.

Cùng với đó, để triển khai hiệu quả kế hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác THADS năm 2025, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng đề nghị các cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân viên quán triệt, thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, đề xuất; tăng cường kiểm tra, nắm tình hình; chủ động, kịp thời tham mưu giải quyết những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý và tố chức thi hành án; nâng cao trách nhiệm của cán bộ chỉ huy các cấp trong chỉ huy, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Thứ hai, thực hiện nghiêm quy định pháp luật, Quy chế, quy định của Ngành; chủ động, tích cực tổ chức đôn đốc, xác minh, giải quyết việc thi hành án; xử lý vật chứng, tài sản; tiếp công dân, giả quyết đơn thư; trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát; thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án.

Thứ ba, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tư, chấp hành nghiêm các chế độ, nguyên tắc trong quản lý, chi tiêu tài chính ngân sách nghiệp vụ chuyên môn, chống tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin. Nghiên cứu, chủ động tham mưu với cấp ủy, chỉ huy đơn vị triển khai hiệu quả Đề án của BQP, đảm bảo tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ thực hiện nhiệm vụ.

Tăng cường công tác phối hợp

Ghi nhận những kết quả nổi bật cũng như những nỗ lực vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của Ngành Thi hành án Quân đội, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Lực nhấn mạnh, năm 2024, ngành THADS đã đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, trong đó có sự đóng góp to lớn của Ngành Thi hành án quân đội.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Lực phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: H.Giang)
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Lực phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: H.Giang)

Để tiếp tục tạo sự chuyển biến cơ bản, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác THADS, đóng góp chung và kết quả của toàn Hệ thống THADS, ông Nguyễn Văn Lực đề nghị một số nội dung phối hợp trong năm công tác 2025 và những năm tiếp theo như:

Một là, Đề nghị Cục Thi hành án BQP phối hợp chặt chẽ với Tổng cục THADS trong việc nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế pháp luật về THADS, nhất là việc xây dựng Luật THADS sửa đổi.

Hai là tiếp tục phối hợp, triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 04 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Ba là, thường xuyên rà soát phối hợp với Tổng cục THADS tham mưu, đề xuất bổ nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên trong Quân đội đối với những trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Tăng cường chọn cử cán bộ Thi hành án quân đội tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng do Bộ Tư pháp tổ chức định kỳ, phối hợp với Tổng cục THADS tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng, kiên thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngành Thi hành án Quân đội.

Bốn là, phối hợp, giới thiệu và đề xuất khen thưởng cho những tập thế, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS phát động nhằm kịp thời động viên, khích lệ các tập thê, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở kết quả Hội nghị, ông Nguyễn Văn Lực tin tưởng rằng các cơ quan THADS trong Quân đội sẽ tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong năm 2024, nỗ lực, cố gắng khắc phục những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc trong các mặt công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS được giao năm 2025.

Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS năm 2024. (Ảnh: H.Giang)

Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS năm 2024. (Ảnh: H.Giang)

Đọc thêm

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.