Tổng kết thí điểm chế định thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội

Phó chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn phát biểu tại Hội nghị
Phó chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn phát biểu tại Hội nghị
(PLO) - Công tác triển khai chế định thừa phát lại đã được quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên, hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại đã dần đi vào ổn định; nghiệp vụ tống đạt dần được đảm bảo và nâng cao, thực hiện đúng trình tự, thủ tục tống đạt theo quy định của pháp luật về THADS. 
Đó là đánh giá chung tại Hội nghị của TP.Hà Nội tổng kết công tác Tổng kết việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 (ngày 23/11/2012) của Quốc hội, diễn ra hôm 4/8. 
Thừa phát lại giúp giảm tải công việc cho các cơ quan THADS
Phó chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, TP đã nhanh chóng bắt nhịp với công việc triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại, nghiêm túc và thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động này. 
“Thành công đầu tiên là tại Hà Nội  8 văn phòng thừa phát lại được thành lập trong vòng 17 tháng, nhận được sự hưởng ứng của người dân và xã hội, thể hiện sự  yêu nghề, hiểu nghề và tính kiên trì của cán bộ trong hoạt động thí điểm chế định Thừa phát lại” – Phó Chủ tịch UBND TP nhận xét.
Theo Cục THADS TP, sau thời gian triển khai, thực hiện bước đầu đã khẳng định thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại là phù hợp, cần thiết cho xã hội, cho hoạt động Tư pháp nói chung và cho hoạt động THADS nói riêng khi góp phần giảm tải công việc cho các cơ quan THADS.
Với những kết quả đã đạt được về tổ chức và hoạt động của những Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn TP có thể khẳng định việc thí điểm chế định Thừa phát lại đã có những thành công bước đầu, mô hình Thừa phát lại phù hợp, cần thiết cho xã hội, cần thiết cho hoạt động tư pháp, được người dân ủng hộ. Bước đầu đã có những đóng góp tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, những mặt làm được thì một trong những mong muốn về hoạt động của Thừa phát lại liên quan đến THA nhưng các  cơ quan chức năng liên quan đều cho rằng, qua việc triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn TP Hà Nội đã góp phần nhân cao nhận thức đối với cơ quan nhà nước và người dân trên địa bàn về một chủ trương mới của Đảng, Nhà nước cũng như công tác xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp, THADS theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược Cải cách Tư pháp.
Chế định Thừa phát lại đã tạo cơ chế tăng cường tính chủ động, tích cực của các đương sự trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự. trong đó, Việc lập vi bằng của Thừa phát lại đã được người dân đón nhận tích cực vì đã tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong thực hiện các giao dịch dân sự và trong các quá trình tố tụng. Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại bên cạnh các cơ quan THADS của Nhà nước đã tạo điều kiện để người dân có thêm sự lựa chọn phù hợp với điều kiện khi yêu cầu THA.
Dưới góc độ xã hội, hoạt động Thừa phát lại bước đầu đã tạo lập một nghề mới trong thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý và bước đầu xã hội hóa hoạt động THA, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội. Đối với hoạt động tư pháp, hoạt động Thừa pháp lại đã bước đầu hỗ trợ tích cực cho các hoạt động tư pháp được nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần giảm tải công việc của các cơ quan tư pháp đặc biệt là của Tòa án và cơ quan THADS trong việc tống đạt văn bản.
Đánh giá cao hiệu quả của các hoạt động thừa phát lại trên địa bàn TP, Phó Chánh án TAND TP Tạ Quốc Hùng cho biết, các văn phòng thừa phát lại đã phối hợp chặt chẽ với TAND TP, phần lớn đáp ứng được việc tống đạt văn bản theo đúng hướng dẫn, đảm bảo được thời gian và quy định của pháp luật. 
Từ vai trò, tác động của việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn TP cho thấy, mô hình này là cần thiết cho xã hội nói chung và cho hoạt tư pháp, cho người dân nói riêng. Hiệu quả hoạt động Thừa phát lại bước đầu đã cho thấy đây là một hướng đi đúng về xã hội hóa hoạt động tư pháp, hoạt động THADS theo chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Mở rộng quyền tổ chức THA đối với Văn phòng thừa phát lại
Để tăng cường hiệu quả của hoạt động thừa phát lại trong thời gian tới, Cục THADS TP đề nghị mở rộng quyền tổ chức THA đối với Văn phòng thừa phát lại; thống nhất cách tính phí tống đạt để dễ dàng áp dụng cho các cơ quan THADS, tránh thiệt thòi đối với Văn phòng. 
Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại, kịp thời phát hiện những vi phạm, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, chỉ đạo kịp thời; Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn các vụ việc do các Văn phòng trực tiếp tổ chức thi hành.
Hướng dẫn rõ hơn đối với chi phí tống đạt người phải THA phải chịu của hồ sơ theo đơn  (việc không thu được, việc được xếp hồ sơ xong khi không thu được chi phí tống đạt); chi phí tống đạt cho nhiều người nhưng cùng một địa chỉ, cùng thời điểm (Theo công văn số 138 của Tòa án không rõ). 
Các Văn phòng Thừa phát lại cần nâng cao năng lực về lực lượng, chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng quy trình tống đạt văn bản chặt chẽ và hướng dẫn cho Thừa phát lại, Thư ký Thừa phát lại về trình tự, thủ tục tống đạt để đảm bảo đúng thời hạn, chặt chẽ, đúng quy định về thủ tục tống đạt văn bản. Nâng cao năng lực chuyên môn trong xác minh và tổ chức THA.
Đồng thời, đưa chế định Thừa phát lại vào hoạt động chính thức. Hoàn thiện chế định Thừa phát lại, cần có những quy định, hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn về một số nội dung về khó khăn, vướng mắc nêu trên. Nghiên cứu xây dựng Luật Thừa phát lại sau khi hết thời gian thí điểm.
Hiện Cục THADS đã chỉ đạo và yêu cầu thực hiện đối với 22/31 đơn vị ký Hợp đồng với các Văn phòng Thừa phát lại. 
Từ khi thực hiện 8/2014 đến tháng 6/2015 các cơ quan THA đã chuyển cho 08 Văn phòng Thừa phát lại tống đạt văn bản là 8.889 văn bản. 
Tính đến hết tháng 5/2015, vác Văn phòng thừa phát lại đã thụ lý tổ chức THA 15 việc, xác minh điều kiện THA 50 việc. Một số vụ đã xác minh đã được dùng làm căn cứ để cơ quan THA thụ lý đơn, tổ chức thi hành. Về cơ bản việc xác minh đáp ứng được yêu cầu. Một số vụ việc phải xác minh bổ sung để đủ điều kiện.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp
(PLVN) -  Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp, chủ trì hội đồng thẩm định Hồ sơ xây dựng Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số , Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Nguyễn Thị Hạnh , Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính y êu cầu cơ quan soạn thảo cần tính đến các cơ chế dài hạn, có tầm nhìn xa, dự báo xu hướng sinh sản, đồng thời xây dựng chính sách gắn kết mức sinh với chất lượng dân số .

Sở Tư pháp tỉnh Hủa Phăn thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La

Hai đoàn công tác ký kết biên bản làm việc.
(PLVN) - Ngày 25/3, bà Phu Hương Phổm Mạ Văn, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào làm Trưởng đoàn đã thăm, trao đổi và học tập kinh nghiệm công tác tư pháp, công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Sơn La. Tiếp và làm việc với Đoàn có lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

Thi hành án dân sự TP.HCM: Chủ động đổi mới, bứt phá chuyển đổi số

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị.
(PLVN) -Sáng 25/3, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thi hành án dân sự, với sự tham dự của lãnh đạo Cục, đại diện các phòng chuyên môn, chi cục quận, huyện, thành phố Thủ Đức, cùng toàn thể công chức, chấp hành viên và đại diện đơn vị FPT – đơn vị đồng hành tư vấn giải pháp công nghệ.