Công tác thi hành án dân sự tiếp tục chuyển biến rõ rệt

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (giữa) chủ trì buổi làm việc
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (giữa) chủ trì buổi làm việc
(PLO) - Chiều qua (28/7), Bộ Tư pháp vinh dự và vui mừng được đón tiếp đồng chí Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương dẫn đầu Đoàn Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đến làm việc về công tác thi hành án dân sự.
Tháp tùng Chủ tịch nước có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn, Ủy viên chuyên trách - Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương Nguyễn Tất Viễn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Lê Minh Trí, Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào, Phó Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Trợ lý Chủ tịch nước Vũ Quy…
Về phía Bộ Tư pháp có Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng các Thứ trưởng, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS, đại diện lãnh đạo một số đơn vị trong và ngoài Bộ, lãnh đạo một số Cục THADS địa phương.
Giải quyết xong gần 355 nghìn việc
Báo cáo về kết quả công tác THADS 9 tháng đầu năm 2015, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền nhận định, mặc dù điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, số việc và tiền thụ lý mới tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2014 nhưng hệ thống THADS đã giải quyết xong số việc, tiền nhiều hơn và đạt tỷ lệ cao hơn cùng kỳ. 
Cụ thể, hệ thống THADS đã thụ lý hơn 661 nghìn việc, tăng hơn 11 nghìn việc so với cùng kỳ. Trong đó, số có điều kiện là trên 518 nghìn việc, chiếm 78,33% trong tổng số thụ lý. Về tiền, tổng số thụ lý gần 117,5 nghìn tỷ đồng, tăng gần 33 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, số có điều kiện giải quyết là trên 70 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,05% trong tổng số thụ lý. Trong số có điều kiện giải quyết, hệ thống THADS đã giải quyết xong gần 355 nghìn việc, tương ứng với số tiền 31,5 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 68,53% về việc và 44,78% về tiền. 
Cũng trong 9 tháng đầu năm, đã có văn bản đôn đốc đối với 196 việc thi hành án hành chính, đạt tỷ lệ 98,5%; trong đó có 133 việc đã thi hành xong, đạt tỷ lệ 84,1%. Bộ Tư pháp đã tiếp 382 lượt công dân, giải quyết được 98,56% số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về THADS. 
Ngoài ra, Bộ Tư pháp tiến hành rà soát, thống kê, ban hành kế hoạch và có các biện pháp tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; đến nay đã giải quyết 11/49 vụ việc loại này. Trong tổng số tiền phải thi hành theo bản án liên quan đến thu hồi tài sản cho Nhà nước đối với 8 vụ án lớn, hiện đã thi hành được gần 197 tỷ đồng, có 3 vụ đã thi hành xong (vụ Huỳnh Ngọc Sỹ, vụ Vinashin, vụ Vinalines), đang tiếp tục thi hành hơn 11 nghìn tỷ đồng. 
. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay, chuyện trò với các cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự
. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay, chuyện trò với các cán bộ
Tổng cục Thi hành án dân sự 
Đối với các nhiệm vụ CCTP trong tổ chức, hoạt động của cơ quan THADS, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền cho biết, Bộ Tư pháp đã tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS; phối hợp cùng các cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến công tác THADS trong các dự thảo bộ luật, luật quan trọng khác… nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của các quy định, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác THADS. 
Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện, tình hình mới, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục THADS trực thuộc Bộ Tư pháp. 
Có thể khẳng định công tác THADS tiếp tục có những chuyển biến tích cực, góp phần duy trì ổn định trật tự, kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương. 
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền, công tác THADS vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Nổi lên là số việc và tiền chuyển kỳ sau còn tương đối nhiều, nhất là về giá trị; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm chưa được xử lý dứt điểm; việc kiểm soát chính xác kết quả thực hiện một số chỉ tiêu mang tính định tính hoặc tuyệt đối hóa theo Nghị quyết số 37/2012/QH13 còn gặp khó khăn; nhiều vụ việc, kết quả thi hành phần thu hồi ngân sách nhà nước rất thấp… 
Trên cơ sở đánh giá những kết quả vừa nêu, Bộ Tư pháp kiến nghị Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương quan tâm, chỉ đạo xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến công tác THADS, nhất là đối với việc thi hành phần trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự; chỉ đạo VKSNDTC, TANDTC tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Tư pháp trong THADS, thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại; có ý kiến đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của người phạm tội trong quá trình tiến hành tố tụng. 
Bộ cũng kiến nghị Ban Chỉ đạo đề nghị Quốc hội cân nhắc, điều chỉnh các chỉ tiêu mang tính định tính hoặc tuyệt đối hóa, giao chỉ tiêu thi hành án xong về việc phù hợp quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS; đề nghị Quốc hội quan tâm, bố trí ngân sách bảo đảm thực hiện các đề án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác THADS theo Nghị quyết số 49/NQ-TW, nhất là kho vật chứng và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức THADS…
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay TS Đào Văn Hội - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay TS Đào Văn Hội
 - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam
 
Cần quan tâm thi hành phần dân sự trong vụ án hình sự
Vui mừng được vinh dự đón Chủ tịch nước đến làm việc lần thứ hai trong vòng hơn nửa năm gần đây, Bộ trưởng Hà Hùng Cường bày tỏ, sự quan tâm của Chủ tịch nước thật sự là nguồn cổ vũ, động viên đội ngũ cán bộ THADS nói riêng, đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp nói chung. 
Bộ trưởng chia sẻ đã chỉ đạo Tổng cục THADS chuẩn bị báo cáo đầy đủ, khách quan, nêu đúng tình hình để qua đó Chủ tịch nước có chỉ đạo sát sao giúp  công tác THADS tiếp tục chuyển biến hơn nữa, nhất là thực hiện nghiêm túc quy định của Hiến pháp năm 2013. 
Nêu một số nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định toàn ngành sẽ thực hiện tốt những quy định mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS; rà soát các vụ án lớn theo những quy định mới của Luật Sửa đổi, bổ sung; phối hợp chặt chẽ hơn với các ngành liên quan giải quyết vướng mắc hiện hành trong công tác THADS cũng như thực hiện chỉ đạo của Quốc hội về tổng kết chế định Thừa phát lại… 
Bộ trưởng cũng  hứa với Chủ tịch nước tiếp tục tăng cường đoàn kết nội bộ, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, phối hợp tốt với các cơ quan liên quan nhằm đáp ứng mong mỏi của Đảng, Nhà nước, nhân dân đối với công tác THADS.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những kết quả đạt được trong công tác THADS nói chung, trong tổ chức, hoạt động của cơ quan THADS từ xây dựng đội ngũ cán bộ THADS trong sạch, vững mạnh; quan tâm đầu tư, xây dựng cơ bản, trang thiết bị, phương tiện làm việc đến hiệu quả thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 địa phương. 
Đặc biệt, Chủ tịch nước khen ngợi sự nỗ lực dốc sức của ngành Tư pháp trong công tác xây dựng thể chế, nhờ đó Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS đã được Quốc hội thông qua và tham gia, chủ trì các đạo luật quan trọng của đất nước như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự… “Kết quả tiến bộ rõ rệt mặc dù tăng cả về số việc, về số tiền phải thi hành, tất nhiên vẫn còn những việc tồn đọng” là đánh giá tổng thể của Chủ tịch nước về công tác THADS.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh lưu niệm cùng Bộ trưởng Hà Hùng Cường và các cán bộ thi hành án dân sự
 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh lưu niệm cùng
Bộ trưởng Hà Hùng Cường và các cán bộ thi hành án dân sự
Qua phản ánh của các đại biểu, Chủ tịch nước cũng thể hiện sự lo ngại trước những khó khăn trong vấn đề thi hành phần trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự và yêu cầu ngành Tư pháp cần quan tâm hơn nữa vấn đề này. Chủ tịch nước chỉ ra hai vướng mắc lớn của vấn đề trên là điều kiện thi hành án thiếu, tức là không có tài sản, tiền để thi hành án và hệ thống pháp luật còn có những khoảng trống nhất định. 
Cho rằng cần học hỏi kinh nghiệm của các nước, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến các biện pháp kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của người phạm tội trong quá trình tiến hành tố tụng, tránh trường hợp người phạm tội tẩu tán tài sản. 
Theo Chủ tịch nước, với cơ chế thanh toán tiền mặt hiện nay của nước ta thì không thể kiểm soát được tài sản, thu nhập nên rất đồng tình với thực trạng khi cơ quan THADS “vào cuộc”, người phải thi hành án không còn tài sản để thi hành. Do vậy, Chủ tịch nước tán thành sự nghiên cứu chủ động của Bộ Tư pháp đối với Luật Đăng ký tài sản sẽ góp phần hoàn thiện thể chế và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS.

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.