Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Tham dự phiên họp có các thành viên Hội đồng thẩm định là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; các bộ, ngành liên quan.

Báo cáo tại phiên họp, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay, điều chỉnh hoạt động cấp nước sạch, thoát nước (bao gồm thoát nước mưa, thoát nước thải và xử lý nước thải) chưa được quy định trong các văn bản Luật hiện hành; chỉ được quy định bằng văn bản dưới Luật là các Nghị định (quy định trực tiếp). Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải đã đạt được một số kết quả về phát triển cấp, thoát nước; về quản lý vận hành, bảo đảm an toàn dịch vụ cấp, thoát nước; chuyển đổi số, quản lý nước thông minh, khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cấp, thoát nước.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, quá trình tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải đã phát sinh những tồn tại, hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện.

Đại diện Bộ Xây dựng báo cáo tại phiên họp Hội đồng thẩm định.

Đại diện Bộ Xây dựng báo cáo tại phiên họp Hội đồng thẩm định.

Cụ thể, pháp luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực cấp, thoát nước chưa tương xứng với vai trò, tầm quan trọng của dịch vụ cung cấp nước sạch và thoát nước, xử lý nước thải. Hoạt động đầu tư phát triển cấp, thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải chưa đầy đủ, khó khăn trong việc đánh giá tình hình, lập quy hoạch, định hướng, đầu tư và quản lý nhà nước. Việc ban hành giá nước sạch gặp nhiều khó khăn. Quản lý nhà nước về cấp, thoát nước còn chồng chéo, chưa thống nhất… Do đó, việc xây dựng Luật Cấp, thoát nước là cần thiết.

Theo đại diện Bộ Xây dựng, xây dựng Luật để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về cấp nước, thoát nước; giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tế, khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính, thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn; thoát nước chống ngập, thu gom và xử lý nước thải theo phân bố dân cư, lưu vực sông, bảo vệ môi trường nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo đảm an sinh xã hội…

Dự thảo Luật Cấp, thoát nước gồm 8 chương, 65 điều. Nội dung cơ bản của dự thảo Luật gồm những quy định chung; chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển cấp, thoát nước; đầu tư phát triển hệ thống cấp, thoát nước; quản lý vận hành và khai thác hệ thống cấp, thoát nước; dịch vụ cấp, thoát nước; giá nước sạch và giá dịch vụ thoát nước…

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại phiên họp Hội đồng thẩm định.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại phiên họp Hội đồng thẩm định.

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá cao hồ sơ, nội dung dự án luật; đánh giá cao việc tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo, những nội dung giải trình rất nghiêm túc, thỏa đáng. Đại diện các cơ quan liên quan khẳng định họ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong việc rà soát các quy định pháp luật liên quan, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn... Ngoài ra, một số thành viên đề nghị chỉnh sửa một số câu từ trong dự thảo Luật cho bao quát, đầy đủ hơn; bổ sung thêm danh mục một số dự án, công trình ưu tiên và mong dự án Luật sớm đi vào cuộc sống…

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đây là một luật khó, liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và là luật mới trong bối cảnh các luật khác có liên quan đã đã được ban hành. Khi xây dựng Luật, Bộ Xây dựng bám sát đặc thù của nước bởi ngành nước là ngành an sinh, an ninh, an toàn để xây dựng chính sách giá phù hợp, vừa có hỗ trợ, vừa có khuyến khích tiết kiệm, phát triển; đảm bảo cấp nước sạch, cấp nước an toàn; lập quy hoạch việc cấp thoát nước; cơ chế thu hút đầu tư trong lĩnh vực cấp, thoát nước; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải trong các Khu Công nghiệp, Khu Chế suất và vấn đề xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cấp, thoát nước…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận phiên họp Hội đồng thẩm định.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận phiên họp Hội đồng thẩm định.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đánh giá cao việc chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng của Bộ Xây dựng. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đề nghị Bộ Xây dựng cân nhắc, chỉnh sửa lại một số điều liên quan đến quản lý việc cấp, thoát nước cho phù hợp.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh đây là Luật rất quan trọng, tác động đến từng người dân, doanh nghiệp, tác động đến an ninh nguồn nước nên đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc, xây dựng cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư một cách mạnh mẽ; có những cơ chế đặc biệt, hỗ trợ những vùng khó khăn, những người yếu thế, người tàn tật… Bên cạnh đó, cần đưa thêm một số quy định liên quan đến việc tuyên truyền tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước; cần quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải; đơn giản hóa các thủ tục đầu tư dự án liên quan tới quy hoạch cấp, thoát nước…/.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.