Đứa trẻ không lớn

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Thảm cỏ xanh rì sau mưa, những hàng chong chóng quay tít theo gió. Mẹ ơi, hôm nay người con nhẹ phỗng, chẳng phải đến trường mà lại được chơi. Nhưng mưa quá mẹ à, nước mưa cứ mằn mặn như vị muối biển...

Hôm qua ở đâu, con chẳng nhớ nữa, nhưng con tỉnh dậy trong căn nhà cũ của gia đình mình, khi bố chưa rời xa mẹ, đến ở với dì. Ngôi nhà bé xíu nằm trên toàn nhà cao lớn, phía dưới có khu vui chơi mà con và cái Nhím hay ôm mèo Mimi xuống trượt cầu trượt.

Nhưng hôm nay, không chơi được, trời mưa quá, mỗi mình con trong nhà. Con thức dậy và gọi to tên của mọi người, không có mẹ, không có bố, chẳng thấy dì đâu cả. Ngày xám xịt, con không sao bước ra khỏi cánh cửa nhà nặng trịch. Con đưa tay lên bật công tắc đèn, bàn tay con trắng phau, không còn mấy vết bầm tím xấu xí nữa.

Ồ! Hóa ra tất cả chỉ là giấc mơ, một giấc mơ mà bố và mẹ chia tay nhau, con ở với bố, còn Nhím ở với mẹ. Ngày chia xa, Nhím ôm chặt lấy con, hai đứa ẵm con mèo Mimi khóc to. Con bịn rịn trao con mèo mướp vàng cho Nhím, bảo: “Nó sẽ chăm sóc Nhím và mẹ”. Rồi bố dắt con đến bên dì và mỉm cười rạng rỡ, nói: “Từ bây giờ, chúng ta sẽ là một gia đình”. Những ngày ở với bố và dì, con chỉ có một mình trong căn phòng lạnh lẽo. Mùi đồ nội thất mới, mùi thức ăn sẵn và mùi của những cây gậy gỗ lúc nào cũng phảng phất.

Dì bảo dì thương con lắm, vì dì chưa sinh được em bé. Cứ mỗi ngày, dì lại đón con đi học về, cho con mặc những bộ quần áo tinh tươm, sạch sẽ, cùng dì chào những người hàng xóm. Chỉ đến khi cánh cửa khép lại, con lại được đưa về căn phỏng nhỏ trong nhà. Dì bảo một đứa bé ngoan sẽ không tự tiện làm trái ý bố mẹ. Con ngồi trong căn phòng tối, đến khi những ngôi sao lấp lánh, dì sẽ gọi con ra ăn.

Bố bận rộn lắm, suốt ngày đi công tác thôi. Có những ngày bố mệt mỏi, dì và bố lại lớn tiếng qua lại. Con sợ dì sẽ ngồi khóc rấm rứt như mẹ, nên len lén theo dõi. Mắt dì mở to, bố đóng “rầm” cửa đi ra ngoài. Ban đầu dì khóc, nhưng sau đó, dì đi nhanh về phía con. Bàn tay của dì đập vào má con, không phải vuốt ve mẹ ạ, mà giống như lần mẹ tét mông con. Đau lắm, bỏng rát. Dì gào lên những câu “mày - tao” mà mẹ bảo con không được bắt chước khi xem phim. Tóc con rối bù, dì xô con ngã như đẩy một quả banh.

Khi trời nhập nhoạng, mắt con hoa lên trước thứ ánh sáng chói lòa. Dì tiến đến và nói: “Dì đang buồn, làm như vậy khiến cho dì tốt hơn. Con là một đứa trẻ ngoan, trẻ ngoan sẽ không đi kể bí mật nho nhỏ của hai mẹ con với người khác”. Dì nói dì là mẹ con, con vui lắm. Nhưng các bà mẹ vẫn thường yêu thương con như dì sao?

***

Mỗi tối, khuôn mặt mẹ lại hiện lên bên con. Con nhớ bàn tay vuốt ve lưng con trước khi đi ngủ, câu chuyện mẹ thường đọc con nghe về cô Tấm, cô bé Lọ Lem. Lưng con bây giờ đau rát, những dải đỏ in hằn lên và hai má con thường bị những vết xước từ chiếc nhẫn trên tay dì để lại. Con biết, đó là đánh đòn, trẻ con hư sẽ bị đánh. Dì bảo vì con học dốt, vì con làm bố và dì thất vọng, nên dì phải đánh con. Đánh là để con ngoan hơn, giỏi hơn.

Con sợ lắm, con thường thích sang nhà bạn Mây cùng lớp. Mẹ Mây sẽ xoa đầu con, cho con ăn những món ngon như mẹ làm trước kia. Nhưng mỗi khi về, dì sẽ lại cầm cây roi, hỏi xem con đã nói gì với mẹ của Mây, dù con trả lời thế nào, dì vẫn nhốt con vào trong chiếc tủ đựng đồ chật hẹp, vì “đi chơi là một thói xấu”. Bố ngồi trên ghế sô pha chỉ lạnh lùng “hừ” một tiếng. Dì bảo con láo lắm, hư lắm, vì trước kia bị mẹ nuông chiều. Có lẽ, con hư mẹ nhỉ, hư nên mới làm dì và bố tức giận. Con không dám cãi, chỉ cố gắng học thật giỏi, đạt thật nhiều điểm tốt, để dì cười với con một cái, như ngày đầu tiên con gặp dì.

Nhưng con chẳng thể làm được, càng muốn đến gần để yêu mến dì, con lại càng sợ. Dì bảo con xấu, dì bảo con giống mẹ và mẹ là người phụ nữ độc ác. Dì tát con mỗi khi con lỡ miệng nói về mẹ. Con khóc thật to, nói rằng muốn đến thăm mẹ và Nhím, nhưng dì không cho, bố không cho. Sau đó, dì cầm cây roi thật to, vừa quật, vừa đánh con. Cả người con choáng váng và nôn ra, chiếc váy đẹp của dì bị bẩn. Bố nói chiều quá nên nó sinh hư, phải dạy dỗ cho cẩn thận. Vậy là cây roi đè lên lưng con, chân con và đầu con. Những cú vụt mang theo tiếng gió, màu đỏ hòa với nước mắt khiến con chẳng nhận ra gì nữa. Ánh sáng lập lòe cuối cùng mang theo hình bóng mẹ mơ hồ trôi vào nắng.

Rồi nắng đưa con đi tới đâu, con không nhớ. Khi mở mắt, con ở căn nhà cũ, mọi thứ tối om và đen sì. Mưa kìa, đang ở trong nhà nhưng con vẫn ướt áo, vị mặn chát rơi lên môi con. Con ngửng mặt lên, đó là hình bóng mẹ, xa xôi và mờ ảo, đầu gục xuống bên giường bệnh trắng toát, bên cạnh là Nhím đang ôm con mèo Mimi, con mèo nhìn con đầy thương hại và xót xa. Con gọi tên mẹ, nhưng mẹ không trả lời, con gọi tên Nhím, em cũng không quay lại.

Chỉ còn căn phòng lạnh ngắt và tiếng nức nở không nguôi. Con nằm kia, khi tấm chăn đã phủ kín. Chẳng còn động đậy, chẳng thể nói cười. Đôi bàn tay con vô hình giơ ra phía trước xuyên qua thân thể của mẹ. Cho con một chút thời gian thôi, một chút, để con từ biệt mẹ trước khi mưa tàn. Ngày mai, trời sẽ lại nắng, bên ngoài kia, sân chơi lại đông đúc những đứa trẻ. Thời gian, phải, thời gian có thể sẽ xóa đi mọi dấu vết, rồi đám trẻ sẽ nối tiếp nhau đi trên con đường ấy. Chúng sẽ khúc khích cười, hay dụi mắt lau đi những giọt lệ? Con không biết được nữa, nhưng có lẽ, mọi người sẽ chẳng bao giờ quên con - một đứa trẻ mãi mãi không thể lớn.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).

Ánh mắt vùng sơn cước

Ánh mắt vùng sơn cước
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.