Nhiệt huyết tuổi trẻ ở Viện Khoa học pháp lý

Nhiệt huyết tuổi trẻ ở Viện Khoa học pháp lý
(PLO) - Sinh năm 1987, được tuyển thẳng vào Trường Đại học Luật Hà Nội do tốt nghiệp xuất sắc Trung học phổ thông và đạt giải Học sinh giỏi Văn cấp quốc gia, mới ở tuổi 28 nhưng Trương Hồng Quang, nghiên cứu viên Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp đã sở hữu trong tay hàng chục đầu sách tham khảo, chuyên khảo do mình là tác giả và đồng tác giả, gần trăm đề tài nghiên cứu, tham luận và các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành…
Trước khi gặp Trương Hồng Quang, tôi đã không nghĩ rằng chàng thanh niên gốc Quảng Ngãi này lại có nhiều năng lượng và đam mê với công tác nghiên cứu khoa học như vậy. 
Khoa học pháp lý phải đi trước một bước
Sinh ra trong một gia đình không có ai theo nghề luật, bố là Công an, em trai cũng theo nghiệp của bố, Trương Hồng Quang lại chọn cho mình một ngã rẽ khác. “Khi đạt giải Học sinh giỏi văn quốc gia, em được lựa chọn một trường đại học để xét tuyển thẳng. Khi đó, em đã nghĩ rằng, Đại học Luật Hà Nội là sự lựa chọn số 1 của mình bởi nghề luật sẽ mở ra cho em nhiều cơ hội để học hỏi và nghiên cứu về khoa học pháp lý”. 
Không giống như nhiều sinh viên mới vào trường còn bỡ ngỡ, thậm chí là “sốc” với những môn học cơ bản của Đại học Luật Hà Nội, ngay từ năm thứ nhất, Trương Hồng Quang đã tích cực tìm kiếm đề tài nghiên cứu khoa học. Năm thứ hai, Quang lao vào nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề về quyền được chết đối với quá trình xây dựng Luật An tử ở Việt Nam hiện nay”. 
Gần đây, thấy dư luận cứ xôn xao với việc Bộ Y tế đề xuất đưa quyền được chết vào dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, Trương Hồng Quang tự hào nhớ lại: “Cách đây gần 10 năm, đề tài nghiên cứu của em là một vấn đề vô cùng mới mẻ, đi tìm tài liệu cũng khó vì chỉ có một số bài viết kể lại rằng ở nước này, nước khác có cho phép bệnh nhân có quyền được tìm đến cái chết khi y học không còn giải pháp nào khác”. Ở các nước có nền y khoa phát triển, quyền an tử được đặt ra như vậy, còn ở Việt Nam thì sao? Cậu sinh viên năm thứ hai Trương Hồng Quang đã nhiều đêm trăn trở với vấn đề pháp lý mới mẻ này. 
Một giải pháp được Trương Hồng Quang đề xuất là pháp luật cần dự liệu và công nhận quyền được chết đối với một số trường hợp đặc biệt. Đề tài cũng đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền này nếu được đưa vào luật. Không ngoài dự đoán, đề tài “Một số vấn đề về quyền được chết đối với quá trình xây dựng Luật An tử ở Việt Nam hiện nay” đã gây tiếng vang lớn trong giới sinh viên và giành được giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Sau khi tốt nghiệp, Trương Hồng Quang cũng tích cực hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, trong đó có một công trình của nhóm sinh viên Khóa 33 ĐH Luật Hà Nội đạt giải Nhất cấp Quốc gia (đây là giải Nhất đầu tiên của ngành Luật tại cuộc thi này).
Từ “Chiến thắng trận đầu” nói trên, Trương Hồng Quang tiếp tục lao vào nghiên cứu khoa học pháp lý với nhiều đề tài, nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, khi thì “Xây dựng mô hình cơ quan cạnh tranh mới tại Việt Nam hiện nay”, “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong các dự án đầu tư”, khi thì “Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện quyền hiến định của công dân trong Hiến pháp 1992 (sửa đổ 2001) về tham gia quản lý nhà nước”, “Phân công quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam hiện nay – Lịch sử, Lý luận và Thực tiễn” v.v... Hàng trăm bài báo cũng được Trương Hồng Quang thực hiện để lan tỏa rộng hơn những kết quả nghiên cứu từ các đề tài của mình và đồng nghiệp. 
Ít ai biết rằng, hai cuốn sách tham khảo “Tìm hiểu một số vấn đề dưới góc độ pháp lý về đồng tính, song tính và chuyển giới” và “Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật” được dư luận rất quan tâm khi Quốc hội thảo luận về Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi thời gian vừa qua chính là của tác giả trẻ Trương Hồng Quang. 
Dù đã tham khảo nhiều tài liệu về người đồng tính khi thực hiện các bài viết về vấn đề này nhưng tôi vẫn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi nghe Trương Hồng Quang phân tích về những vấn đề mà người đồng tính, song tính và chuyển giới phải đối mặt; cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới; một số khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam thời gian tới… 
Trong nhóm các nghiên cứu viên thế hệ 8x tại Viện Khoa học pháp lý, Trương Hồng Quang là người đầu tiên được giao đứng chủ nhiệm đề tài về vấn đề này. Trước và sau khi đề tài hoàn thành cũng là lúc những cuốn sách tham khảo hữu ích ra đời. 
Cuốn sách “Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật” đã được Trung tâm Truyền thông Sáng tạo, Dịch vụ và Nghiên cứu về Tính dục (Thành phố Hồ Chí Minh) bình chọn là 1 trong 3 cuốn sách của năm 2014 về chủ đề đồng tính, song tính và chuyển giới. Những tài liệu “đi trước một bước” như thế của Viện Khoa học pháp lý rất hữu ích cho công tác tham mưu, xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp trong thời gian vừa qua. 
Tôi lại nhớ tới lời giới thiệu của anh Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý về Trương Hồng Quang: “Cậu ấy rất khá! Nghe cậu ấy phân tích các vấn đề pháp lý về người đồng tính, bản thân những người làm công tác nghiên cứu khoa học như mình cũng thấy hiểu thêm nhiều điều”. 
Theo nghề nhờ đam mê
Nếu có ai từng nghĩ rằng người làm công tác nghiên cứu khoa học thường trầm và ít hoài bão chắc sẽ phải nghĩ lại khi gặp và nói chuyện với Trương Hồng Quang. Dường như lửa nhiệt huyết với công tác nghiên cứu khoa học pháp lý trong người thanh niên này ngày càng được hun đúc dầy thêm. 
Nói về cơ duyên đến với Viện Khoa học pháp lý, Trương Hồng Quang cho biết: “Em đến với Viện Khoa học pháp lý là nhờ sự dìu dắt của GS.TS Lê Hồng Hạnh”. Thì ra, ngay từ khi là sinh viên Đại học Luật Hà Nội, Quang không chỉ say mê nghiên cứu khoa học mà còn tích cực “sách cặp” đi giúp việc cho các Giáo sư, các Thầy trong và ngoài trường để tích lũy thêm kinh nghiệm. 
Quý cái tính cần cù, ham học hỏi của Quang, GS. Lê Hồng Hạnh khi ấy là Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý đã bảo Quang về cộng tác với thầy. Sau một thời gian thử việc, năm 2010, Quang đã chính thức được nhận về Viện Khoa học pháp lý và “đóng chốt” ở đó từ đấy đến nay. 
Khi được hỏi điều gì đã giúp Quang say mê với khoa học pháp lý như vậy, Quang không ngần ngại bộc bạch rằng: “Không ai có thể giúp mình tạo ra đam mê với công việc được. Muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực nào, chỉ có cách là tự mình phải xác định cho mình một hướng đi đúng và dành hết tâm huyết cho con đường đã chọn”. 
Ở Viện Khoa học pháp lý hôm nay, không chỉ có một mình Trương Hồng Quang, mà đang có rất nhiều các nghiên cứu viên thế hệ 7x, 8x đang ngày đêm miệt mài cống hiến với ngành, với nghề. Nhiều người trong số họ đã trưởng thành và trở thành trụ cột của Viện như TS. Nguyễn Văn Hiển (SN 1974), Viện trưởng; TS. Nguyễn Văn Cương (SN 1977), Phó Viện trưởng... Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài khoa học của Viện Khoa học pháp lý đã thực sự đóng góp hữu ích vào quá trình phát triển của nền khoa học pháp lý nước nhà. 

Đọc thêm

Đề xuất chấp hành viên được lựa chọn tổ chức đấu giá không giới hạn địa giới hành chính

Cưỡng chế THADS. (ảnh minh họa: Cẩm Tú)
(PLVN) - Đây là một trong những quy định đáng chú ý tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS), đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ do Bộ Tư pháp soạn thảo.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần thay đổi toàn diện, sâu sắc từ nhận thức đến cách làm

TS. Lê Vệ Quốc.
(PLVN) - Bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, trong đó PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Hội đồng công chứng tối cao Pháp cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển nghề công chứng

Hội đồng công chứng tối cao Pháp cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển nghề công chứng
(PLVN) - Sau khi kết thúc chương trình thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ và Ai - len, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 từ ngày 03 - 07/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emanuel Macron. Ngoài việc tham gia các hoạt động chính thức theo phân công, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có một số hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp.

Bộ Tư pháp lần đầu được vinh danh “Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc 2024”

Bộ Tư pháp lần đầu được vinh danh “Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc 2024”
(PLVN) - Ngày 05/10/2024, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024 (VDA).

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Sáng 4/10/2024, Báo PLVN nhận được “tâm thư” của Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi đến để cảm ơn Tiến sĩ Vũ Hoài Nam và Đoàn Công tác của Báo PLVN cùng các mạnh thường quân đã quan tâm, dành tình cảm giúp đỡ, hỗ trợ “chia sẻ” đối với cán bộ , công chức, viên chức của Sở chịu ảnh hưởng, thiệt hại của Cơn bão số 3 (Bão Yagi).

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Công an Bạc Liêu đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật do ngành Công an chủ trì soạn thảo đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của người dân trong xây dựng pháp luật theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Luật Tương trợ tư pháp về dân sự đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho công tác giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Ảnh: Minh họa
(PLVN) - Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2007, có hiệu lực ngày 01/8/2008, là cơ sở pháp lý để các cơ quan tư pháp của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết các vụ việc dân sự, hình sự xuyên biên giới, đồng thời cũng là sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế thông qua việc điều chỉnh hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Tiếp tục hoạt động tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ai-len từ ngày 2-3/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Ai-len Michael Higgins, vào chiều ngày 3/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng Tư pháp Ai-len Helen McEntee tại trụ sở Bộ Tư pháp Bạn. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam.

Bí quyết trong cuốn nhật ký của nữ hoà giải viên 10 năm chưa từng thất bại

Bà Đồng Thị Thanh Hòa, Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) -Hơn 10 năm trên cương vị Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bà Đồng Thị Thanh Hòa (SN 1955) đã tiếp nhận và thực hiện hòa giải thành công 100% vụ việc, không phải hòa giải lại. Bà Hòa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở.

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ
(PLVN) - Công chức, người lao động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp chung tay góp sức, ủng hộ, động viên về tinh thần và vật chất, thiết thực giúp đỡ cho những công chức, người lao động của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng do bão lũ gây ra.