Trần Thế Vĩnh tìm kiếm chính mình qua họa - nhạc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Triển lãm cá nhân Nhạc khúc của họa sĩ Trần Thế Vĩnh diễn ra vào tối 20/10 tại TP HCM, trưng bày 32 tranh trừu tượng biểu hiện.

Trần Thế Vĩnh manh nha vẽ trừu tượng ngay từ khi còn học ở Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế. Sau khi tốt nghiệp 2 năm, ngày 1/9/2012, Trần Thế Vĩnh đã bày triển lãm cá nhân đầu tiên tại phòng tranh Tự Do, TP HCM, gồm 21 tranh trừu tượng. Nhưng có thể nói, giai đoạn này vẫn còn mày mò và hơi “thuần” trừu tượng, chỉ đến biểu hiện trừu tượng thì Trần Thế Vĩnh mới bung được ý niệm và kỹ thuật của mình.

Nhìn lại 10 năm qua, Trần Thế Vĩnh đã liên tục bước qua bước lại giữa tranh chân dung có thiên hướng tả thực, tranh biểu hiện, tranh trừu tượng… Từ bộ tranh Con vật - người (2013) đến Bắt đầu từ đâu? (2016), Khỏa thân (2018), Vọng (2020), Thế gian điên đảo (2022/2023)… Như một cuộc tìm kiếm, đến Nhạc khúc (2023) thì hòa trộn thành biểu hiện trừu tượng (abstract expressionism), nơi hiện thực tưởng chừng như rõ ràng, thì đã bị xóa nhòa ngay sau đó

Tranh trừu tượng (2013) cho đến trừu tượng biểu hiện (2023) của Trần Thế Vĩnh.

Tranh trừu tượng (2013) cho đến trừu tượng biểu hiện (2023) của Trần Thế Vĩnh.

Trần Thế Vĩnh quan niệm: “Với tôi, phong cách chính là nội lực tự thân có được khi có trải nghiệm từ quá trình sống, suy tư, và làm việc, sáng tạo. Khi có được một sự chín chắn của tư duy, sự vững chắc về kỹ thuật, sự chín muồi về cảm nhận, sự ổn định về tư tưởng thì phong cách sẽ rõ ràng và thực sự nhất.

Phong cách không phải là luôn đóng khung mình trong một kiểu tư duy cố hữu hay bám víu vào một hình thức, hay đề tài nhất định, mà phong cách trong sáng tạo luôn là sự thay đổi. Sáng tạo dựa trên nội lực sẵn có và phát triển theo khí chất của người nghệ sĩ kết tập được theo dòng thời gian.

Trường phái là một dạng sáng tạo ra một tôn chỉ, một cách thức hay cách nhìn của người nghệ sĩ trong việc xây dựng tác phẩm cho mình, trường phái chính là sự sáng tạo mới lạ và duy nhất, không trùng lặp. Nhiều họa sĩ sáng tạo theo một trường phái từ đó sẽ tạo ra trào lưu và dĩ nhiên công đầu và sự duy nhất đầu tiên thuộc về người tiên phong tạo ra trường phái đó.

Đến thời đương đại hôm nay thì mọi thứ đã bão hòa, tất cả đã giao thoa chung trong một thế giới phẳng, dĩ nhiên họa sĩ có thể vẽ theo một trường phái nào đó, hoặc là không, họ cũng có thể tổng hợp nhiều thứ để làm tác phẩm.

Tôi yêu thích và quý mến nhiều họa sĩ bậc thầy của thế giới, nhưng tôi nghĩ tôi không ảnh hưởng của ai cả vì tôi không có ý niệm về sự ảnh hưởng của một cá nhân nào. Tôi vẽ hoàn toàn tự nhiên theo cách nghĩ của mình, cho nên nếu có ảnh hưởng, thì đó cũng là một sự phát triển tiếp nối của vô thức tất yếu”.

Với nam họa sĩ, phong cách chính là nội lực tự thân.

Với nam họa sĩ, phong cách chính là nội lực tự thân.

Với Nhạc khúc, các bức tranh như diễn tả những trạng thái - tình huống nhạc mà Trần Thế Vĩnh cảm và phiêu, có khi là jazz, có khi là blues, có khi là một câu ca cổ, một ca từ mới, hoặc một điệu buồn của nhạc vàng… Các bức tranh, thay vì bày tỏ hoặc kể chuyện, chỉ còn là các trạng thái, các hình dung.

Nếu so với cổ nhạc đờn ca tài tử, thì bộ tranh này như đang chuyển từ 3 bài Nam (chủ đạo là trầm buồn, ai oán - tượng trưng cho mùa Thu) sang 4 bài oán (hiền hòa, non nước thanh bình - tượng trưng cho mùa Ðông). Trần Thế Vĩnh khi bước đến Nhạc khúc, tạm gọi là đã đi hết vòng tròn đầu tiên của chính mình, để chuẩn bị bước tiếp. Ở các vòng tròn tiếp, chắc có lẽ Trần Thế Vĩnh sẽ vừa tĩnh tại hơn, vừa buông lỏng hơn, vừa phiêu bồng hơn.

Nói về Trần Thế Vĩnh, nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi viết: “Trần Thế Vĩnh sinh năm 1986, người làng Phúc Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Từ khi 3-4 tuổi đã đắm say hội họa, luôn cầm phấn sáp nguệch ngoạc khắp nơi. Cha Vĩnh là thợ vẽ trang trí, nên anh thừa hưởng truyền thống nghệ thuật của gia đình, say mê sắc màu, học hỏi theo cha, hầu như ngày nào cũng tập vẽ.

Lớn lên, theo tiếng gọi mỹ thuật nồng nàn, Vĩnh chọn hội họa tại Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế, thay vì theo khiếu ngôn ngữ, từng được giải tiếng Anh tại Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị. Tuổi trẻ và sức sáng tạo luôn tạo điều kiện cho Trần Thế Vĩnh dành thời gian quan sát và cảm nhận cuộc sống.

Điều đó được thể hiện khá rõ ràng trong những tác phẩm của anh tại cuộc triển lãm cá nhân đầu tay năm 2012 tại phòng tranh Tự Do (Sài Gòn); và tiếp theo đó, tại À Gallery (Sài Gòn) năm 2016. Đời sống và thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng phong phú, nếu không nói là vô tận. Trần Thế Vĩnh cho biết các giác quan của anh như những cây thu sóng liên tục tiếp nhận tín hiệu ngoại giới, từ hình ảnh đến âm thanh, một cách có ý thức hoặc vô thức, để những bức họa của anh đến với khách thưởng ngoạn tự nhiên như món quà cuộc sống trao tặng”.

Một góc triển lãm Nhạc khúc. Ảnh: BTC

Một góc triển lãm Nhạc khúc. Ảnh: BTC

Trong khi đó, nói về cảm xúc của việc vẽ, nam họa sĩ nói: “Với tôi, vẽ tranh trước tiên là để thỏa mãn đam mê của chính mình, chỉ được vẽ là thích. Sau đó lớn dần lên theo trải nghiệm và học thuật, những suy tư trăn trở tìm kiếm chính mình trong hội họa, đó là hành trình tìm kiếm bản nguyên tự thân và hội họa chính là phương tiện để tôi làm điều đó. Và tôi nghĩ, tôi đến với hội họa như là sứ mệnh và đó là câu trả lời cho câu hỏi vì sao tôi vẽ.

Thường thì trong nghệ thuật người ta hay nói đến xấu - đẹp, hay - dở, cao - thấp, hơn - thua... nhưng với tôi nghệ thuật không như vậy, vì rốt ráo thì những điều ấy cũng không nằm ngoài nhị nguyên luận. Đối với tôi, nghệ thuật chỉ là sự duy nhất, là nhất nguyên luận, vì thế tôi vẫn đang đi theo con đường đó để tìm kiếm chính mình, chỉ khi tìm được chính mình, lúc đó chính là duy nhất.

Nghệ thuật với tôi là liên đới giữa cá nhân nghệ sĩ và sự vận động của cuộc sống. Sự sáng tạo dựa trên niềm khát khao sống, cảm nhận và trải nghiệm, hạnh phúc cũng như đau khổ đều là những chất liệu để hình thành nên sự sáng tạo. Tôi yêu cuộc sống này và cố gắng hiểu sâu hơn về nó qua từng ngày, từng nhịp đập của thời gian để tìm kiếm cho mình những giá trị cuộc sống. Hoặc là những giá trị đó sẽ đến với tôi một cách tự nhiên, khi tôi chan hòa với nó và bao dung với tất cả. Nghệ thuật của tôi có thể nói là con đường để tìm kiếm bản ngã và từ đó tìm thấy chính mình”.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.