Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt

Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, từ sản phẩm OCOP cho đến các mặt hàng nông sản tiêu biểu đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại

Thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã không ngừng đẩy mạnh xúc tiến thương mại thông qua việc triển khai hàng loạt chương trình quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp và nông sản tiêu biểu của địa phương. Những sản phẩm có tiềm năng đã được giới thiệu rộng rãi tới các thị trường trong và ngoài nước, thông qua hệ thống phân phối hiện đại, góp phần kích cầu tiêu dùng hàng Việt.

Nhằm nâng cao nhận thức về việc sử dụng hàng Việt Nam, Bình Dương đã tổ chức nhiều sự kiện nổi bật. Đơn cử, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” được phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một tổ chức vào tháng 9/2024 đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Sự kiện này giúp phổ biến các thông tin về chất lượng hàng hóa Việt, xây dựng văn hóa tiêu dùng bền vững và hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương.

Song song đó, nhiều điểm giới thiệu sản phẩm OCOP đã được triển khai, giúp người tiêu dùng tiếp cận những sản phẩm đạt chuẩn và an toàn. Điển hình là “Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP” tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, nơi hơn 100 sản phẩm OCOP và nông sản an toàn được trưng bày và cung cấp đến người tiêu dùng.

Các hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ dừng lại trong tỉnh mà còn vươn ra các thị trường lớn như TP. Hồ Chí Minh. Vào cuối tháng 5/2024, Tuần lễ triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP Bình Dương tại TP. Hồ Chí Minh đã thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và doanh nghiệp, mở ra nhiều cơ hội kết nối giao thương.

Mở rộng thị trường và lan tỏa niềm tin vào hàng Việt

TT Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên ra mắt “Địa điểm bán hàng bình ổn giá" thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
TT Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên ra mắt “Địa điểm bán hàng bình ổn giá" thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bình Dương đã tận dụng hiệu quả lợi thế của mình để mở rộng thị trường cho sản phẩm địa phương thông qua các phiên chợ hàng Việt. Các sự kiện này không chỉ giúp quảng bá sản phẩm mà còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối với khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, Phiên chợ hàng Việt tại Trung tâm Thương mại Aeon Mall Bình Dương Canary vào đầu tháng 9/2024 đã giúp các cơ sở sản xuất tiếp cận khách hàng, quảng bá các sản phẩm văn hóa truyền thống và thu hút du khách.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bình Dương đã có những tác động tích cực đến nhận thức người tiêu dùng, góp phần nâng cao uy tín và độ tin cậy của các sản phẩm trong nước. Từ đó, người tiêu dùng đã chuyển hướng ưu tiên mua sắm các sản phẩm do doanh nghiệp Việt sản xuất, hỗ trợ tăng trưởng sản xuất và đóng góp vào nguồn thu ngân sách quốc gia.

Theo Sở Công Thương Bình Dương, hệ thống phân phối hàng hóa tại tỉnh đã phát triển khá toàn diện với hơn 98 chợ, 12 siêu thị và 5 trung tâm thương mại, giúp người dân từ thành thị đến nông thôn dễ dàng tiếp cận sản phẩm hàng Việt. Đặc biệt, hàng Việt chiếm tới 80% trong hệ thống phân phối, khẳng định niềm tin và sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với sản phẩm trong nước.

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, ngành Công Thương Bình Dương đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương đưa sản phẩm chủ lực, đặc biệt là sản phẩm OCOP, lên các sàn thương mại điện tử. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng rộng hơn mà còn kết nối với các chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường và tăng trưởng tiêu thụ.

Ngoài ra, tỉnh Bình Dương cũng tiếp tục thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025. Các hoạt động này bao gồm tổ chức phiên chợ hàng Việt, gian hàng bình ổn giá tại các khu vực nông thôn và cụm công nghiệp, đồng thời vận động doanh nghiệp cải tiến phương thức sản xuất và kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng sức cạnh tranh.

Những nỗ lực này không chỉ giúp sản phẩm của tỉnh Bình Dương vươn xa hơn trên thị trường mà còn khẳng định niềm tin vững chắc của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm hàng Việt.

Đọc thêm

Lần đầu tiên TP HCM có lễ hội nước mắm

Những món ăn gắn liền với nước mắm. Ảnh: Ban tổ chức
(PLVN) - Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam tại thị trường thế giới.

Bình Định nỗ lực kết nối thương mại điện tử, thúc đẩy phân phối sản phẩm địa phương

Ông Ngô Văn Tổng Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định.
(PLVN) - Thời gian qua, thương mại điện tử đã và đang tạo ra những cơ hội to lớn trong việc nâng cao giá trị các sản phẩm tiêu biểu của cả nước nói chung và tỉnh Định nói riêng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định.

Nghề săn lộc trời trên sông Đồng Nai

Nghề săn lộc trời trên sông Đồng Nai
(PLVN) -Từ bao đời nay, trên sông Cái, một nhánh đổ ra sông Đồng Nai nơi đây có cảnh đẹp huyền ảo, thơ mộng, hữu tình, chảy ôm quanh qua Cù lao Cỏ, Cù lao Phố, không chỉ là vùng đất non xanh nước biếc mà còn mang tới thứ sản vật trời ban đó là tôm càng xanh.

Thúc đẩy đưa đặc sản Hà Tĩnh đến người tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh tiên phong cung cấp sản phẩm chất lượng và tham gia sâu vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) - Một trong những thành công của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là đã thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc, từng bước đưa sản phẩm hàng hoá thế mạnh, “đặc sản” của địa phương đến với người tiêu dùng.

Người dân Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn hàng hoá 'made in Việt Nam'

Người dân Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn hàng hoá 'made in Việt Nam'
(PLVN) - Thời gian gần đây, các mặt hàng mang "made in Việt Nam" được người dân TP Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn trong tiêu dùng hằng ngày. Đây là thành quả của việc địa phương tập trung quảng bá, xúc tiến thương mại, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

MTTQ tỉnh Cà Mau thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

MTTQ tỉnh Cà Mau thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
(PLVN) - Với vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cà Mau. Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau chủ động phối hợp thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, các tổ chức thành viên lồng ghép, đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, giúp người tiêu dùng nhận thức đúng chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt.

Kiên Giang đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo bộ, ngành và lãnh đạo địa phương tham quan gian hàng OCOP Kiên Giang.
(PLVN) - Thời gian qua, Kiên Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Những hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kênh tiêu thụ, đồng thời nâng cao giá trị sản xuất và phát triển thị trường bền vững.

Hàng Việt 'tỏa sáng' thị trường Vĩnh Long

Hàng Việt 'tỏa sáng' thị trường Vĩnh Long
(PLVN) - Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (CVĐ) tại Vĩnh Long đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tuyên truyền vận động người dân và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam đã nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm nội địa và tạo dựng thói quen tiêu dùng trong nước.

Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức: Từ sợi tơ truyền thống đến niềm tự hào thương hiệu Việt

Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức: Từ sợi tơ truyền thống đến niềm tự hào thương hiệu Việt
(PLVN) - Khởi nguồn từ những sản phẩm truyền thống, Công ty TNHH Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức dưới sự dẫn dắt của nghệ nhân Phan Thị Thuận đã trở thành biểu tượng của chất lượng và niềm tự hào hàng Việt. Hành trình khôi phục nghề tơ tằm và phát triển sản phẩm từ tơ sen đã giúp doanh nghiệp xây dựng một thương hiệu uy tín, mang lại giá trị không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa cho đất nước.

Phú Thọ: Chương trình OCOP thúc đẩy kinh tế nông thôn

Phú Thọ: Chương trình OCOP thúc đẩy kinh tế nông thôn
(PLVN) - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra một làn gió mới cho kinh tế nông thôn của tỉnh Phú Thọ, mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế tại địa phương, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Về Gia Lai thưởng thức cà phê

Về Gia Lai thưởng thức cà phê
(PLVN) -  Buổi sáng của Pleiku, tiết trời se se, còn gì tuyệt vời hơn khi ngồi trong quán nhỏ, nghe từng cơn gió nhè nhẹ phả vào da thịt những làn hơi lành lạnh. Nhấp một ngụm cà phê nguyên chất, nghe hương cà phê bịn rịn nơi đầu lưỡi mới hiểu tại sao những ly cà phê lại cứ nhấp nhánh trong những vần thơ đến vậy.

Nhiều tiềm năng và dư địa từ trái dừa sáp Trà Vinh

Nhiều tiềm năng và dư địa từ trái dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dừa sáp Trà Vinh, một sản phẩm độc đáo và nổi bật của miền Tây Nam Bộ, đang dần trở thành một tài nguyên quan trọng trong ngành nông nghiệp và kinh tế địa phương. Với tính độc nhất vô nhị, dừa sáp không chỉ là loại trái cây hấp dẫn mà còn chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế lớn chưa được khai thác hết.