Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 4: Phan Em Coffee và nỗ lực nâng tầm cà phê Cư M'gar

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với Phan Văn Thắng (SN 1994) – người sáng lập thương hiệu cà phê Phan Em Coffee, để có thành công thì chăm chỉ như con ong thôi là chưa đủ mà còn phải có khát vọng, đam mê, không ngừng sáng tạo. Đặc biệt là phải biết khai thác những đặc sản, tinh hoa sẵn có từ đất trời bản địa.

Vạn dặm khởi đầu từ bước chân nhỏ

Phan Em Coffee tuyển chọn lựa những quả cà phê chín mọng đưa vào sơ chế.

Phan Em Coffee tuyển chọn lựa những quả cà phê chín mọng đưa vào sơ chế.

Sinh ra trong một gia đình nghèo tại xã Cư DiêM'Nông (huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk). Dù được ba mẹ hết lòng thương yêu cho ăn học nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, Thắng "đứt gánh" học hành khi đang theo học ngành Công nghệ sinh học tại một trường đại học tại TP Hồ Chí Minh.

Rời ghế giảng đường, Thắng làm công nhân tại một xưởng chế tác đá quý ở tỉnh Bình Dương. Buồn chán với cảnh lương “ba cọc ba đồng”, mịt mờ đường tương lai, Thắng lại trở về nhà phụ giúp ba mẹ canh tác cà phê với diện tích 0,5ha. Đây cũng chính là gia sản của cả nhà, năm nào cà phê được mùa, được giá thì cả nhà no đủ, năm nào mất mùa, mất giá thì cả gia đình lại chật vật với cơm gạo.

Năm 2016 ảnh hưởng từ El Nino, để cứu vườn cà phê trước những đợt hạn hán kéo dài, Thắng phải cùng gia đình thường xuyên thức đêm để cứu vườn cây. Lao động cật lực là vậy, nhưng cuối năm vườn cà phê không được mùa, lại thêm trượt giá, khó khăn chồng chất. Từ trong cơ cực của hoàn cảnh, Thắng ngẫm nghĩ "tại sao không làm ra sản phẩm cà phê chất lượng để nâng cao giá trị?". Bởi khi làm ra sản phẩm chất lượng, vừa đảm bảo thu nhập cao, vừa có cơ hội quảng bá đặc sản địa phương mình.

Cà phê được phơi thủ công, thu nhận tinh hoa trời đất Tây Nguyên.

Cà phê được phơi thủ công, thu nhận tinh hoa trời đất Tây Nguyên.

Năm 2018, cơ sở rang xay cà phê Phan Em của chàng trai 9X ra đời với mục tiêu tạo ra sản phẩm ban đầu và phục vụ bà con quanh vùng. Sau nhiều đêm "ôm" máy, Thắng đã tích lũy kinh nghiệm để cho ra những lô hàng chất lượng nhất. Theo Thắng, rang xay là công đoạn quan trọng, yếu tố tiên quyết đối với hương vị cà phê. Thông qua quá trình này, hương thơm và vị cà phê được tinh chế bởi những phản ứng hóa học phức tạp.

Năm 2020, Thắng xây dựng mô hình farm cà phê bền vững, tự rang xay, chế biến từ chính những hạt cà phê trên rẫy do mình chăm sóc. Từ đó, Thắng chỉ quanh quẩn ở vườn, chăm sóc cà phê hữu cơ, chọn những hạt cà phê chín để thu hái vì lúc đó hàm lượng đường trong quả cà phê sẽ đạt mức cao nhất, chất lượng tốt nhất. Tiếp đó, Thắng đem cà phê rửa sạch, xát vỏ, lên men, cho lên giàn tre phơi dưới cái nắng tự nhiên. Kỹ thuật phơi khô rất quan trọng trong quy trình vì nấm mốc và nấm khuyết tật có thể dễ dàng phát triển nếu không được xử lý đúng cách. Quy trình này rất kỳ công nhưng đổi lại sẽ tạo ra được tách cà phê ngon, sạch, hương vị ngọt ngào, thơm ngát, đậm đà, an toàn, giá trị cao hơn.

Trong quá trình tìm hiểu, học hỏi, tập huấn chuyên sâu về cà phê, Thắng nhận thấy cà phê đặc sản có nhiều tiềm năng lớn với những hương vị mới, lạ. Tại Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam năm 2020, cà phê Rubusta xuất hiện mẫu có mùi hương bánh quy dừa. Mùi hương mới lạ này xuất hiện trong mẫu cà phê chế biến theo phương pháp tự nhiên natural thu hút sự chú ý của cộng đồng cà phê đặc sản. Đáng ngạc nhiên hơn là cà phê có thể đem đến 800 mùi hương khác nhau, nếu như kiểm soát tốt quá trình lên men sẽ tạo ra những hương vị đặc trưng, riêng biệt. Tiếp cận được thông tin trên, từ những gì đã học được cùng với sự say mê và quá trình nghiên cứu, Thắng bắt đầu sáng tạo ra sản phẩm cà phê đặc sản có hương vị riêng.

Sáng tạo, nâng tầm cà phê Cư M'gar

Tháng 3, "mùa con ong đi lấy mật", cả một vùng trời đất đỏ bazan bung hoa cà phê trắng muốt, tỏa hương thơm tinh khiết, ngọt lịm, quyến rũ các loài ong từ muôn nơi tìm về hút mật, làm nên vị ngọt cho đời. Nhìn con đường trải nhựa như một dải lụa vươn mãi ra tới buôn làng trên cao nguyên đất đỏ, Thắng đã sẵn sàng thực hiện kế hoạch khắc tên cà phê đặc sản Cư M'Gar lên thị trường rộng lớn ngoài kia.

Phan Văn Thắng có niềm đam mê khôn tả với cà phê.

Phan Văn Thắng có niềm đam mê khôn tả với cà phê.

Năm 2022, sau nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, chăm chỉ ủ nhiều mẫu, cuối cùng Thắng cũng có được thành công cho ra mẫu cà phê đặc sản Robusta có hương vị dâu. Với mẫu này, Thắng quyết định đăng ký tham gia Cuộc thi Vietnam Amazing Cup 2023 - Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam. Trải qua 2 vòng thi, Ban tổ chức đã chọn lựa 71/84 mẫu/lô hàng đạt 80 điểm trở lên, đủ tiêu chuẩn được chứng nhận cà phê đặc sản. Tại vòng chung kết, Phan Em Coffee được đánh giá xếp hạng Nhất đối với sản phẩm cà phê Robusta. Mẫu Robusta này của Phan Em Coffee sau quy trình chấm điểm khắt khe tiếp tục đạt giải nhất với số điểm 86,42 điểm tổ chức tại Làng cà phê Nhật Bản lần thứ 20 năm 2023.

Vùng nguyên liệu Phan Em Coffee tại huyện Cư M'Gar (Đắk Lắk).

Vùng nguyên liệu Phan Em Coffee tại huyện Cư M'Gar (Đắk Lắk).

Tháng 4/2024, Phan Em Coffee tiếp tục dự thi Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 với 2 mẫu/144 mẫu/ lô hàng tham dự. Thật bất ngờ cả 2 mẫu đều có mặt trong top 10 của cuộc thi.

Cụ thể, mẫu Robusta hương vị chanh dây đạt giải Nhì (84,79 điểm), mẫu Robusta hương vị chuối lọt top 10 (83,04 điểm). Thắng cho biết: "Cuộc thi là một cơ hội quý giá, nó không chỉ kết nối trực tiếp nhà rang xay với đơn vị sản xuất cà phê đặc sản mà còn thúc đẩy phát triển thị trường, nhu cầu tiêu thụ và giá trị gia tăng cho cà phê đặc sản Việt Nam. Nó tạo động lực cho người cà phê quan tâm đến việc nâng cấp chất lượng. Điều thú vị hơn cả ở cà phê đặc sản có lẽ không phải chỉ bởi giá trị hương vị của nó, mà là cả quy trình sản xuất cà phê khép kín phức tạp, nhằm đảm bảo kết tinh được những giọt đắng tinh túy nhất trong từng tách cà phê đặc sản".

Thắng đạt giải Nhì và Top 10 Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Thắng đạt giải Nhì và Top 10 Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Sau những cuộc thi, Phan Em Coffee được khách hàng trong nước biết đến nhiều hơn với thương hiệu "Cà phê đặc sản Việt Nam". Những đứa con tinh thần của Thắng được tham gia nhiều sự kiện về cà phê trên khắp đất nước. Mỗi năm Thắng tiêu thụ khoảng 30 - 40 tấn cà phê sạch nguyên chất, trong đó có hơn 10 tấn cà phê đặc sản.

Trên hành trình vạn dặm, vượt qua biết bao khó khăn, Thắng - ông chủ thương hiệu Phan Em Coffee từ những bước chân nhỏ đã khắc tên cà phê đặc sản Cư M'Gar lên bản đồ cà phê Việt Nam một cách rất riêng biệt.

"Cà phê đặc sản là sản phẩm cà phê từ vùng trồng có điều kiện tự nhiên cùng với quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến đặc biệt, khi thử nếm có hương vị riêng và đạt từ 80 điểm trở lên theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện chất lượng cà phê thế giới (CQI)", Phan Văn Thắng (SN 1994) – người sáng lập thương hiệu cà phê Phan Em Coffee chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đọc thêm

Hàng Việt “áp đảo” tại siêu thị V’mart

Các sản phẩm Việt Nam chiếm từ 80 - 85% tổng số hàng hóa bày bán tại V’mart.
(PLVN) - Với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, siêu thị V’mart không ngừng nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng.

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt

Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, từ sản phẩm OCOP cho đến các mặt hàng nông sản tiêu biểu đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

(PLVN) -  Sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hàng hóa sản xuất trong nước tại Thanh Hóa chiếm hơn 80% thị phần tại các kênh phân phối. Đặc biệt, tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ này đạt gần 90%, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Nghệ An: Đẩy mạnh quảng bá hàng hóa, dịch vụ gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại hàng Việt

Nghệ An cụ thể hoá bằng nhiều kế hoạch trong triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
(PLVN) -  Để thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỉnh Nghệ An đã quan tâm và đẩy mạnh công tác quảng bá hàng hóa, dịch vụ gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm, thiết lập chuỗi giá trị liên kết sản xuất - tiêu thụ.

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình mới, khi thị trường ngày càng cạnh tranh và yêu cầu chất lượng hàng hóa ngày càng cao, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bạc Liêu đã trở thành "đòn bẩy" khơi dậy niềm tin và tinh thần tự hào dân tộc. Những nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm và đổi mới phương thức tuyên truyền đã giúp hàng Việt chiếm lĩnh thị trường địa phương, khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng.

Bình Định: Chỉ thị số 30-CT/TW 'cú hích' thay đổi nhận thức người tiêu dùng

Bình Định: Chỉ thị số 30-CT/TW 'cú hích' thay đổi nhận thức người tiêu dùng
(PLVN) - Sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và thói quen mua sắm của người dân, cùng với việc nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn tỉnh.

Lần đầu tiên TP HCM có lễ hội nước mắm

Những món ăn gắn liền với nước mắm. Ảnh: Ban tổ chức
(PLVN) - Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam tại thị trường thế giới.

Bình Định nỗ lực kết nối thương mại điện tử, thúc đẩy phân phối sản phẩm địa phương

Ông Ngô Văn Tổng Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định.
(PLVN) - Thời gian qua, thương mại điện tử đã và đang tạo ra những cơ hội to lớn trong việc nâng cao giá trị các sản phẩm tiêu biểu của cả nước nói chung và tỉnh Định nói riêng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định.

Nghề săn lộc trời trên sông Đồng Nai

Nghề săn lộc trời trên sông Đồng Nai
(PLVN) -Từ bao đời nay, trên sông Cái, một nhánh đổ ra sông Đồng Nai nơi đây có cảnh đẹp huyền ảo, thơ mộng, hữu tình, chảy ôm quanh qua Cù lao Cỏ, Cù lao Phố, không chỉ là vùng đất non xanh nước biếc mà còn mang tới thứ sản vật trời ban đó là tôm càng xanh.

Thúc đẩy đưa đặc sản Hà Tĩnh đến người tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh tiên phong cung cấp sản phẩm chất lượng và tham gia sâu vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) - Một trong những thành công của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là đã thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc, từng bước đưa sản phẩm hàng hoá thế mạnh, “đặc sản” của địa phương đến với người tiêu dùng.