Nhiều điểm sáng trong công tác Tư pháp thành phố Huế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế Nguyễn Thanh Bình trao Bằng khen cho các tập thể
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế Nguyễn Thanh Bình trao Bằng khen cho các tập thể
(PLVN) - Ngày 9/1, Sở Tư pháp thành phố Huế tổ chức hội nghị tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Với những nổ lực không ngừng, trong năm qua, ngành Tư pháp thành phố Huế đã đóng góp một phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển của thành phố, ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2024, cùng với thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp thành phố Huế đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên VneID.

Đến nay, tổng số hồ sơ tiếp nhận yêu cầu cấp phiếu LLTP tại thành phố Huế là 13.482 hồ sơ, trong đó hồ sơ được nhận từ VNeID: 9.831 hồ sơ, đã trả qua VNeID: 9.456 hồ sơ. Sau thời gian thí điểm, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở rộng thí điểm cấp phiếu LLTP trên VneID trên toàn quốc.

Trong năm qua, công tác thẩm định, góp ý văn bản QPPL tiếp tục được Sở Tư pháp chú trọng thực hiện, Sở đã tham gia góp ý 283 dự thảo văn bản do các cơ quan trung ương và các cơ quan tại địa phương trưng cầu, trong đó có 165 dự thảo văn bản QPPL (tăng 38,65% so với năm 2023), đảm bảo thời gian và chất lượng góp ý. Tiếp nhận và thực hiện thẩm định 138 dự thảo văn bản QPPL do các ngành gửi đến đúng tiến độ; phòng tư pháp các huyện, thị xã tiếp nhận, thẩm định 28 văn bản QPPL.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Các đại biểu tham dự hội nghị

Về công tác kiểm tra văn bản QPPL, Sở Tư pháp đã giúp UBND thành phố Huế tự kiểm tra 81/81 văn bản QPPL do UBND thành phố ban hành và thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 21 văn bản QPPL do HĐND, UBND các huyện, thị xã gửi đến. Qua tự kiểm tra các văn bản không có dấu hiệu trái pháp luật.

Thực hiện rà soát, lập danh mục đối với 721 văn bản QPPL do HĐND, UBND thành phố ban hành còn hiệu lực đến ngày 31/3/2024, tiến hành tự kiểm tra 522 Quyết định HĐND, UBND do UBND thành phố Huế ban hành. Trong đó, kiến nghị xử lý đối với 45 Quyết định, UBND thành phố đã ban hành 34 Quyết định để xử lý các văn bản này...

Ngành Tư pháp triển khai các nhiệm vụ lĩnh vực hộ tịch theo Đề án 06 như tập trung nguồn lực đẩy nhanh số hoá sổ hộ tịch và cập nhật dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, thành phố Huế đã hoàn thành thực hiện số hóa và chuyển lên Hệ thống Hộ tịch điện tử toàn quốc với số lượng dữ liệu là 1.204.756 trường hợp. Thành phố Huế là một trong 17 tỉnh/thành phố trong cả nước hoàn thành việc số hóa sổ hộ tịch giấy vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; triển khai 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử về khai sinh, khai tử theo Nghị định số 63 của Chính phủ; triển khai quy trình đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến...

Các cá nhân vinh dự được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp" của Bộ Tư pháp

Các cá nhân vinh dự được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp" của Bộ Tư pháp

Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác tư pháp trên địa bàn thành phố vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: việc tổ chức nghiên cứu và tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, đa phần các cơ quan đều nhất trí với nội dung dự thảo văn bản; chưa có nội dung chi, mức chi cụ thể cho các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật; hiệu quả tuyên truyền của một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu...

Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế ghi nhận và biểu dương những kết quả mà ngành Tư pháp đã đạt được trong năm 2024. Theo ông Bình, nhiều nhiệm vụ của ngành đạt kết quả cao, góp phần hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Sở Tư pháp thành phố Huế được xếp thứ 3/21 Sở, ngành chỉ số cải cách hành chính; được tặng nhiều Bằng khen của Bộ Tư pháp, của Chủ tịch UBND trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính, các lĩnh vực tư pháp đã thể hiện nỗ lực rất lớn của công chức, viên chức ngành Tư pháp trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế cũng đề nghị ngành Tư pháp tham mưu tốt công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế của thành phố trong giai đoạn chuyển tiếp từ chính quyền địa phương ở nông thôn sang chính quyền địa phương đô thị. Phối hợp với các ngành liên quan kịp thời tham mưu ban hành đảm bảo đầy đủ hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan, không để khoảng trống pháp lý, chủ động tham mưu HĐND, UBND thành phố, cấp có thẩm quyền về hành lang pháp lý phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Các cá nhân vinh dự được UBND thành phố Huế tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế giai đoạn 2021-2025

Các cá nhân vinh dự được UBND thành phố Huế tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế giai đoạn 2021-2025

Tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác chuyển đổi số - phải xác định đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp. Đồng thời, tập trung rà soát, đề xuất và triển khai các phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Tư pháp bảo đảm tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ về cải cách hành chính, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đăng ký biện pháp bảo đảm,… nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật...

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Huế đã tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Huế. Đồng thời, triển khai nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2025 với các nhiệm vụ cụ thể, sát thực tiễn. Theo đó, thời gian tới, Sở sẽ tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật. Phối hợp tốt với Sở, ban, ngành thực hiện rà soát văn bản QPPL của HĐND, UBND thành phố ban hành trước đây không còn phù hợp sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đổi mới, chủ động triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng công tác theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính.

Lãnh đạo UBND thành phố Huế tặng hoa chúc mừng hội nghị

Lãnh đạo UBND thành phố Huế tặng hoa chúc mừng hội nghị

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch”, trong đó tập trung phối hợp với Công an thành phố Huế thực hiện rà soát, làm sạch dữ liệu hộ tịch nhằm khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu điện tử hộ tịch; tham mưu triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm liên thông dữ liệu cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử, thông tin tử vong để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử trên môi trường điện tử” khi có chỉ đạo của Bộ Tư pháp.

Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, chú trọng đến đổi mới hình thức và nội dung phổ biến pháp luật. Quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Luật Công chứng (sửa đổi); ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Công chứng (sửa đổi) tại địa bàn tỉnh. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản, chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp như: Luật sư, đấu giá tài sản, giám định tư pháp, trợ giúp pháp lý…

Dịp này 7 tập thể, 12 cá nhân vinh dự được UBND thành phố Huế tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế giai đoạn 2021-2025; 9 cá nhân được Bộ Tư pháp tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp”...

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đọc thêm

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.