Gương sáng Pháp luật

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

“Tranh thủ” truyền luật trong những lần xử án

Chánh án Tráng A Tếnh, sinh năm 1974, có gương mặt cương nghị, giọng nói đanh thép, tác phong làm việc chuẩn mực, nghiêm khắc... Trong công tác, ông làm việc chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh đến cùng với những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật. Đây không chỉ là “bệnh nghề nghiệp” mà còn là tính cách của ông.

Chánh án Tráng A Tếnh sinh ra và lớn lên ở bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La – địa bàn giáp ranh với xã Lóng Luông, nơi được coi là “thánh địa ma túy” năm xưa. Lóng Luông được ví như “yết hầu” của khu vực Tam Giác Vàng với số lượng đối tượng liên quan đến ma túy rất lớn. Là xã giáp ranh, Vân Hồ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Rất nhiều người cùng thế hệ vị Chánh án mẫu mực Tráng A Tếnh đã rơi vào “vòng xoáy” của ma túy.

Có những người bị dụ dỗ, lôi kéo vào ma túy, trở thành người nghiện lúc nào không hay. Để có tiền sử dụng ma túy, họ tham gia vào đường dây vận chuyển, mua bán ma túy. Đáng buồn hơn, có những gia đình có cả vợ chồng, con cái, anh em liên quan đến ma túy. Cái giá họ phải trả là những năm tháng tù tội hoặc chính mạng sống của mình…

Chứng kiến những gia đình mất người thân vì ma túy, ngay từ nhỏ, Tráng A Tếnh đã tự nhủ phải cố gắng học tập thật tốt để giúp đời, giúp người. Để có tiền theo đuổi “con chữ”, Tráng A Tếnh phải đi làm thuê, làm mướn. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông xin vào ngành tòa án làm việc. Ở cương vị Thư ký, ông luôn cần mẫn, chăm chỉ nên được cơ quan cử đi học tại Đại học Luật Hà Nội.

Sau 12 năm làm Thư ký tòa án, tháng 4/2010, ông Tráng A Tếnh được bổ nhiệm Thẩm phán TAND huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đến tháng 7/2018, Thẩm phán Tráng A Tếnh được bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp, sau đó về công tác tại TAND huyện Quỳnh Nhai và hiện tại là Chánh án TAND huyện Mai Sơn. Quá trình công tác, dù ở cương vị nào ông cũng luôn nỗ lực, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Theo chia sẻ ông Tráng A Tếnh, Bắc Yên, Quỳnh Nhai và Mai Sơn là những huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống: Dao, Thái, Mông, Mường… Ở một số bản làng vùng sâu, vùng xa, người dân vẫn giữ một số hủ tục lạc hậu, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “phép vua thua lệ làng”. Để có thể làm tốt vai trò “người cầm cân nảy mực”, mỗi khi tiếp nhận hồ sơ vụ án hay vụ việc dân sự, ngoài việc nghiên cứu hồ sơ, bản thân ông còn phải xuống tận nơi để tìm hiểu tâm tư, tình cảm của hai bên.

Hành trang vị Chánh án mang theo khi “đi đâu, đi sát vào quần chúng nhân dân” là 4 ngoại ngữ của đồng bào dân tộc nơi đây: Dao, Thái, Mông, Tày… do ông học lỏm rồi tự trau dồi. Sau đó, ông tới gặp Trưởng bản – những người có uy tín, để tìm hiểu nội dung sự việc, mâu thuẫn… Tìm hiểu xong, ông nhờ Trưởng bản, chính quyền mời các bên lên để trao đổi, phân tích cho họ hiểu các quy định pháp luật có liên quan tới vụ việc, hành vi nào là đúng, là sai, bị pháp luật nghiêm cấm… Nhờ đó, những mâu thuẫn được giải quyết, hai bên giữ được hòa khí, bản làng bình yên.

Đối với những hành vi phạm pháp luật, đạo đức, Chánh án Tráng A Tếnh kiên quyết đấu tranh đến cùng. Cách đây nhiều năm, trong một lần xuống xã Hang Chú, huyện Bắc Yên công tác, ông gặp ngay vụ án người vợ (cô Giàng Thị Ly – PV) bị gia đình chồng bạo hành, treo lên xà nhà. “Nếu là người phụ nữ khác, sau khi bị gia đình chồng bạo hành, nạn nhân sẽ tự tử bằng lá ngón. Tuy nhiên, cô Ly không lựa chọn im lặng, chấp nhận việc bị bạo hành mà đến công an xã trình báo”, ông Tráng A Tếnh chia sẻ.

Sau khi nghe cô Ly hành trình bày và nói “nhiều lần bị gia đình chồng treo lên xà nhà”, ông Tráng A Tếnh đã nhờ cán bộ nữ kiểm tra thương tích trên cơ thể bị hại, đồng thời đề nghị cơ quan công an vào cuộc vì đây là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu của tội phạm. “Lúc đầu, nhiều người cũng đắn đo, sợ công an vào cuộc, nơi đây sẽ “bạo loạn”, vì nơi đây mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Tuy nhiên, sau khi được tôi giải thích các quy định pháp luật, nhận thức của người dân nơi đây đã thay đổi. Họ biết trân trọng, yêu thương, nâng niu phụ nữ hơn. Những người đã bạo hành cô Ly sau đó bị truy tố, xét xử, trả giá cho hành vi sai trái của mình”, ông Tráng A Tếnh cho biết.

Quá trình xét xử các vụ án tại TAND huyện Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Mai Sơn hay đi xét xử lưu động, ông Tráng A Tếnh cũng luôn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho những người tham dự phiên tòa. Thậm chí, khi đi làm từ thiện cùng các cơ quan, đơn vị khác, ông cũng tranh thủ tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân sau mỗi giờ giải lao…

Chánh án Tráng A Tếnh tuyên án trong một vụ án hình sựChánh án Tráng A Tếnh tuyên án trong một vụ án hình sự

Nhiều sáng kiến xây dựng ngành

Hiện tại, ông Tráng A Tến là Bí thư chi bộ, Chánh án TAND huyện Mai Sơn. Quá trình công tác, ông đã nỗ lực, phấn đấu, đưa ra nhiều cách thức, biện pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời góp phần đưa TAND huyện Bắc Yên, huyện Quỳnh Nhai, huyện Mai Sơn ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Bản thân ông đã đưa ra một số sáng kiến để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng giải quyết án. Cụ thể, năm 2022, Chánh án Tráng A Tếnh đưa ra sáng kiến: “Nâng cao công tác hòa giải đối thoại tại TAND huyện Mai Sơn theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án”. Sáng kiến này được Chủ tịch Hội đồng Khoa học-Sáng kiến TAND tỉnh Sơn La công nhận tại Quyết định số 1573/QĐ-TA ngày 24/8/2022 của TAND tỉnh Sơn La.

Sáng kiến trên sau đó được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi hệ thống TAND hai cấp. Bởi sáng kiến này đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của Thư ký và Thẩm phán trong việc giải thích cho người dân về hiệu quả của hòa giải đối thoại tại Tòa án, từ đó góp phần nào nâng cao tỷ lệ người lựa chọn hòa giải đối thoại, nâng cao tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành.

Năm 2023 Chánh án Tráng A Tếnh tiếp tục có sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình”, được Chủ tịch Hội đồng Khoa học-Sáng kiến TAND tỉnh Sơn La công nhận tại Quyết định số 1833/QĐ-TA ngày 13/9/2023 của TAND tỉnh Sơn La. Sáng kiến này đưa ra giải pháp giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình một cách nhanh chóng, triệt để nhất, hướng đến hoà giải đoàn tụ gia đình. Sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng trong hệ thống TAND toàn quốc, được áp dụng có hiệu quả trong hệ thống TAND hai cấp…

Với tư cách là Thẩm phán, ông luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tư tưởng đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng; Luôn giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị; Không tham nhũng, tiêu cực và tinh thần kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác. “21 năm tôi ở nhà dột nát. Năm ngoái, vì nhà dột nát quá, tôi phải đi vay mượn thêm để sửa nhà”, ông Tráng A Tếnh tâm sự.

Trong hoạt động xây dựng ngành, Chánh án TAND huyện Mai Sơn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị để phục vụ hiệu quả cho công việc tại đơn vị. Đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, thể thao do Liên đoàn lao động huyện tổ chức hướng ứng các ngày lễ lớn của địa phương, của TAND tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của Tòa án…

Bên cạnh đó, Chánh án Tráng A Tếnh còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Cụ thể, đầu năm 2023, TAND huyện Mai Sơn phối hợp với Bệnh viện Hà Đông và Bệnh viện Quân y 103 thực hiện chương trình thiện nguyện “Xuân về vùng cao”, hỗ trợ, xây dựng hệ thống nước sạch, khám bệnh, tư vấn miễn phí, phát thuốc cho 100 người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… tại bản Củ và bản Phiêng Ngần, xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn; Trực tiếp phụ trách, rà soát nhà dột nát, hỗ trợ xóa nhà tạm cho bản Púng, xã Chiềng Ve, huyện Mai Sơn; kết nối với Hội Bất động sản quận Hoàng Mai (Hà Nội) và CLB thiện nguyện Đồng Hành Việt tổ chức chương trình khảo sát, xây dựng điểm trường cho các cháu học sinh tại bản Khiềng, xã Chiềng Ve…

Nhờ những nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của bản thân, từ năm 2019 đến 2024, Chánh án Tráng A Tếnh được TAND tỉnh Sơn La tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở các năm 2019, 2022, 2023; Gương điển hình tiên tiến năm 2022. Đặc biệt, năm 2024, Chánh án Tráng A Tếnh là 1 trong 4 Thẩm phán được TAND Tối cao tặng thưởng danh hiệu cao quý Thẩm phán mẫu mực năm 2024 vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác xét xử, góp phần xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân.

Hồng Mây – Mạnh Hùng

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.