VPBank xiết nợ theo kiểu "xã hội đen"?
Anh Nguyễn Sỹ Minh (trú tại phòng 1401 tòa nhà 17T2 phố Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) phản ánh, vào tối 17/3/2015, một nhóm người tự xưng là nhân viên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) "ập" đến căn phòng 1401, Tòa nhà 17T2, phố Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) thực hiện việc niêm phong bằng việc "gắn 02 chốt cửa mới" khi vẫn đang có người trong nhà. Được biết, căn hộ này thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Sĩ Minh.
Anh Nguyễn Sỹ Minh cho biết, gia đình anh có vay của VPBank 5 tỉ đồng, anh đã trả lãi 1 tỉ và tiền gốc là 700 triệu. “Em không thấy ngân hàng thông báo gì, lúc 4h chiều nay về nhà thì họ không cho gia đình em vào. Trong nhà em còn chị giúp việc, họ nhốt trong đó từ sáng.
Theo quan sát của phóng viên, ổ khóa của căn hộ bị dán niêm phong có đóng dấu đỏ, trên cửa dán 3 tờ giấy A4 cũng có đóng dấu của VPBank, một tờ in to dòng chữ: “Tài sản VPBank thu giữ, chờ xử lý...”. Một tờ khác là quyết định của Chủ tịch HĐQT ngân hàng này về việc thu giữ tài sản đảm bảo, ghi thời gian xử lý từ 9h30 ngày 17/3.
Tại thời điểm đó, cửa căn hộ 1401 đã được lắp thêm 2 chốt thép khiến người ở trong không thể mở cửa ra. Ổ khóa của căn hộ bị dán niêm phong có đóng dấu đỏ, trên cửa dán 3 tờ giấy A4 cũng có đóng dấu đỏ của VPBank.
Một tờ giấy in to dòng chữ: “Tài sản VPBank thu giữ, chờ xử lý (phòng 1401, tòa nhà 17T2 Trung Hòa – Nhân Chính). Một tờ là Quyết định của Chủ tịch HĐQT về việc thu giữ tài sản đảm bảo có số 4367/2014/QĐ-CTHĐQT ngày 15.9.2014. Quyết định này do Phó Giám đốc Trung tâm PC&KSTT Hoàng Anh Tuấn thừa ủy quyền Chủ tịch HĐQT ký có nội dung: “Căn cứ Hợp đồng tín dụng số LD1015900021 ngày 11.6.2010 giữa VPBank với ông Nguyễn Sỹ Minh và bà Lâm Thị Phương Thoa… Quyết định thu giữ tài sản bảo đảm là toàn bộ căn hộ chung cư thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp theo “Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” số BC009642… đứng tên bà Lâm Thị Phương Thoa hiện đang thế chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng…”.
Tờ còn lại thể hiện là văn bản của Cty TNHH Quản lý tài sản Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank AMC) số 723/2015/TB-VPBAMC ngày 10.3.2015. Văn bản này có nội dung thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thời gian xử lý từ 9h30 ngày 17.3.2015. Ngoài đề gửi vợ chồng anh Minh, thông báo này còn được đề gửi tới UBND phường Trung Hòa, CA phường Trung Hòa… Thành phần dự kiến tham gia có đại diện UBND phường Trung Hòa, đại diện CA phường Trung Hòa, Tổ trưởng tổ dân phố…
Theo trình bày của chị Nguyễn Thị Phú – người giúp việc của gia đình anh Minh - chị Thoa, sáng 17.3 chị Phú ở nhà một mình, đến trưa chị có mở cửa đi mua mỳ tôm thì không mở được cửa. Chị Phú cho biết: “Đến khoảng 9h30 tối, em đang nằm trong buồng thì thấy có một nhóm người vào nhà anh Minh, em thấy có một anh CA. Họ yêu cầu em phải ra khỏi nhà. Em bảo em ở quê lên giúp việc, em đang ốm ra khỏi nhà thì biết đi đâu, họ vẫn cứ yêu cầu em ra khỏi nhà và em ra cửa ngồi”.
Anh Minh cho biết, lúc này anh đã phải lên CA quận Cầu Giấy để trình báo việc bị VPBank chiếm giữ trái phép nhà ở, xâm phạm chỗ ở và giam giữ người trái pháp luật. “Tại CA quận Cầu Giấy, Tổng Giám đốc của VPBank AMC cũng đã đến làm việc và đồng ý bàn giao lại nhà cho em. 4h ngày 18.3 trở lại căn hộ để bàn giao nhà, tuy nhiên do họ đã phá cửa nên em yêu cầu lập biên bản hiện trạng tài sản nhưng họ không đồng ý mà lập biên bản em không nhận lại nhà. Hiện giờ nhà em vẫn bị VPBank niêm phong và gia đình em không thể vào nhà”.
Thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo của VPBank. |
VPBank giam giữ người trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở của công dân?
Sự việc trên đã gây ra nhiều bức xúc cho những người chứng kiến. Để rộng đường dư luận, phóng viên báo điện tử Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc công ty luận Fanci - đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang về vấn đề này. Luật sư Tú cho biết, việc làm của VPBank có dấu hiệu hình sự, cụ thể là hành vi giam giữ người trái pháp luật và xâm phạm nơi ở của công dân đã được quy định trong Hiến pháp 2013 và pháp luật hiện hành.
Theo luật sư Nguyễn Văn Tú, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do cơ bản rất quan trọng của công dân. Điều 19 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Theo luật sư Nguyễn Văn Tú, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do cơ bản rất quan trọng của công dân. Điều 19 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Luật sư Nguyễn Văn Tú phân tích: “Quan hệ giữa ông Nguyễn Sỹ Minh với Ngân hàng VPBank là quan hệ dân sự trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ông Minh và Ngân hàng. Để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng này, hai bên có ký kết một hợp đồng cầm cố thế chấp.
Theo quy định của pháp luật về tín dụng ngân hàng và pháp luật dân sự thì trong trường hợp đến hạn, nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng như cam kết trong hợp đồng đã ký thì bên cho vay (Ngân hàng VPBank) có thể thông qua thương lượng, đàm phán để khoanh nợ, giãn nợ, kéo dài thời hạn trả nợ hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa thụ lý, xét xử và buộc bên vay nợ phải có nghĩa vụ trả nợ gốc cùng với lãi suất”.
Đối tượng tác động trong vụ việc trên là chị Phú được cho là bị một nhóm người trong ảnh chụp có đeo thẻ của VPBank giam, giữ trái pháp luật bằng cách khóa cửa từ bên ngoài (theo Báo Lao động). Đồng thời ảnh căt từ clip cho thấy anh Minh đã cố găng tiếp cận nhà của mình nhưng bị ngăn cản và thực tế không thể vào nhà lúc đó được do cửa đã bị khóa từ bên ngoài trong khi nhóm người ngăn cản biết rõ và buộc biết là có người giúp việc ở bên trong.
Như vậy, thực tế đã có hành vi giam, giữ người trái pháp luật diễn trọng vụ “xiết nợ” của VP Bank. Hành vi này mang tính manh động, có thể tạo tiền lệ xấu và có mức độ nguy hiểm nhất định cho xã hội. Vì vậy cần xem xét xử lý về hình sự đối với những cá nhân, tham gia, tổ chức và hỗ trợ hành vi giam, giữ người trái pháp luật. Ở đây tội này đã được coi là đã hoàn thành việc thực hiện hành vi giam, giữ người trái pháp luật.
“Hậu quả” trong vụ việc trên là gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không tốt không chỉ đối với người bị giam, giữ trái pháp luật người giúp việc là chị Phú, mà còn đối với cả chủ nhà là anh Minh và chị Loan cũng như gia đình họ.
Cũng theo luật sư Tú, việc việc “xiết nợ” kiểu VPBank còn vi phạm tội Xâm phạm chỗ ở của công dân. Cụ thể: khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự đã quy định: “1. Người nào đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
Như vậy, các hành vi đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ là hành vi đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn bất kỳ nào nhằm buộc người khác miễn cưỡng phải rời khỏi chỗ ở trái với ý muốn của họ là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân còn được hiểu là bất kỳ hành vi tùy tiện vào chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của họ.
Chỗ ở của gia đình anh Minh được cho là nơi cư trú hợp pháp và thực tế đã được VPbank thẩm định và cho vay theo hợp đồng tín dụng. Thậm chí căn hộ của anh Minh cũng được coi là chỗ ở hợp pháp, bất khả xâm phạm ngay cả trong trường hợp không thuộc quyền sở hữu của anh Minh và chị Loan.
Hậu quả của hành vi xâm phạm chỗ ở của gia đình anh Minh là làm cho gia đình anh Minh bị mất chỗ ở, ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình thường của công dân và các thành viên trong gia đình họ hoặc gây ra những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại.
Nếu việc nhóm người được cho là của VPBanh và Công an phường vào nhà anh Minh để đuổi chị Phú ra ngoài như lời khai của các bên có liên quan thì, hành vi này được coi là trái pháp luật với lỗi cố ý. Động cơ, mục đích hành vi này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nên việc xác định động cơ của nhóm người được cho là của VPBank và Công an phường chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Ngoài ra theo Ðiều 46 Bộ luật Dân sự, cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Như vậy hành vi xâm phạm chỗ ở của gia đình anh Minh khi chưa được phép và đuổi chị Phú của nhóm người được cho là của VPBank là vi phạm nghiêm trọng điều 22 Hiến pháp năm 2013 và còn có thể bị khởi tố về tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo Khoản 1 Điều 124 ở trên.
Theo quy định của pháp luật về tín dụng ngân hàng và pháp luật dân sự thì trong trường hợp đến hạn, nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng như cam kết trong hợp đồng đã ký thì bên cho vay (Ngân hàng VPBank) có thể thông qua thương lượng, đàm phán để khoanh nợ, giãn nợ, kéo dài thời hạn trả nợ hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa thụ lý, xét xử và buộc bên vay nợ phải có nghĩa vụ trả nợ gốc cùng với lãi suất”.
Đối tượng tác động trong vụ việc trên là chị Phú được cho là bị một nhóm người trong ảnh chụp có đeo thẻ của VPBank giam, giữ trái pháp luật bằng cách khóa cửa từ bên ngoài (theo Báo Lao động). Đồng thời ảnh căt từ clip cho thấy anh Minh đã cố găng tiếp cận nhà của mình nhưng bị ngăn cản và thực tế không thể vào nhà lúc đó được do cửa đã bị khóa từ bên ngoài trong khi nhóm người ngăn cản biết rõ và buộc biết là có người giúp việc ở bên trong.
Như vậy, thực tế đã có hành vi giam, giữ người trái pháp luật diễn trọng vụ “xiết nợ” của VP Bank. Hành vi này mang tính manh động, có thể tạo tiền lệ xấu và có mức độ nguy hiểm nhất định cho xã hội. Vì vậy cần xem xét xử lý về hình sự đối với những cá nhân, tham gia, tổ chức và hỗ trợ hành vi giam, giữ người trái pháp luật. Ở đây tội này đã được coi là đã hoàn thành việc thực hiện hành vi giam, giữ người trái pháp luật.
“Hậu quả” trong vụ việc trên là gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không tốt không chỉ đối với người bị giam, giữ trái pháp luật người giúp việc là chị Phú, mà còn đối với cả chủ nhà là anh Minh và chị Loan cũng như gia đình họ.
Cũng theo luật sư Tú, việc việc “xiết nợ” kiểu VPBank còn vi phạm tội Xâm phạm chỗ ở của công dân. Cụ thể: khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự đã quy định: “1. Người nào đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
Như vậy, các hành vi đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ là hành vi đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn bất kỳ nào nhằm buộc người khác miễn cưỡng phải rời khỏi chỗ ở trái với ý muốn của họ là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân còn được hiểu là bất kỳ hành vi tùy tiện vào chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của họ.
Chỗ ở của gia đình anh Minh được cho là nơi cư trú hợp pháp và thực tế đã được VPbank thẩm định và cho vay theo hợp đồng tín dụng. Thậm chí căn hộ của anh Minh cũng được coi là chỗ ở hợp pháp, bất khả xâm phạm ngay cả trong trường hợp không thuộc quyền sở hữu của anh Minh và chị Loan.
Hậu quả của hành vi xâm phạm chỗ ở của gia đình anh Minh là làm cho gia đình anh Minh bị mất chỗ ở, ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình thường của công dân và các thành viên trong gia đình họ hoặc gây ra những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại.
Nếu việc nhóm người được cho là của VPBanh và Công an phường vào nhà anh Minh để đuổi chị Phú ra ngoài như lời khai của các bên có liên quan thì, hành vi này được coi là trái pháp luật với lỗi cố ý. Động cơ, mục đích hành vi này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nên việc xác định động cơ của nhóm người được cho là của VPBank và Công an phường chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Ngoài ra theo Ðiều 46 Bộ luật Dân sự, cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Như vậy hành vi xâm phạm chỗ ở của gia đình anh Minh khi chưa được phép và đuổi chị Phú của nhóm người được cho là của VPBank là vi phạm nghiêm trọng điều 22 Hiến pháp năm 2013 và còn có thể bị khởi tố về tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo Khoản 1 Điều 124 ở trên.
VPBank trả lại nhà "xiết nợ” cho khách hàng
Vào lúc 18h chiều ngày 21/3/2015, đại diện VPBank, các bên liên quan đã tiến hành chứng kiến, mở niêm phong và bàn giao căn hộ tại tòa nhà 17T2 Trung Hòa - Nhân Chính cho chủ sở hữu là ông Nguyễn Sỹ Minh.
Thành phần đại diện tham gia cuộc bàn giao này gồm: Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy; đại diện Công an phường Trung Hòa; đại diện UBND phường Trung Hòa; đại diện Tổ dân phố; đại diện Ban quản lý tòa nhà 17T2; đại diện Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là ông Đỗ Hoàng Long, Trưởng phòng xử lý nợ. Đại diện chủ sở hữu tài sản là ông Nguyễn Sỹ Minh.
Tại buổi bàn giao này, sau khi đại diện Ngân hàng VPBank mở 02 ổ khóa ngoài và một hồi đôi co, bàn cãi khá lâu, cuộc bàn giao nhà mới hoàn thành.
Sau khi nhận bàn giao lại căn hộ, ông Minh đã tiến hành kiểm kê tài sản trong căn hộ. Phía VPBank không cùng kiểm kê tài sản, do trước đó, tại cuộc niêm phong căn hộ (ngày 17/3), đại diện của VPBank không kiểm kê tài sản khi niêm phong căn hộ.
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin diễn biến của sự việc...
Chuyên mục Bạn đọc của Báo Pháp luật Việt Nam tiếp nhận tất cả những đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo của độc giả có căn cứ và theo đúng quy định của pháp luật...Chúng tôi sẽ hồi âm sớm nhất đến bạn đọc.
Mọi kiến nghị, phản ánh gọi vào số: 0944 988 788 hoặc gửi qua hòm thư: baodientuphapluat@gmail.com