Bán hàng livestream ‘lối ra’ tiềm năng cho nông sản Việt

Bà Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Công ty Hoa Quả Phương Toản trong 1 phiên livestream giới thiệu sản phẩm.
Bà Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Công ty Hoa Quả Phương Toản trong 1 phiên livestream giới thiệu sản phẩm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, những buổi livestream bán hàng đã trở nên quen thuộc với nhiều tiểu thương, doanh nghiệp nhờ tính hiệu quả cao. Nhờ hình thức bán hàng này, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.

Mỗi ngày tiếp đón hàng nghìn lượt khách nhờ livestream

Năm 2023, thị trường nông sản online bùng nổ với nhiều phiên livestream “chục tấn” như 72 tấn cam ở Nghệ An, 50 tấn vải ở Bắc Giang, 23 tấn bí xanh ở Bắc Kạn... Những con số góp phần tăng niềm tin vào hình thức bán hàng mới của người nông dân.

Ngay sau các sự kiện này, nhiều người đã học cách thực hiện một phiên livestream từ cách nói chuyện, giới thiệu hàng hóa cho đến công nghệ. Là một trong những người mới “lấn sân” vào livestream bán hàng, bà Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Công ty Hoa Quả Phương Toản chia sẻ: “Livestream không phải chỉ để bán hàng, đây là kênh kết nối với khách hàng hiệu quả”.

Đi lên từ hai bàn tay trắng, từ năm 13 tuổi bà Phương đã bắt đầu biết đi mua hoa quả từ những chợ đầu mối để đi bán rong. Những năm sau đó, bà bắt đầu khởi nghiệp bằng việc buôn hoa quả, từ những chuyến cam Vinh (Nghệ An) đến những chuyến táo của Trung Quốc… Sau đó, bà tiếp tục mở rộng thị trường nhập khẩu ra nhiều nước khác nhau như: Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, New Zealand, Canada…

Chính sự nhanh nhẹn, nhạy bén, thông minh sẵn có, bà Phương đã làm cho Hoa quả Phương Toản trở thành “mối” bán buôn hoa quả lớn nhất nhì Hà Nội. Chưa dừng lại ở thị trường bán buôn, năm 2023, Công ty hoa quả Phương Toản chính thức tiến sang lĩnh vực bán lẻ. Việc lựa chọn bán hàng tại tòa lâu đài này khiến nhiều người tiêu dùng bất ngờ và thích thú khi được mua sắm hoa quả trong không gian sang trọng nhưng giá cả rất phải chăng cùng với đó là nhiều khuyến mại hấp dẫn.

Chia sẻ về lý do lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ bà Phương nói: “Việc tiến sang thị trường bán lẻ có lẽ cũng từ cái duyên, năm 2022, tôi có việc nên đi mua hoa quả bán lẻ từ các sạp trái cây khác ở Hà Nội. Bất ngờ, giá bán ở các sạp trái cây đắt hơn nhiều lần so với tôi bán buôn cho các chủ sạp. Cảm thấy với giá bán này của các chủ sạp, người dân mình phải chịu thiệt nhiều quá. Tôi vẫn luôn cho rằng, mỗi người trên đời này khi sinh ra có một nhiệm vụ khác nhau, và nhiệm vụ của tôi là phục vụ người dân. Vì thế, tôi quyết định bán lẻ hoa quả, để người dân được mua hoa quả với giá cả phải chăng”.

Dù đã bước qua tuổi 60 nhưng nhiệt huyết với công việc của bà Phương chưa bao giờ vơi bớt.

Dù đã bước qua tuổi 60 nhưng nhiệt huyết với công việc của bà Phương chưa bao giờ vơi bớt.

Năm 2023, những ngày đầu mới bán lẻ, số lượng người tiếp cận còn hạn chế, lượng hàng bán ra vẫn chỉ ở con số nhỏ. Ý tưởng xây dựng trang Fanpage Hoa quả Phương Toản, kênh TikTok Phương Toản Long Biên dần được hình thành. Đều đặn mỗi ngày, Hoa quả Phương Toản livestream 3 buổi, thu hút hàng nghìn lượt xem. Với lối chia sẻ dí dỏm, chân thật, mộc mạc, từng sản phẩm hoa quả được giới thiệu đến người tiêu dùng qua livestream.

Trong những buổi livestream, kết hợp với việc giới thiệu các loại hoa quả, bà Phương chia sẻ những mẹo phân biệt hoa quả, cách chọn hoa quả ngon hay đưa ra các mức giá chung của các loại hoa quả. Nhờ những "tips" đó, người dân sẽ chọn đúng loại hoa quả và tiếp cận với mức giá phải chăng.

Đến hiện tại, trang Fanpage Hoa quả Phương Toản đã thu hút được hơn 310.000 người theo dõi và kênh TikTok Phương Toản Long Biên đã thu hút được hơn 333.000 người theo dõi. Nhờ những buổi livestream mang đậm chất “nông dân” của bà Phương, nhiều người đã biết đến Hoa quả Phương Toản. Từ những ngày đầu cửa hàng chỉ tiếp đón khoảng từ 500 - 1.000 khách/ngày, đến nay, đều đều lượng khách tìm đến Hoa quả Phương Toản khoảng từ 3.000 - 4.000 người/ngày, đỉnh điểm cửa hàng đón từ 5.000 - 6.000 người đến mua hàng/ngày.

Chỉ vừa lập kênh Tiktok từ năm 2023, đến nay kênh TikTok Phương Toản Long Biên đã thu hút được hơn 332.900 người theo dõi

Chỉ vừa lập kênh Tiktok từ năm 2023, đến nay kênh TikTok Phương Toản Long Biên đã thu hút được hơn 332.900 người theo dõi

Livestream không chỉ để bán hàng, đây là kênh kết nối với khách hàng

Đánh giá về tiềm năng bán hàng bằng hình thức livestream, bà Phương cho hay: “Tiềm năng của bán hàng livestream là rất lớn, vì vậy tôi cũng không ngừng tìm kiếm những phương án để giải quyết các hạn chế đang gặp phải. Tuy nhiên, phải khẳng định một điều là dù bán hàng gì, mặt hàng nào thì livestream vẫn vô cùng hiệu quả. Thực tế tôi dù không bán hàng trực tiếp trên livestream nhưng vẫn coi đây là công cụ quảng bá, giới thiệu hàng hóa, sản phẩm. Livestream không chỉ để bán hàng, mà đây là kênh kết nối với khách hàng hiệu quả”.

Nhìn vào những buổi livestream với số lượt mắt xem khủng của kênh Tiktok Phương Toản Long Biên, dễ nhận thấy livestream đã kéo một lượng người quan tâm không hề nhỏ vào xem. Dù không bán hàng trực tiếp nhưng đây lại là kênh xây dựng thương hiệu, hình ảnh cũng như quảng bá sản phẩm, dịch vụ hiệu quả, đạt hiệu quả cao so với nhiều hình thức khác.

Giám đốc Công ty Hoa quả Phương Toản trong 1 buổi livestream giới thiệu đặc sản Dâu Mộc Châu (Sơn La).

Giám đốc Công ty Hoa quả Phương Toản trong 1 buổi livestream giới thiệu đặc sản Dâu Mộc Châu (Sơn La).

Hoa quả Phương Toản được biết đến là một trong những địa chỉ cung cấp hoa quả đặc sản vùng miền, hoa quả nhập khẩu giá tốt cùng nhiều sự lựa chọn. Để có được vị thế cũng như chiếm được lòng tin, sự ủng hộ của khách hàng như hôm nay thì điều tiên quyết mà Phương Toản đặt lên hàng đầu đó là chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty hoa quả Phương Toản luôn khắt khe từ khâu chọn lựa nguồn nguyên liệu đến khâu vận chuyển và phân phối. Nhờ đó, sản phẩm hoa luôn được đánh giá cao và chiếm được vị trí vững chắc trên thị trường.

“Tôi mê đi buôn hoa quả lắm, lẽ ra đến tuổi này tôi có thể nghỉ ngơi, nhưng đến giờ tôi vẫn làm việc 20-22 tiếng/1 ngày. Tôi kinh doanh không phải chỉ vì lợi nhuận mà còn hướng đến tạo giá trị cho cộng đồng. Làm sao đó để tạo công ăn việc làm cho công nhân, mang đến sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Với những nhà vườn trái cây, Hoa quả Phương Toản sẵn sàng mở lòng giúp đỡ tất cả các nhà vườn cần tiêu thụ trái cây, chỉ cần liên hệ với công ty, chúng tôi sẽ thu mua, hỗ trợ bà con truyền thông và bán sản phẩm”, Giám đốc Công ty Hoa quả Phương Toản chia sẻ.

Để thúc đẩy phong trào livestream bán hàng nông sản, các địa phương đang tích cực nhập cuộc với những chương trình hỗ trợ cụ thể. Điển hình như tỉnh Sơn La mới đây đã tổ chức tập huấn kỹ năng livestream cho nông dân, giúp họ tiếp cận thị trường trực tuyến một cách hiệu quả. Tỉnh Quảng Ninh trước đó cũng đã tổ chức phiên livestream bán vải chín sớm Phương Nam, kết hợp bán hàng trực tuyến và trực tiếp, thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng. Livestream bán hàng không chỉ là xu hướng hiện tại mà còn là tương lai của thị trường nông sản Việt.

Tin cùng chuyên mục

Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai

“Xé màn” hậu cung cùng phấn nụ

(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.

Đọc thêm

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.