Khi trái tim không nguôi thổn thức

Đôi khi, ông Đoàn Đình Hồng soạn lại những tấm hình chụp tại Trường Sa và kể chuyện xưa cho vợ
Đôi khi, ông Đoàn Đình Hồng soạn lại những tấm hình chụp tại Trường Sa và kể chuyện xưa cho vợ
(PLO) - Những cựu binh Trường Sa tâm sự với chúng tôi rằng, trái tim mình chưa lúc nào thôi thổn thức về những năm tháng khoác lên mình bộ quân phục Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong ký ức của họ vẫn vẹn nguyên những trận chiến đấu kiên cường giữ biển đảo quê hương, những kỉ niệm rưng rưng về đồng đội đã ngã xuống và nằm lại nơi biển khơi vô tận...

Mong một ngày thăm lại chiến trường xưa
Nắng chiều lấp loá trong ánh mắt của kế toán viên Kho bạc Nhà nước TP.Nha Trang Nguyễn Công Kiên. Nếu không biết, có lẽ chẳng ai nghĩ ông là cựu binh Trường Sa, thậm chí đã từng tham gia nhiều trận đánh giữ chủ quyền biển đảo từ năm 1985 đến năm 1988. Trước khi trở thành thương binh 3/4, ông Kiên từng nhận nhiệm vụ tại các đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Nam Yết...
Trường Sa trong ông là lần đầu tiên ra biển lớn bị say sóng, rồi những lần cùng đồng đội thử đạn pháo sém mặt. Nhưng có lẽ ký ức sâu đậm nhất là những lần đối mặt với tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. 
Giữa năm 1988, ông Kiên bị thương vào mắt phải trong một trận đụng độ với tàu Trung Quốc tại Đá Đông. Ông được đồng đội đưa đi ròng rã 9 ngày đêm lênh đênh trên biển với trang thiết bị thiếu thốn để vào bờ cấp cứu. Sau 4 tháng nằm viện, vừa xuất viện, người thượng uý pháo binh ấy đã ao ước được ra Trường Sa tiếp khi viết đơn tiếp tục được ra trận. 
Tâm sự với chúng tôi, ông Kiên bảo chưa khi nào nói ra ao ước được thăm lại Trường Sa với anh em đồng nghiệp làm cùng vì chẳng ai nghĩ ông đã từng là một người lính Trường Sa. Ông Kiên nói: “Chỉ cần chụp tấm hình kỷ niệm nơi chiến trường xưa là tôi cũng thỏa ước nguyện rồi”. 
Cũng ít ai biết rằng, gia đình ông Kiên vốn là một gia đình có truyền thống cách mạng tại TP.Nha Trang. Bà nội ông từng đi biểu tình chống thực dân Pháp xâm lược ở Đà Nẵng và bị địch bắn hy sinh. Cha ông trước làm nhiệm vụ tại Trung đoàn Thủ đô, còn chị cả làm ở Bộ Tư lệnh Hải quân, người em trai đang công tác ở Quân khu 3. Ông Kiên cười: “Tôi tự hào được góp sức nhỏ cho Trường Sa. Đó vẫn là kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời tôi”.
Gặp Đại tá Đoàn Đình Hồng -thương binh hạng 3/4, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện rất thú vị. Với nụ cười hiền hậu, ông Hồng khoe mình “có duyên” với biển. Trước khi nhập ngũ theo nghiệp hải quân (năm 1969), ông đã là sinh viên Đại học Hàng hải, từng cùng bạn bè đi vận tải hàng hoá bằng đường biển. 
Năm 1975 ông được điều động vào Nam tiếp nhận tàu, chiến đấu tại một số đảo. Năm 1983 ông về Cam Ranh làm chỉ huy tham mưu Học viện Hải quân Nga, trợ lý tác chiến Vùng 4 Hải quân, đi vận tải Trường Sa, làm Phó Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146. 
Người cựu binh rắn rỏi khoe đã được đi hầu hết các đảo ở Đông Bắc, Tây Nam và Trường Sa. Nhưng ông nhớ nhất giai đoạn 1988, với nhiều đêm thức trắng lo kế hoạch điều hành tàu chiến đấu: “Hồi đó, nước ta còn nghèo, đời sống của chiến sĩ Trường Sa cũng còn khó khăn. Tuy nhiên, tinh thần của quân dân rất tốt. Chúng ta luôn chủ động nắm tình hình đối phó với mọi diễn biến an ninh xấu trên biển”. Ký ức Trường Sa của ông chỉ dừng lại sau năm 1998, khi bị thương ở Trường Sa Đông. 
Nay tuy đã về hưu nhưng vị Đại tá Hải quân bảo mình vẫn còn hoạt động năng nổ tại địa phương. Ông bảo, niềm vui lớn lao hơn cả là con rể ông đang công tác tại đơn vị tàu ngầm thuộc Vùng 4 Hải quân. Ông chia sẻ: “Mỗi khi con về, rảnh rỗi, tôi lại có cơ hội hỏi han bạn bè cũ, động viên các tân binh. Trong trái tim mình, tôi vẫn thấy Trường Sa gần gũi lắm!”. 
Kế toán viên bình dị Nguyễn Công Kiên.
Kế toán viên bình dị Nguyễn Công Kiên.
Trận hải chiến qua hồi ức của chiến sĩ Gạc Ma
Đáp chuyến tàu sớm vào Khánh Hòa, cựu binh Lê Hữu Thảo (quê Hà Tĩnh), người lính năm nào trực tiếp tham gia trận hải chiến thăm lại chiến trường xưa với những tâm tư khôn nguôi về những đồng đội mãi mãi nằm lại dưới lòng biển Đông. Sau 27 năm, ông mới có dịp trở lại đơn vị cũ. Những ký ức dội về như chuyện vừa mới xảy ra ngày hôm qua.
Trong hồi ức của ông Thảo, sẩm tối ngày 13/3/1988, tàu HQ-604 đến vùng biển đảo chìm Gạc Ma khi sóng yên biển lặng. Khoảng 30 phút sau, một tàu khu trục lớn của Hải quân Trung Quốc đột nhiên xuất hiện.
Tàu này chỉ cách tàu HQ 604 gần 100m. Tàu Trung Quốc dùng loa phóng thanh tuyên bố đây là vùng lãnh thổ của Trung Quốc và yêu cầu tàu HQ 604 phải rời đi. 
Ngay lập tức, tàu HQ 604 cũng dùng loa phóng thanh đáp trả: “Đây là vùng biển, đảo của Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu tàu Hải quân Trung Quốc rời khỏi khu vực”…  Cứ thế, sau khoảng gần 30 phút “đấu loa”, cuối cùng tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc cũng phải rời đi.
Sau bữa ăn tối nhanh với khẩu phần gồm cơm, rau cải khô xào thịt hộp, những người lính trẻ trò chuyện cùng nhau và sinh hoạt tại tàu. Đến khoảng 5h sáng 14/3/1988, bộ phận công binh dùng xuồng chở nguyên vật liệu lên đảo Gạc Ma để xây dựng công trình. 
Chiến sĩ trẻ Lê Hữu Thảo nhận lệnh cùng tổ chiến đấu gồm 5 người, trong đó có Trung úy Nguyễn Mậu Phong (Trung đội trưởng), Thiếu úy Trần Văn Phương (Trung đội phó), chiến sĩ Đậu Xuân Tư, Hoàng Trọng Chúc nhanh chóng rời tàu lên đảo chìm Gạc Ma làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ lực lượng công binh trên chiếc xuồng nhỏ.
Đến 7h cùng ngày, khi lực lượng công binh của ta đang xây dựng cột cờ ở giữa đảo thì bỗng xuất hiện một tốp tàu chiến gồm 4 chiếc của Hải quân Trung Quốc, dàn trận theo đội hình chiến đấu đã xâm chiếm đảo Gạc Ma. Tổ công tác của cựu binh Lê Hữu Thảo gồm 5 người, 3 người đã anh dũng hy sinh.  
Trở lại chiến trường xưa lần này, cựu binh Lê Hữu Thảo vinh dự được tham gia đặt những viên đá đầu tiên xây dựng Tượng đài Gạc Ma, tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống trong trận chiến năm xưa. Mái tóc điểm bạc rung lên trong niềm xúc động: 
Tôi may mắn được trở về gia đình nhưng 27 năm qua, 64 đồng đội của tôi mãi mãi nằm dưới biển sâu. Nhớ về họ, tôi không thể nào quên được những ánh mắt, nụ cười dù mỗi người một quê nhưng cùng chung Đất mẹ Việt Nam. Tôi mong một ngày không xa sẽ được trở lại vùng biển, đảo Gạc Ma thả một vòng hoa, thắp nén nhang tâm sự với đồng đội của mình”./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.