Mùi hương an lành

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Muốn đời mình sinh động, phải tạo ra những con chữ sống động”.

Bầu trời như tím lịm đi vì bằng lăng đua nở. Ông khách đến nhà mang theo sự rổn rảng nhiệt tình. Vừa mở cửa, ông đã bắt tay An và giới thiệu mình là độc giả của báo, cũng mê những bài viết sinh động của nhà báo Thanh An, gần đây còn được trình bày bắt mắt thông qua hình thức bài longform. Anh mời ông vào nhà, pha nước. Chỉ một lúc sau hương trà sen tỏa ra thơm ngát. Sau hồi trò chuyện, ông khách tự giới thiệu là cựu nhà báo Hoàng Chinh, từng có bốn mươi năm công tác tại tờ báo tỉnh N., nơi nổi tiếng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát. Hay tin Thanh An sưu tầm hiện vật về báo chí, lập phòng truyền thống gia đình, cũng là cách để tri ân cha mình, ông Hoàng Chinh đã lặn lội đến tòa soạn. Khi hỏi Thanh An, anh em đồng nghiệp bảo: “Thanh An hôm nay có chút việc, không đến cơ quan. Bác có thể đến nhà anh ấy ở địa chỉ…”. Vậy là ông Chinh theo địa chỉ, tìm đến. Nhìn lên bức thư pháp chữ “Tâm”, rồi quay ra trình bày:

- Thú thật với anh, hôm nay tìm đến gia đình, cũng là mạo muội xin tặng lại chiếc máy ảnh của cố nhà báo Thanh Hòa, cha của anh. Đây là chiếc máy ảnh cũ, chụp phim, ngày ông cụ đã tặng cho tôi, nhân một chuyến về quê hương tôi công tác. Chuyện cách đây đã hơn ba mươi năm rồi…

Vị khách có khuôn mặt vuông vức, nhân hậu nở nụ cười hiền. Thanh An trịnh trọng đón nhận chiếc máy ảnh, được gói trong chiếc khăn hồng. Ông Chinh bảo anh mở luôn ra. Thanh An cẩn thận gỡ chiếc khăn, lật giở một kỷ vật, một miền hoài ức. Ông Chinh tiếp lời, đượm đầy cảm xúc:

- Nhà báo Thanh Hòa nền nã, đức độ và vô cùng yêu nghề. Chắc anh cũng rõ về cha mình. Sau những năm tháng lăn lộn trong chiến trường, dù mang trên mình vết thương, nhưng nhà báo vẫn lăn xả vào đời sống, phản ánh rõ nét công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, những tấm gương làm kinh tế giỏi, rồi cuộc chuyển biến theo kinh tế thị trường... Những năm tháng đó, dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, nhưng những nhà báo giàu nội lực của các tỉnh trong khu vực rất chịu khó giao lưu. Tôi rất ngưỡng mộ cha của anh. Cũng chính ông ấy “truyền lửa” cho tôi. Trong một lần, vì thấy tôi chưa có máy ảnh nên đã tặng lại một chiếc. Này nhá, thế mà chiếc máy này đã theo tôi được cỡ chục năm cơ đấy, giúp tôi kiếm ra cơm gạo, nuôi gia đình, “giữ lửa” nghề trong bời bời gian khó. Khi máy kỹ thuật số tràn ngập thị trường, tôi vẫn giữ chiếc máy phim này làm kỷ niệm.

- Quá tuyệt. Nhờ sự gìn giữ công phu mà nhiều kỷ vật quý tồn tại với thời gian.

Vị khách cười lớn, khoe ở quê ông cũng có một cựu binh sưu tầm, lưu giữ kỷ vật chiến tranh. Đúng là nghề chơi cũng lắm công phu.

- Mà này, ông ấy cũng được lên báo nhiều lắm nhá. Nghe nói ông ấy cùng đơn vị với nhà báo Thanh Hòa. Ông Hòa đã về gặp đấy.

- Đúng là, thế hệ của bác với cha cháu nặng lòng với lý tưởng. Cuộc sống nghèo là thế, nhưng cha cháu chẳng vì thế mà bẻ cong ngòi bút để thu cái lợi cho mình. Lại hay làm thiện nguyện. Đến chuyện làm nhà truyền thống, cha cháu cũng nghĩ cho cộng đồng.

- Anh giống tính ông cụ. Tôi nghe anh em tòa soạn nói qua rồi. Thanh An vừa có tài, có tầm vừa có tâm, rất chịu khó lan tỏa lòng nhân ái.

Nhà báo Hoàng Chinh kể lại thời làm báo sôi nổi xưa làm An rưng rưng. Cha anh đã mất cách nay ba năm, để lại cho gia đình một khoảng trống. Tâm nguyện lớn nhất của ông là có được một phòng truyền thống gia đình, hoặc một bảo tàng nhỏ của gia đình để gìn giữ kỷ vật về báo chí để truyền lại cho đời sau. Gia tài nhà báo Thanh Hòa để lại là vài tạ báo cổ, cũ; hàng trăm bức tranh, ảnh về Bác Hồ. Ông cũng giữ được nhiều bài báo của mình đạt giải, những cuốn sách tập hợp in bài giải báo chí quốc gia. Nhiều cuộn phim cũ, ảnh tư liệu cùng gần hai chục chiếc máy ảnh cũ cũng được lưu giữ. Trong số gần hai chục chiếc máy ảnh, có chiếc là đồng nghiệp tặng, có chiếc theo ông nhiều năm trong cuộc đời làm báo. Lại có chiếc đã hỏng, người ta không dùng, ông xin lại. Đó, nhờ những người nho nhã, tình nghĩa như vị khách quý, hiện vật trong nhà sẽ đầy thêm. Trong cuộc nói chuyện xởi lởi, An khoe cuối năm sẽ xây căn nhà bên mé tây, trồng ở đó hai cây biết ơn. Ngôi nhà xây đơn giản thôi, nhưng phải ấm cúng, có sự trầm lắng.

Ông Hoàng Chinh mời An có dịp đến tỉnh N. chơi. Ông còn khoe sau khi về hưu cũng mở thư viện tư nhân để trẻ em đến đọc sách. “May nhờ cái nết chữ mà ra đấy nhà báo ạ”. Ông Chinh về rồi còn để lại trong An bao cảm xúc, có cái gì đó như hình bóng cha in hằn ở nơi ông..

***

Cha là người thầy đầu tiên hướng Thanh An vào nghề. Những năm học phổ thông, được cha thắp cho tình yêu sách, văn chương, báo chí. Thi đỗ vào đại học, An say đọc, ham đi, thích khám phá, có thể tự tin cộng tác với một số báo để vừa trải nghiệm, học nghề, vừa giúp bản thân tự lập. Ngày học, đêm lại đánh vật với chữ nghĩa, bài vở. Anh luôn ứ đầy nhiệt huyết và luôn tâm niệm: “Muốn đời mình sinh động, phải tạo ra những con chữ sống động”. Ra trường, Thanh An muốn xin về tỉnh nhà công tác, vừa gần bố mẹ, nơi mình gắn bó vừa có thể thực hiện những ước mơ giản dị. Đám bạn bảo: “Về làm gì tỉnh lẻ. Cơ hội thành phố nhiều hơn, vui hơn”. An lắc đầu: “Mỗi người một chí hướng”.

Có kỹ năng nghề, giữa lúc tòa soạn phát triển báo điện tử, anh được cử tham gia bộ phận này. Sau nhận việc được chừng một tháng, lúc ngồi bên hiên nhà đọc sách, An đã được cha tặng chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Ông bảo con:

- Báo điện tử rất cần những bức ảnh đẹp. Cha nghĩ, nó sẽ giúp con thời gian tới có thể vừa tác nghiệp, vừa cùng anh em ban điện tử thực hiện tốt công việc.

Anh vui mừng nhận món quà của cha. Bầy chim trên tán khế nhảy luých chuých. Nhìn sâu vào mắt cha, anh thấy niềm lạc quan tin tưởng. Năm đó, với chiếc máy quà tặng, An đã thực hiện được hơn hai mươi phóng sự ảnh trong và ngoài tỉnh, cũng đạt được một số giải thưởng ở Trung ương. Những lúc hai cha con “trà dư tửu hậu”, nhà báo Thanh Hòa hay nói về nghề. An nhớ rất rõ lời cha dạy, để có bài báo hay đã quan trọng, nhưng có chiếc ảnh đẹp cũng quan trọng không kém. Ảnh là điểm nhấn bài viết, là con mắt của bài, giúp thông tin cần chuyển tải đạt hiệu quả cao nhất. Bức ảnh đôi khi là mắt chữ, là điểm nhấn của cả trang báo khi nó có khả năng kể chuyện. Đôi khi chỉ cần một bức ảnh, bạn đọc nhận ngay được ý đồ của tác giả.

Một lần, khi làm bài điều tra, một chủ doanh nghiệp chỉ vào chiếc máy ảnh: “Nó có vẻ cổ lỗ rồi. Để chúng tôi tặng chiếc mới. Gớm, nhà báo thời hiện đại…”. An biết, họ muốn “đưa quà” cốt để anh bỏ qua lỗi vi phạm. Anh lắc đầu. Việc gì ra việc đó. “Món quà” là vật giá trị, song mình không thể đánh đổi, chà đạp lên đạo đức nghề nghiệp. Hôm sau, doanh nghiệp nhờ đồng nghiệp của An mang cái máy đời mới đến. Nhìn ra vòm phượng thắm, anh bảo: “Tôi vẫn dùng cái của cha tôi. Hơn mười năm rồi, vẫn dùng tốt”. Đồng nghiệp kéo dài giọng: “Anh chỉ cần theo em làm vài vụ, thế là có khoản tiền rủng rỉnh. Cái máy này là đồ tốt, tiện chuyển ảnh sang điện thoại, máy tính”. Thanh An vẫn một mực từ chối. Người đồng nghiệp ra vẻ không đồng ý. Gã quay ngoéo, thay đổi thái độ: “Lạ thật. Ông nghèo mà còn sĩ. Bây giờ làm báo công nghệ, ông cứ khư khư ôm cái máy cũ chụp vừa chậm vừa mờ!”.

***

Vợ ốm phải nằm viện. Dù có bảo hiểm, nhưng chi phí chắc lẽ chỉ được mấy chục phần trăm. Con lại phải đóng tiền học thêm, tiền ngoại khóa, liên hoan. Mọi thứ ập xuống rất nhanh khiến An phải chạy đôn đáo. Dù thông cảm với công việc của chồng, nhưng chị Mỹ, vợ anh có lúc cũng thấy bực. Bực là vì chồng mình chất phác, làm nghề thuần túy quá. Như người ta thì có những vụ cứ mắt nhắm mắt mở đi. Người ta sẽ cảm ơn. Rồi phải dựa vào quan hệ, nắm bắt dự án A, nhảy vào dự án B, bán đất qua tay kiếm tiền. Thế mới đỡ khổ! Đằng này anh cứ đầu tư chiều sâu với lại mở miệng ra là tự trọng với đạo đức. Đã không kiếm nhiều tiền còn khuân tiền nhà đi làm từ thiện. Lúc thì biếu người nghèo, khi hỗ trợ mẹ liệt sĩ, tham gia hoạt động công đoàn cơ quan, đoàn thanh niên phường. Lại còn đứng ra làm quỹ khuyến học cho dòng họ, cũng tốn một khoản. Có đêm, chị Mỹ giấu mặt vào chăn, dằn dỗi: “Anh làm gì thì làm, đừng để mẹ con tôi đói, người ta chê cười”. An xoa dịu: “Làm gì đến mức đói hả em? Anh đi làm, em cũng đi làm. Cuộc sống giản dị nhưng an lành. Em không thấy tên anh, cũng là bút danh sao? Anh chỉ cầu mong cuộc sống như thế này”. Hiểu cho công việc, tâm tính của chồng, nhưng chị Mỹ cũng chơi Facebook, có nhiều bạn chung với chồng, là nhà báo. Chẳng ít đồng nghiệp, người xấu khích đểu. Rằng có cơ hội mà không biết tận dụng, có “quyền lực mềm” mà chẳng phát huy. Người ta nhà cao cửa rộng, thay đổi xe liên tục, còn nhà báo Thanh An vẫn ở cái nhà thấp tè. Chị Mỹ bực bõ phải đẩy cái bức xúc sang chồng.

Sau hơn mười năm theo nghề, An vẫn chạy xe máy. Người ta bảo đó là “xe ghẻ”. Còn anh vui miệng bảo nó là con chiến mã, đã giúp mình len lỏi vào tận ngóc ngách đời sống. Trong khi đó những người vào nghề cùng, người mới bước vào nghề vài năm đã một bước chạy xe hơi. Chuyện đó đến tai Mỹ. Chị lại suy nghĩ, so sánh. Thanh An bảo: “Được rồi, sau này kiếm ăn được, anh mua một chiếc tàm tạm, thi thoảng chở mấy mẹ con đi du lịch”. Biết bao giờ mới kiếm ăn được? Chị Mỹ quay đi, để lại một cái bĩu môi cho chồng.

***

Vợ xuất viện, An có thể dồn sức cho loạt phóng sự điều tra mới. Hôm đó gặp mưa lớn bất ngờ, máy ảnh chẳng may dính nước. Đã thế mắt cận, kính mờ, khi qua tỉnh lộ thì anh va vào cột mốc, loạng choạng rồi ngã. Thật may người ngợm không hề hấn gì. Chiếc máy ảnh dù đã bỏ trong túi, lúc trú mưa đã bọc ni lông, song cú đập xuống đường nhựa có thể khiến nó “tổn thương”. Về đến nhà, mình mẩy có đau chút ít, còn máy ảnh thì đã có vấn đề nặng. Tìm thợ sửa mà không khắc phục được, An phải cất công ra Hà Nội, gặp thợ sửa giỏi nhờ giúp đỡ. Anh thợ sửa máy nhiệt tình kiểm tra, bảo: “Em phải để máy lại cho bọn anh thôi. Hôm khác đến chứ bây giờ chưa biết rõ “bệnh” nó thế nào”. An để lại cả số điện thoại, mong rằng có thể sửa chữa được.

Ngày trời đẹp rực rỡ, Thanh An vinh dự ra Hà Nội lĩnh giải báo chí Trung ương, chương trình được tường thuật trực tiếp trên truyền hình. Con gái anh xem tivi, thấy bố hét lên: “Mẹ ơi, bố kìa, bố kìa”. Mỹ nhìn lên màn hình, thấy chồng, lòng dâng lên niềm tự hào. Chị bảo con: “Ừ, bố mày cũng rất ra gì và này nọ!”.

***

Vui, vinh dự vì nhận giải thưởng bằng loạt bài bốn kỳ, với những tấm ảnh chụp bằng chiếc máy cha tặng, nhưng Thanh An lại nhận tin không vui vì không thể khắc phục. Anh đến hiệu sửa.

- Không cố được hả anh? Giúp em với, nó rất quan trọng với em.

- Bên trong nứt vỡ rồi em ạ. Phụ tùng thay cũng hiếm, mà còn đắt hơn mua mới.

Tủi lòng cầm chiếc máy cũ, quay về liên hoan với mấy bạn học cùng lớp đại học, thành đạt. An chia sẻ chuyện của mình. Mấy anh bạn động viên, bảo rằng sẽ góp tiền tặng An chiếc máy mới. Anh bạn đầu hói rổn rảng: “Chúng mình tham gia làm báo trong kỷ nguyên số, cần sử dụng chiếc máy có nhiều tính năng. Thôi. Máy hỏng thì cất làm kỷ niệm”. Thanh An cười: “Tớ sẽ cố tìm cách sửa. Nhưng sẽ mua máy mới bằng số tiền vừa được thưởng. Nào, cạn nhé”.

***

Đặt chiếc máy cũ lên tủ, trước ban thờ cha, Thanh An nói như sắp khóc:

- Đây là kỷ vật của cha, gia tài của con. Con xin lỗi đã không giữ cẩn thận. Nhưng con hứa nó sẽ hiện diện trong nhà truyền thống gia đình, như là cách để nhớ về cha.

Bắt gặp bố đứng trước ban thờ, con gái anh toáng lên:

- Ơ, sao bố lại khóc kìa mẹ ơi?

Thanh An quay sang con, cười:

- Bố có khóc đâu, khói hương làm mắt bố cay thôi.

Ngoài hiên, bầy chim bình an luých chuých nhảy nhót trên tán khế. Có một mùi hương ấm tràn qua. Trong bếp, chị Mỹ nấu ăn. Chắc chị muốn khao chồng vừa nhận giải.n

Tin cùng chuyên mục

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)

Suốt đời học làm thầy

(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Đọc thêm

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.

Vùng trời tím biếc

Vùng trời tím biếc
(PLVN) - Nghe tiếng, tôi biết ông Đúc đến tìm bố, nên hờ hững bảo “họa sĩ ở trong phòng”. Tôi phụng phịu quay lại bức tranh đang vẽ dở. Cây khế lúc lỉu quả và hoa với lích chích tiếng chim kêu chẳng làm tôi tĩnh tâm được, có lẽ vì thế các bức vẽ chẳng bao giờ ra hồn. Chiều qua bố trúng gió nên có hơi sốt, tôi chỉ mua thuốc rồi đặt lên bàn mà không nói gì. Suốt bao năm qua tôi cứ tự đẩy bố xa khỏi mình.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

Những cuộc chia ly

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Triệu chứng kẹt xe

Tranh minh họa: V. Học
(PLVN) - Sẽ không có gì đáng nói nếu như ông bố không rút “lệnh cho nhà”. Quân sẽ ngoan ngoãn nghe lời ông và không có gì oán thán. Đằng này ông cụ lại quay ngoắt một trăm tám mươi độ làm anh cay cú. Ngôi nhà cũ anh sẽ đầu tư xây mới, biến thành biệt thự tân thời. Một mình sở hữu hai căn, vậy coi như ổn với gã đàn ông một vợ, hai con.

Triển lãm “Non nước biên thùy” của Họa sĩ Đỗ Đức

Tác phẩm "Trên nương" của họa sĩ Đỗ Đức.
(PLVN) -  Ngày 11/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, diễn ra Lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Non nước biên thùy" của họa sĩ Đỗ Đức. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 7 của họa sĩ Đỗ Đức ở Hà Nội, sau triển lãm "Ngựa trên núi" cách đây đúng 10 năm (2014).

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ổng thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?