Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình mới, khi thị trường ngày càng cạnh tranh và yêu cầu chất lượng hàng hóa ngày càng cao, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bạc Liêu đã trở thành "đòn bẩy" khơi dậy niềm tin và tinh thần tự hào dân tộc. Những nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm và đổi mới phương thức tuyên truyền đã giúp hàng Việt chiếm lĩnh thị trường địa phương, khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng.

Nỗ lực triển khai Cuộc vận động có hiệu quả

Ông Tô Minh Đương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động của cán bộ đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh hiểu rõ việc tích cực tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, từ năm 2021-2024, Ủy ban MTTQVN Nam tỉnh và Sở Công Thương quan tâm và thực hiện thường xuyên, với nhiều nội dung để triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hàng năm, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức xây dựng Kế hoạch, phối hợp làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan trong triển khai thực hiện Cuộc vận động; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, khơi dậy tinh thần của doanh nghiệp, người dân và các tổ chức; tăng cường hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”...

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tham quan trưng bày sản phẩm OCOP.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tham quan trưng bày sản phẩm OCOP.

Sở Công Thương Bạc Liêu đã phối hợp thực hiện hiệu quả với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 24 Hội nghị với 1.680 đại biểu tham gia, tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cập nhật, đăng gần 6.000 tin bài trên Cổng thông tin điện tử Sở Công Thương; phát hành 4 kỳ/năm Bản tin Công Thương.

Bên cạnh đó, tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo, tập huấn trực tuyến về kỹ năng bán hàng qua mạng; Kỹ năng giao tiếp và thiết lập mối quan hệ trong kinh doanh; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, khơi thông thị trường…

Đồng thời, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường như: Tạo “cầu nối” giữa nhà sản xuất, nhà phân phối với người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận hàng Việt Nam giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt với 3.591 lượt doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm, với trên 178 ngàn lượt người đến tham quan mua sắm, doanh số bán hàng đạt trên 133 tỷ đồng; tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam”.

Không những thế, Sở Công Thương còn tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” luôn được quan tâm chỉ đạo, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo Nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Song song đó, các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh Bạc Liêu tổ chức 14 chuyến đưa hàng Việt về nông thôn và 78 hội chợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt trưng bày, giới thiệu hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, từ thành phố đến các huyện, xã, có trên 6.951 lượt doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm, có trên 385 ngàn lượt người đến tham quan mua sắm, doanh số bán hàng đạt trên 156 tỷ đồng.

Nhiều sản phẩm OCOP được giới thiệu tại Hội chợ Công nghiệp, Thương mại, Du lịch và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu.

Nhiều sản phẩm OCOP được giới thiệu tại Hội chợ Công nghiệp, Thương mại, Du lịch và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu.

Đến nay, tỉnh Bạc Liêu hiện có 63 chợ, hệ thống bán lẻ hiện đại gồm: 6 trung tâm thương mại, 7 siêu thị, 24 cửa hàng tiện lợi thuộc chuỗi bách hóa xanh, Co.opFood, các điểm bán hàng OCOP, đều là các kênh phân phối, bán lẻ uy tín, góp phần đưa hàng Việt Nam có tiêu chuẩn chất lượng đến với người tiêu dùng.

Tiếp tục hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp, phát triển thị trường

Thời gian tới, để triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, ông Tô Minh Đương cho biết: “Sở Công Thương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhất là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Quan tâm hỗ trợ đào tạo, tập huấn về công tác bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước tại địa phương; Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức tại cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động.

Đặc biệt là ứng dụng thương mại điện tử nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng; Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường thiết yếu, kết nối hàng Việt, doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi giá trị phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt, xử lý các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền lợi Người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cơ quan liên quan cần tăng cường công tác vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia Hội chợ với chủ đề “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà phân phối ưu tiên bán hàng hóa do Việt Nam sản xuất, đưa về thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa thông qua hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp, nhà phân phối; Kịp thời cung cấp thông tin thị trường, chất lượng hàng hóa Việt Nam để cho người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hàng hóa Việt Nam sản xuất”.

Ông Tô Minh Đương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu.

Ông Tô Minh Đương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu.

Ngoài ra, Sở Công Thương Bạc Liêu sẽ phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh kiểm tra công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khuyến mãi để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Kịp thời tổ chức các chương trình tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm, hàng hóa trong tỉnh được người tiêu dùng ưa chuộng và đạt doanh số cao, các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng của địa phương.

Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của vùng đến các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... Lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước vào các chương trình kích cầu tiêu dùng, các sáng kiến kết nối cung - cầu hàng hóa.

Cùng với đó, phối hợp các doanh nghiệp, các nhà phân phối đưa hàng Việt có chất lượng đến tay người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên để tiếp tục hưởng ứng, nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững trong giai đoạn mới”.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình “Ửng hồng không ửng đỏ” hướng đến các mục tiêu nhân văn.

'Ửng hồng không ửng đỏ' - chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao

(PLVN) - “Ửng hồng không ửng đỏ” là một chương trình phi lợi nhuận do Cocoon và Trung tâm UNESCO Hợp tác Giáo dục và Văn hoá Việt Nam (UNESCO-CEP) phối hợp tổ chức, hướng đến xây dựng sân chơi an toàn, sạch sẽ, góp phần nâng cao điều kiện học tập và mang lại niềm vui cho trẻ em vùng cao.

Đọc thêm

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
(PLVN) - Cà Mau vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường trong thời gian tới.

“Xé màn” hậu cung cùng phấn nụ

Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai
(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.

Giấc mơ đưa đồ chơi gỗ ‘Made in Vietnam’ vươn ra thế giới

Anh Phạm Vĩnh Hải và Phạm Công Nhất 2 nhà sáng lập Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Hùng Cường (HUCUCO).
(PLVN) -  Từ ý tưởng trong phòng trọ 20m2, 2 chàng trai cựu sinh viên Bách Khoa đã và đang phát triển các dòng sản phẩm đồ chơi gỗ cho trẻ em gắn mác “Made in Vietnam”. Ước mơ một ngày không xa, những đồ chơi gỗ gắn liền với trẻ em Việt như: ô ăn quan, cờ caro, cờ cá ngựa... sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Chàng trai Hòa Bình và hành trình nâng tầm nông sản Việt

Sản phẩm chuối Viba được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
(PLVN) - Nhận thấy mẹ thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam rất nhiều loại nông sản, trái cây đặc sản có những vị thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ theo mùa vụ, rất dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, Trần Đức Thuận và anh trai đã cùng nhau nghiên cứu tìm hướng đi mới cho nông sản Việt, giúp người nông dân bảo đảm sản xuất bền vững.

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.