“Chuyện kể của một đại sứ”- những câu chuyện đối ngoại thú vị

Đại sứ - nhà văn Nguyễn Chiến Thắng và nhà văn Đỗ Bích Thúy tại buổi ra mắt cuốn sách Chuyện kể một đại sứ. ( Ảnh: Thùy Dương)
Đại sứ - nhà văn Nguyễn Chiến Thắng và nhà văn Đỗ Bích Thúy tại buổi ra mắt cuốn sách Chuyện kể một đại sứ. ( Ảnh: Thùy Dương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuốn sách “Chuyện kể của một đại sứ” là những câu chuyện giúp độc giả hiểu phần nào cuộc đời, sự nghiệp, vai trò của một đại sứ - người đại diện cho quốc gia, dân tộc trên phương diện đối ngoại. Thông qua cách kể của một nhà ngoại giao, cộng thêm cách nhìn, cảm xúc tư duy ngôn từ của một nhà văn, cách thể hiện đầy tinh tế, kín đáo đã làm cho câu chuyện trở nên khác biệt, đầy cảm hứng và chân thực nhưng cũng đáng suy ngẫm…

Nhân - nghĩa trong cuộc đời làm công tác ngoại giao

Nhà văn Nguyễn Chiến Thắng, thường được đồng nghiệp, bạn đọc biết đến với bút danh Thăng Sắc. Ông là người dành trọn cuộc đời cho công tác ngoại giao. Ông từng 3 lần được bổ nhiệm là đại sứ: Đại sứ Việt Nam tại Angeria kiêm nhiệm Mali và Sahraoui Dân chủ; Đại sứ Việt Nam tại Pháp, kiêm nhiệm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hiện ông đã nghỉ hưu và sống tại Hà Nội.

Ông viết tiểu thuyết, truyện ngắn, ghi chép, bút ký. Tiểu thuyết của ông luôn được viết với bút danh Thăng Sắc, có thể kể đến một số tác phẩm như: “Ngụ cư”, “Chú Tư, con là ai”, “Láng giềng”, “Đi trong lốc xoáy”, “Những đóa sen màu xanh”, “Những ngày không em”. Truyện ngắn ông có tập “Chớp mắt cùng số phận”; bút ký ông có “Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao” và mới đây nhất là “Chuyện kể của một đại sứ”.

Nguyễn Chiến Thắng là một trong số ít những nhà văn khiêm nhường, lặng lẽ, miệt mài lao động, một cách lao động nghiêm túc và say mê. Sau nhiều năm cầm bút, thành công nhất của ông phải kể đến thể loại tiểu thuyết. Ông viết một cách sâu sắc và trực diện vào những vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội: Đô thị hoá nông thôn, sự tha hoá của con người trước đồng tiền, những cơn “lốc xoáy” dữ dội đã cuốn người ta đi về nhiều hướng một cách mất kiểm soát...

Văn chương của Nguyễn Chiến Thắng giản dị, chất phác, khúc chiết, thuyết phục. Ông viết về sự tha hoá của con người, một cách đau đớn, dằn vặt, nuối tiếc, nhưng nhân hậu. Một giọng văn nhân hậu, một lối tư duy nhân hậu. Văn chương của ông dễ dàng lấy nước mắt từ người đọc bởi sự nhân hậu của câu chuyện, của cuộc đời. Nhưng cũng giàu chất hài hước, sâu cay. Và tuy đọc về cái xấu, cái mất mát, cái băng hoại mà người ta không tuyệt vọng, trái lại, vẫn còn le lói những tin cậy về cái tốt đẹp. Sự tồn tại của cái tốt, cái lương thiện luôn làm cho cuộc sống trở nên ấm áp và cân bằng, xoa dịu, chữa lành những tổn thương.

Tác giả Nguyễn Chiến Thắng. (Ảnh: NVCC)

Tác giả Nguyễn Chiến Thắng. (Ảnh: NVCC)

Ngày 28/6/2023, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt giới thiệu cuốn sách “Chuyện kể của một đại sứ” của nhà văn Nguyễn Chiến Thắng.

“Chuyện kể của một đại sứ” là tập hợp các bài ghi chép tản mạn không nhằm vào một chủ đề trung tâm nào của tác giả Nguyễn Chiến Thắng. Cuốn sách giữ phong cách, giọng văn, lối tư duy, tình cảm của nhà văn với cuộc đời, với con người. Dù có viết về ai, ở đâu, với những khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, thể chế chính trị, người đọc vẫn có thể được ông dẫn dắt để chạm tới những nhân vật của ông một cách tự nhiên và hồn hậu.

Trong cuốn sách, tác giả có nhắc lại một câu của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà ông tâm đắc: “Chúng tôi, những đại sứ, chúng tôi có chỗ dựa đằng sau mình là cả một lịch sử bốn nghìn năm và một dân tộc anh hùng”. Đó là khi một câu chuyện rất buồn, rất đáng tiếc xảy ra ở Algeria. Tham tán thương mại ở Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria, ông Bùi Giang Tô bị khủng bố giết hại.

Ông Nguyễn Chiến Thắng viết: “Tôi nhớ khi tôi đi trình Thư Uỷ nhiệm ở Sahraoui Dân chủ, lễ tân Sahraoui cho chúng tôi đi thăm sa mạc. Sa mạc có vẻ đẹp lạ lùng lắm, lạ nhất là có những đoá hoa đỏ, đỏ như máu bật lên từ cát khô cằn. Tôi chụp ảnh để làm bưu thiếp gửi về Hà Nội khoe với bạn bè, gọi đó là những bông huyết sa, máu của cát. Những bưu thiếp ấy tôi nhờ anh Tô cầm về. Trong số di vật của anh Tô mà người ta còn nhặt lại được có tấm thiếp tôi gửi, góc thiếp có dính máu. Đấy là những ấn tượng ám ảnh và hiện thực nhất của tôi, một đại sứ, về chủ nghĩa khủng bố lúc bấy giờ”. Cuộc đời người làm công tác ngoại giao đâu phải chỉ toàn những lễ nghi sang trọng đẹp mắt, gây ấn tượng, mà còn bao gồm cả hiểm nguy, nhất là ở những quốc gia cho đến tận thế kỷ 21 này vẫn chưa vắng tiếng súng.

Không những qua lăng kính của một nhà ngoại giao, tác giả cũng có góc nhìn sự việc, sự kiện hay những vấn đề cá nhân đều rất tinh tế và sâu sắc, nhiều liên tưởng và giàu cảm xúc. Cuốn sách mang phong cách, giọng văn, lối tư duy, tình cảm của một nhà văn với cuộc đời và con người.

Nói về “đứa con tinh thần” của mình, tác giả Nguyễn Chiến Thắng cho biết, ông ghi lại những câu chuyện mà mình đã gặp và ghi nhớ trong những năm tháng làm đại sứ ở các nước. Nó cho thấy phần nào cuộc đời, sự nghiệp, vai trò của một đại sứ - người đại diện cho quốc gia, dân tộc ở trên phương diện đối ngoại.

Từng lớp sóng lấp lánh nối quá khứ và hiện tại

Là một trong những người đầu tiên tiếp xúc với cuốn sách “Chuyện kể của một đại sứ” nhà văn Đỗ Bích Thúy cảm nhận văn phong của tác giả Nguyễn Chiến Thắng rất giản dị, thong thả, với cái nhìn nhân hậu, ấm áp, giàu tình người của một người làm chính trị. “Tôi thấy rõ nhân - nghĩa trong cuộc đời làm công tác ngoại giao ở ông Nguyễn Chiến Thắng. Nhưng bởi vì vị đại sứ này lại là một nhà văn nên cái nhìn của ông về mọi sự việc, sự kiện, hay các cá nhân đều rất tinh tế và sâu sắc, nhiều liên tưởng và giàu cảm xúc.

“Chuyện kể của một đại sứ”- những câu chuyện đối ngoại thú vị. (Ảnh: Thùy Dương)

“Chuyện kể của một đại sứ”- những câu chuyện đối ngoại thú vị. (Ảnh: Thùy Dương)

Ở đây, dù là sách của một người làm chính trị nhưng lại ít màu sắc chính trị, mà đầy ắp những sắc màu, không gian văn hoá, nhân văn, những chân dung đáng kính, đáng mến, đáng ngưỡng mộ. Cả một cuốn sách 300 trang, trang nào cũng giàu tình cảm, cảm xúc. Ông viết về rất nhiều sự việc và ở trong mỗi sự việc ấy đều có những con người cụ thể. Cuốn sách này được viết giống như là ông lôi các câu chuyện trong túi áo ra vậy. Rất giản dị nhưng cuốn hút”.

“Chuyện kể của một đại sứ” mở ra thế giới mới về ngoại giao - lĩnh vực rất ít người viết. Không phải câu chuyện không hay, không có gì để kể mà vì ngoại giao là lĩnh vực không phải muốn viết gì cũng được. “Cuốn sách là sự mở đầu cho các tác phẩm viết về lĩnh vực ngoại giao. “Chuyện kể của một đại sứ” được xuất bản tạo động lực cho các nhà ngoại giao khác kể câu chuyện về lĩnh vực đặc thù này”, nhà thơ Hữu Việt nói.

Ngoại giao là ngành nghề khá nhạy cảm nên dù muốn viết về lĩnh vực này đã lâu nhưng đến nay đại sứ Nguyễn Chiến Thắng mới có thể viết và xuất bản cuốn sách này. Mỗi câu chuyện về ngoại giao đều liên quan đến người thật, việc thật, liên quan trực tiếp đến đất nước, quốc gia nên rất khó đặt bút.

Hoạ sĩ Phạm Hà Hải, người chịu trách nhiệm mỹ thuật, tranh bìa và minh họa cuốn sách “Chuyện kể của một đại sứ” chia sẻ: “Tác giả dắt người đọc đi dọc trở lại năm tháng làm đại sứ của ông, nhìn qua đôi mắt, tâm trí ông để thấy những con người, nơi chốn cùng văn hóa và lịch sử. Từng câu chuyện như từng lớp sóng lấp lánh nối quá khứ và hiện tại. Cuốn sách giống như hai quá trình của một đời đại sứ - nhà văn: Thu thế giới vào trong mình để rồi lại trút mình vào thế giới, ở đấy có tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc, nỗi khát khao hòa bình hữu nghị và lòng biết ơn nhưng không phải không có chút day dứt buồn”.

“Điều quan trọng xuyên suốt các câu chuyện chính là những vỉa tầng văn hóa ở mỗi nơi mà đại sứ - nhà văn Nguyễn Chiến Thắng đã đi qua. Mỗi nhân vật ông gặp đều được mở ra trên tinh thần của văn hóa, con người và tình yêu thương bao trùm lên tất cả. Điều đó cho thấy, yếu tố, quyền lực quan trọng nhất làm nên một thể chế chính trị, nghệ thuật ngoại giao vẫn là trái tim của con người đến với con người”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.