Đừng kể tên tôi và thông điệp không ai bị lãng quên

Cuốn sách viết về những nỗi đau thời hậu chiến - Đừng kể tên tôi.
Cuốn sách viết về những nỗi đau thời hậu chiến - Đừng kể tên tôi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tác giả Phan Thúy Hà ghi lại những câu chuyện thật từ các cựu binh về vết thương thể xác và tinh thần của họ sau chiến tranh.

Phan Thúy Hà thuộc thế hệ cuối 7x, sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Chị là một cái tên mới trong làng văn Việt Nam dù đã có một số truyện ngắn, bài viết. Chỉ sau cuốn “Đừng kể tên tôi”, độc giả mới biết đến chị nhiều hơn.

Để viết cuốn sách, nữ tác giả dành thời gian đi dọc đất nước tìm gặp và ghi lại câu chuyện của những người may mắn được trở về từ cuộc chiến. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vết thương trên thân thể và cả những vết thương lòng của lớp người một thời vẫn còn đó nỗi đau. Có một cuộc chiến tranh khác mà họ phải chịu đựng, lặng thầm với những di chứng trên thân thể, những đứa con của họ sinh ra không toàn vẹn bởi di chứng của chất độc da cam.

“Đừng kể tên tôi” là câu chuyện của 21 con người, 21 số phận với những câu chuyện do chính họ kể, mộc mạc đến xót xa. Đó là chuyện của người lính năm nào, lúc trái gió giở trời anh lên cơn động kinh, hô “xung phong” và chạy khắp làng khiến người nhà đuổi theo mệt nhoài. Bất hạnh là con trai anh cũng phát bệnh giống bố.

Chuyện những cô gái trở thành vợ lính khi bước vào tuổi 20, ngày nhớ, đêm mong chồng trở về. Những nhân vật của Phan Thúy Hà đã kể cho chị nghe chuyện đời họ với yêu cầu giản dị: “Xin đừng kể tên tôi, vì so với đồng đội mười tám, hai mươi, mình được sống đến hôm nay, có con cháu vậy là may mắn rồi”.

Qua cuốn sách, tác giả muốn gửi đến những người trong cuộc, đến độc giả một thông điệp: “Không ai, không điều gì bị lãng quên”.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã có những chia sẻ về cuốn sách ám ảnh này: “Họ là những trai làng ra lính đánh trận may mắn sống sót trở về mang theo ám ảnh cái chết của đồng đội, những vết thương trên thân thể, những đau đớn trong tâm hồn, những dằn vặt day dứt trong tâm trí.

Họ là những gái làng đi thanh niên xung phong, đi hỏa tuyến, làm cứu thương may mắn sống sót trở về với số phận không an lành, bình yên.

Họ là những phụ nữ nông dân chết chồng ở mặt trận, chết con ở hậu phương, mòn mỏi chờ người trở về mang đầy thương tích, bệnh tật. Họ là số đông trong mỗi làng quê ta, “xả hết mình khi nước gặp tai ương” (Nguyễn Duy).

Họ là số đông thương binh, cựu binh bị lãng quên vì “mất hết giấy tờ”. Họ là số đông hàng ngày vật lộn với những vết thương trên người, với những đứa con sinh ra nhiễm độc da cam, với cảnh sống nghèo túng, khốn khó. Họ là số đông thầm lặng, không muốn kể tên mình.

Nhưng cuộc đời họ, câu chuyện của họ thời chiến tranh đã được nghe kể lại, được ghi lại từ một cô gái sinh ra trong hòa bình, từ một làng quê ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và đã được in thành sách với cái tên như câu cửa miệng chân thật của người dân quê - “Đừng kể tên tôi”. Cô gái đó là Phan Thúy Hà, người mà đọc xong cuốn sách, ta có cảm tưởng chính cuộc đời đã chọn chị để khơi lại ký ức một thời hào hùng đau thương cho những con người bình dị tưởng đã bị mang theo cả vinh quang và đau đớn của mình vào quên lãng”.

Thúy Hà đang làm biên tập viên văn học ở NXB Phụ Nữ thì xin nghỉ việc, về quê và như được một linh cảm tâm linh đạo đức dẫn dắt chị đã tìm đến gặp các bác, các chú, các bà, các cô ở làng mình gợi chuyện, nghe chuyện chiến tranh. Và viết. Một cách viết giản dị trần trụi như sự thật, ngổn ngang như đất ruộng được xới lật lên, tiết chế tối đa những văn vẻ màu mè, để cuộc đời mỗi con người hiện lên như nó vốn thế và đã thế. Chính cái viết đó đã buộc người đọc phải sống cái sống của mỗi người trong từng câu chuyện.

“Ở đây chú muốn nói rằng một cái chết quá đau thương khác hẳn với những hình ảnh ôm bộc phá hay giương cao nòng súng và gục ngã oai hùng. Trong chiến tranh có những cái chết không theo quy luật. Nếu tô vẽ về hình ảnh anh dũng ngã xuống trong một trận đánh ác liệt so sánh với cái chết kể trên thì cái chết đó có dũng cảm không, đã có sách vở nào ghi chép hình ảnh của cái chết bi thảm vậy không. Các cháu đang cầm bút hãy giúp các chú nhìn nhận một cách khách quan hơn để làm rõ và hiểu thêm về những bi kịch của chiến tranh”… (Thư của một cựu chiến binh gửi cho Phan Thúy Hà được tác giả lấy thay lời kết cuốn sách, trang 333)…

Tin cùng chuyên mục

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)

Thầm thì hoa nở

(PLVN) - Người phụ nữ đó hay mua lắm và thường đội mũ và không tháo khẩu trang. Lần nào đến cũng chỉ chọn một bó nhỏ, hoặc chục bông hồng về cắm. Tôi tự nhủ, lần sau phải ghi nhớ biển số xe máy của cô. Dễ chừng một tháng mua một lần, có khi hai lần. Cô sẽ dừng trước cửa, lặng lẽ, nhìn quanh, rồi đi.

Đọc thêm

Hội xuân trên miền đá lạnh

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Mùa xuân đến. Bản Ðèo Hoa ngập tràn tiếng đàn, tiếng sáo. Một góc Pattaya giữa ngút ngàn mây núi. Tối nào cũng vậy, lũ trai bản lại rủ nhau đốt một đống lửa thật to dưới tán một cây săng lẻ. Ðống lửa là những khát khao rừng rực cháy trong lòng chúng. Những hớp rượu nếp nương cứ ừng ực tuôn vào, những bài ca cứ thế ngân lên. Những cô gái trẻ ngồi bên khung cửi tay dệt vải mà tâm hồn như những con chim đậu trên cành.

Trái tim... giấy

Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn hình phim Yêu tinh)
(PLVN) - Phi ngồi thẫn thờ bên cửa sổ, nhìn vơ vẩn dãy nhà cùng những cụm mây đen che lấp nền trời. Theo thói quen, anh liếc mắt qua ô cửa đối diện. Đăm đăm dán mắt vào khung cửa khép kín, Phi tin tưởng rằng nếu cứ nhìn mãi như vậy, một lúc nào đấy nó sẽ được mở ra bởi đôi tay trắng muốt. Nhưng rõ là vô vọng, Hân chuyển đi được gần một tuần. Cô đã gặp Phi để nói lời từ biệt, còn tặng anh chiếc lọ thủy tinh đựng những ngôi sao giấy.

Ánh Sao

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chiều thả những sợi nắng vàng rực xuống sân ga lố nhố người. Tiếng loa thúc giục hành khách lẫn trong tiếng cười nói xôn xao. Đây là chuyến đi xa một mình đầu tiên của tôi. Tôi chọn cho mình cách di chuyển bằng tàu hỏa như muốn có thêm chút thời gian và tâm sức để suy ngẫm về những gì đã xảy ra và cả những điều sắp phải đối mặt.

Lời dặn của mẹ

Ảnh minh hoạ (Ảnh: VOV).
(PLVN) -  Mẹ tôi thường dặn: “Trong cuộc đời này, con đừng suy nghĩ nhiều về chỗ đứng. Con hãy suy nghĩ con đứng như thế nào. Con đứng thẳng người, chỗ thấp cũng thành cao. Con đứng khom lưng, trên cao cũng thành thấp, con ạ.” Những lời dạy ấy, tôi không bao giờ quên. Vậy mà, thấm thoát đã hơn ba năm kể từ ngày mẹ rời xa cõi đời này.

Ba thứ vô thường, vô giá, và cần trân trọng trong đời người

Ảnh minh hoạ (Ảnh:Giacngo.vn)
(PLVN) -  Trong cuộc đời mỗi con người, có những thứ thoáng qua như cơn gió, dễ đến và cũng dễ đi. Đó là công danh, tiền tài và sự nghiệp. Những thứ này, dù có vẻ hào nhoáng và rực rỡ, thực chất chỉ là phù du. Công danh có thể mất đi khi thời thế đổi thay, tiền tài cũng chỉ như nước chảy qua tay, và sự nghiệp, dù lớn lao đến đâu, cũng chẳng thể trường tồn mãi. Đuổi theo những điều này mà quên đi giá trị thực sự của cuộc sống, con người sẽ tự đánh mất chính mình.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Nghĩ ngợi ngày gió về

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Sáng thấy trời lạnh, tôi nói với con trai để ba chở đi học cho đỡ lạnh. Bình thường con trai tôi đang học lớp 6 phải đạp xe chừng 2km để tới trường. Con bảo, thích vậy cho chủ động và không phải ba mẹ đón đưa.

Thênh thang phố

Thênh thang phố
(PLVN) - Sống làm gì nữa khi bao quanh chỉ toàn những cực hình. Đầu óc Hân chìm trong mông lung ảo mờ. Lúc nào cũng chỉ nghe thấy sự xúi giục từ phía thùy não, vốn đã trở nên xơ cứng, u tối. Mắt cô lòe nhòe nhìn ra vô định.

Sau bão

Sau bão
(PLVN) - Trận bão quét qua làm cây cối ngã quỵ. Vùng vốn nghèo khó nay đối mặt mối nguy sạt lở đất đá. Vì sự cảm thương với bà con mà Hiển ngồi lên chuyến xe này.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.