5 bản Hiến pháp của nước ta là những nấc thang lớn vươn tới Nhà nước pháp quyền XHCN

GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp.
GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một trong những nội dung quan trọng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. 

Xây dựng Nhà nước pháp quyền: Hội tụ giá trị nhân loại và giá trị đặc thù của đất nước

Về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội”.

Theo GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, đó là những tư tưởng chỉ đạo quan trọng được đúc rút từ thực tiễn đổi mới, hội nhập mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện, thể hiện hồn cốt của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Để làm rõ hơn dưới góc độ pháp lý, GS. Hoàng Thế Liên phân tích: Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (Điều 2). Các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII cũng như Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một trong tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền theo mô hình mà Đảng ta đã lựa chọn, vừa hội tụ các giá trị chung của nhân loại, vừa khẳng định những giá trị đặc thù do điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước ta quy định.

Theo đó, những giá trị cốt lõi của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được thể hiện rõ trong các đặc trưng cơ bản: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ của đời sống xã hội; Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý của Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật; Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN, sự giám sát của nhân dân, của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

5 nấc thang lớn vươn tới Nhà nước pháp quyền XHCN

Về thực tiễn xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, GS. Hoàng Thế Liên nhấn mạnh: 5 bản Hiến pháp của nước ta (Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 có sửa đổi bổ sung vào năm 2001 và Hiến pháp năm 2013) là 5 nấc thang lớn vươn tới dân chủ và Nhà nước pháp quyền, đồng thời thể hiện sự nhận thức, tiếp cận ngày càng đầy đủ hơn học thuyết về nhà nước pháp quyền hiện đại.

Những tư tưởng về dân chủ, quyền lực nhân dân, sự ràng buộc quyền lực nhà nước bởi Hiến pháp và pháp luật, sự kiểm soát quyền lực nhà nước, sự thượng tôn pháp luật..., vốn là các nguyên tắc sống còn của Nhà nước pháp quyền, được Hiến pháp nước ta thể hiện một cách nhất quán theo hướng ngày càng đầy đủ và có cơ chế hữu hiệu để bảo đảm thực hiện.

Điểm qua lịch sử lập hiến Việt Nam, có thể thấy rằng, Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, tuy không nhắc đến khái niệm pháp quyền hay nhà nước pháp quyền, nhưng là bản Hiến pháp biểu hiện đầy đủ những yếu tố cốt lõi của nhà nước pháp quyền. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) là Hiến pháp đầu tiên khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, nhưng nguyên tắc pháp quyền lại chưa được quy định đầy đủ, xuyên suốt trong toàn bộ Hiến pháp.

Phải đến Hiến pháp năm 2013 mới được đánh giá là bước tiến mới về chất trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đã cụ thể hoá những nguyên tắc hiến định về nhà nước pháp quyền, Nhà nước ta đã có những cố gắng vượt bậc trong xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật vì dân chủ, nhân quyền và sự phát triển KT-XH của đất nước, thể hiện ở những thành công bước đầu quan trọng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá.

Bảo đảm tính chính đáng, chính danh của Nhà nước

Phân tích quan điểm của Tổng Bí thư về “pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”, GS. Hoàng Thế Liên nhìn nhận, cái gốc của nhà nước pháp quyền là xác lập dân chủ, thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền lực của nhân dân. Do đó, dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải là sứ mệnh hàng đầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân mà Đảng ta đã và đang lãnh đạo thực hiện cũng chính là quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Mức độ phát triển của dân chủ, của quyền làm chủ của nhân dân là tiêu chí cốt lõi đo lường mức độ hoàn thiện, tính hiệu quả của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Từ nhận thức như vậy, trong thời gian qua, chúng ta đã tập trung tạo dựng được về cơ bản cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi nguyên tắc nhân dân làm chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, quyền lực nhân dân là gốc, chi phối và quyết định quyền lực nhà nước. Các quyền hiến định của công dân, nhất là quyền dân chủ trực tiếp, đã được pháp luật từng bước cụ thể hoá, đang đi vào thực tiễn đời sống xã hội; trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân được thể chế ngày càng cụ thể hơn.

Đồng thời, quyền lực nhà nước được phân công ngày càng hợp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều được Hiến pháp, các bộ luật minh định rõ hơn nhiều so với trước đây. Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước có đủ điều kiện để nhận diện rõ hơn trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước trước nhân dân.

Vị trí tối cao của Hiến pháp và luật được khẳng định; ý thức thượng tôn pháp luật được nâng cao khá rõ trong xã hội nói chung và trong bộ máy nhà nước nói riêng; ứng xử của Nhà nước đối với xã hội và thị trường đã bảo đảm theo tinh thần pháp quyền; sự kiểm soát quyền lực trong thực thi công vụ được bảo đảm theo hướng cán bộ, công chức có quyền càng lớn, chức vụ càng cao thì sự kiểm soát quyền lực càng chặt chẽ… Nhờ đó, tính chính danh của Nhà nước cũng được khẳng định.

Tuy nhiên, để nhân dân thực sự làm chủ thì không những nhân dân phải có đủ quyền mà quan trọng hơn là phải có đủ điều kiện và năng lực làm chủ; Nhà nước phải đủ mạnh, có hiệu lực và hiệu quả với ý thức phục vụ nhân dân, vì lợi ích công; Nhà nước phải thực sự trong sạch, vững mạnh, phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả tình trạng tham nhũng và các biểu hiện tha hóa quyền lực.

Pháp luật cần được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở dân chủ, tiếp cận đầy đủ hơn với yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền, không chỉ là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý xã hội, mà quan trọng hơn phải trở thành thiết chế để nhân dân thể hiện và thực hiện quyền lực của  mình.

Tạo dựng hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền

Về phương hướng hoàn thiện nhà nước pháp quyền, GS. Hoàng Thế Liên cho rằng, hướng tới xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, một quốc gia thịnh vượng, yêu cầu đặt ra hàng đầu là phải chú trọng hoàn thiện nhà nước pháp quyền nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực của Nhà nước; tạo dựng cho được một hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền. Theo đó, pháp luật không những phải được ban hành đúng thẩm quyền về nội dung và hình thức, đúng trình tự thủ tục luật định, mà phải bằng cơ chế dân chủ để thể hiện cho được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân và phải vì mục tiêu bảo vệ, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân.

Tinh thần thượng tôn pháp luật, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm phục vụ của Nhà nước trước nhân dân được đề cao và được hiện thực hoá trong đời sống xã hội; pháp luật phải thực sự là môi trường an toàn, lành mạnh, đủ rộng về không gian pháp lý để người dân làm ăn và sinh sống; pháp luật là cơ sở để tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước, được các cơ quan nhà nước nghiêm chỉnh chấp hành, áp dụng công bằng, nhất quán và không thiên vị.

Thông qua pháp luật thực hiện cho được sự phân công thẩm quyền thật rành mạch, trên cơ sở đó có phương thức phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp hoặc buông lỏng quản lý.

Đồng thời cũng cần xây dựng cho được một cơ chế pháp lý hữu hiệu kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm kiểm soát từ ba phía: Kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước với nhau (kiểm soát bên trong); kiểm soát quyền lực từ phía nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực thông qua việc ghi nhận, bảo đảm thực hiện quyền dân chủ đầy đủ hơn nữa; kiểm soát quyền lực thông qua việc tăng cường năng lực của các thiết chế kiểm soát chuyên nghiệp, trong đó cần sớm xây dựng cơ chế bảo hiến mà Hiến pháp năm 2013 đã giao cho luật định.

Muốn vậy, GS. Hoàng Thế Liên kiến nghị: Đảng cần khẩn trương xây dựng và ban hành Nghị quyết riêng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đặt ra chủ trương tổng thể, đồng bộ về cải cách lập pháp, cải cách hành chính và cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu pháp quyền. Theo đó, cần đặt mục tiêu xậy dựng Quốc hội chuyên trách và chuyên nghiệp; xây dựng một Chính phủ mạnh, có đủ thẩm quyền với cơ cấu lại bộ máy tổ chức tinh gọn, đội ngũ công chức thực tài, đủ năng lực để thực hiện tốt nhất quyền hành pháp, chủ động khởi xướng và hoạch định chính sách sáng tạo, thực hiện chức năng quản lý và điều hành vĩ mô có hiệu quả, tổ chức và bảo đảm việc thi hành nghiêm pháp luật trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt của nền hành chính quốc gia phục vụ nhân dân.

Xác định tư pháp là xét xử, từ đó khẳng định cơ quan tư pháp là Toà án, được giao đủ thẩm quyền và tăng cường năng lực để đủ khả năng xem xét, giải quyết hầu hết các tranh chấp xảy ra trong xã hội, bảo đảm công lý; thực hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương theo hướng bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương đi đôi với việc tăng cường sự kiểm soát của cơ quan nhà nước cấp trên.

Đặc biệt, trong mối quan hệ với kinh tế thị trường và xã hội, Nhà nước được coi là thiết chế song hành và có vai trò kiến tạo phát triển, hỗ trợ tích cực. Vì vậy, cần xây dựng Nhà nước ta theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, tận tụy thực hiện tốt các chức năng vốn có trong một nền kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện công nghiệp hoá, không thực hiện những công việc mà người dân (khu vực tư) có thể làm được.

Đồng thời tập trung xây dựng pháp luật, duy trì trật tự công trên thị trường và trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Nhà nước xây dựng và thực thi có hiệu quả các quy tắc pháp lý về sở hữu, quyền tài sản, tự do hợp đồng, tự do kinh doanh, giải quyết tranh chấp để mọi người dân, doanh nghiệp thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh, nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, hình thành hệ thống thị trường đồng bộ.

Nhà nước xây dựng và thực thi có hiệu quả các quy tắc pháp lý điều tiết các hoạt động kinh tế nhằm khắc phục những trục trặc, khuyết tật của cơ chế thị trường, chứ không phải làm thay thị trường, can thiệp vô lối vào thị trường.

Đọc thêm

Lá phiếu của niềm tin và trách nhiệm

Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
 
(PLVN) - Ngày hội của toàn dân đang đến rất gần, mọi người dân đất Việt với tinh thần trách nhiệm, náo nức mong chờ, gửi trọn niềm tin vào lá phiếu để bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Những tiếng nói lạc lõng cần phải lên án

Thị trấn Bến Sung (Như Thanh, Thanh Hóa) trang hoàng đường phố hướng đến Ngày bầu cử.
(PLVN) - Ðể bày tỏ thái độ trước hiện tượng xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật hòng phá hoại, xuyên tạc cuộc bầu cử, trên trang Trực diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã công bố video nhan đề "Bầu cử QH: Nói xấu ứng cử viên, xuyên tạc bầu cử, đến hẹn lại lên".

'Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! '…

lCác nhân viên y tế tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đi khử khuẩn tại khu vực được khoanh vùng chống dịch, sau khi xã này ghi nhận 2 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K hôm 7/5.  Ảnh: Mạng xã hội
(PLVN) - Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì hơn ai hết, mỗi người dân cần có ý thức chống dịch, thực hiện tốt “5K” và bình tĩnh, không hoang mang thất thiệt… 

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử
Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Có cần những hình phạt cứng rắn hơn?

 Mỗi người dân nếu lơ là chống dịch sẽ ảnh hưởng tới công sức của bao người trong cuộc chiến thầm lặng và quyết liệt này. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do liên tiếp có một số trường hợp lây nhiễm Covid-19 sau khi đã hoàn thành cách ly, tuần qua Bộ Y tế đã gửi tin khẩn cho biết tạm thời chưa cho rời khỏi khu cách ly với những người đã cách ly tập trung đủ 14 ngày và có 2 xét nghiệm âm tính…

Chỉ đạo của Thủ tướng phải được thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi bài viết “Để lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?” được đăng tải, Báo PLVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo và mong muốn không chỉ người đứng đầu địa phương mà người dân và toàn xã hội cần phải nâng cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ
(PLVN) - Hành trình để bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm xâm hại và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân trẻ em có thể gian nan, vất vả, nhưng đó là một hành trình đúng đắn để theo đuổi. 

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại một số nút giao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong các nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do sự phân bố, điều chỉnh của đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý. Cùng với đó, việc một cụm đèn tín hiệu giao thông có nhiều cơ quan tham gia quản lý cũng dẫn tới nhiều bất cập, ảnh hưởng tới việc khai thác của đèn tín hiệu.

Bản lĩnh giám định viên

Bản lĩnh giám định viên
(PLVN) - Câu chuyện đối tượng Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đã buôn bán ma túy, lập “động lắc” trong Bệnh viện Tâm thần TWI (Thường Tín, Hà Nội) vừa gây chấn động dư luận; thì câu chuyện một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở Đắk Lắk lại một lần nữa làm người ta sững sờ.

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên
(PLVN) - Tại đất nước láng giềng Campuchia, Covid-19 lây lan quá nhanh  đến mức Thủ tướng nước này cảnh báo mở rộng phong tỏa. Trước đó, nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 cho đến ngày 28/4. Tình hình này tạo ra nguy cơ trực tiếp với Việt Nam.

Chuyển đổi vị trí

Chuyển đổi vị trí
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phát đi thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) quý I và kế hoạch công tác quý II năm 2021. Theo đó, đối với công tác PCTN, TTCP cho biết đã tập trung kiểm tra hơn ngàn cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Công bố, công khai theo quy định của pháp luật kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và PCTN.

Trung thực và thẳng thắn

Ông Đoàn Ngọc Hải đã rất sốt ruột vì người nghèo, người cần nhà.
(PLVN) - Việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi hai địa phương tiền ông đã trợ giúp để xây nhà cho người nghèo đã gây ra một sự chú tâm không nhỏ trong dư luận xã hội. 

Niềm tin bứt phá vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số thành viên Chính phủ.
(PLVN) - Hôm qua, 8/4, với việc kiện toàn 14 nhân sự mới, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm 28 thành viên đã ra mắt.

Chuyện vô lý ở Hội An

Ngôi nhà số 75 Nguyễn Thái Học,TP Hội An.
(PLVN) - Câu chuyện sai phạm “3 trong 1” trong sự việc liên quan ngôi nhà cổ là tài sản công tại số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; khiến nhiều người đặt vấn đề vì sao chính quyền địa phương lại “hiền” trước các sai phạm có tính chất ngang ngược, nghiêm trọng như vậy?

Tiếp tục hành động, kiến tạo phát triển

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu nhậm chức.
(PLVN) - Kỳ họp thứ 11, Quốc hội 14 đã và đang hoàn thành những nội dung nghị sự đặc biệt quan trọng. Sau khi kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, hôm qua (6/4), Quốc hội tiếp tục công tác nhân sự với việc bầu Phó Chủ tịch nước, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Kỳ họp đã và đang hoàn thành “lộ trình” chuyển giao nhân sự quan trọng của bộ máy Nhà nước.