Sốt về chiều, ho có đờm... nam thanh niên phát hiện mắc bệnh lao

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Chàng trai 20 tuổi trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân nhanh, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm về đêm, ho có đờm…

Thông tin từ Bệnh viện TWQĐ 108, thời gian vừa qua, Khoa Bệnh lây đường hô hấp và Hồi sức của bệnh viện gặp nhiều trường hợp người bệnh trẻ tuổi mắc “lao phổi”.

Điển hình gần đây, đơn vị này tiếp nhận một chàng trai 20 tuổi trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân nhanh, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm về đêm, ho có đờm… Theo lời kể của bệnh nhân, cách đây 1 tháng bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn kéo dài và nặng dần lên.

Bệnh nhân lo lắng vì thấy không đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ khi đã chuẩn bị hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Bản thân và gia đình hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh.

Sau khi được tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán bệnh nhân bị lao phổi mới AFB dương tính, lao PCR dương tính có tổn thương thâm nhiễm phá huỷ hang.

Qua gần 3 tuần điều trị tích cực theo phác đồ: chống lao, kháng sinh, long đờm, khí dung, nâng đỡ thể trạng… bệnh nhân ổn định, hết sốt, không còn mệt mỏi, ăn uống ngon miệng, được ra viện, uống thuốc theo đơn.

TS. Vũ Viết Sáng, Chủ nhiệm khoa Bệnh lây đường hô hấp và Hồi sức - Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết: “Lý do khiến nhiều người trẻ hiện nay mắc bệnh lao có thể do: Môi trường làm việc không đảm bảo (tập trung đông người trong một không gian hẹp, kín, nhiệt độ ẩm thấp) là điều kiện thuận lợi làm vi khuẩn lao phát triển và lây lan mạnh.

Bên cạnh đó, cũng do lối sống, ăn uống, vận động không khoa học (ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, hút thuốc lá, uống rượu bia…) làm sức khoẻ giảm sút, sức đề kháng yếu khiến vi khuẩn lao dễ tấn công và gây bệnh. Cứ một người bị bệnh lao phổi có ho khạc vi khuẩn ra môi trường có thể lây cho 5-10 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, nhà máy, trại tập trung… trước khi người bệnh được điều trị”.

Bệnh lao phổi là căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra cực kỳ nguy hiểm.

TS Sáng chia sẻ, vi khuẩn lao từ các hạt nước bọt li ti hoặc trong các hạt bụi nhỏ dễ dàng bị hít vào phổi, xuống tận phế nang và gây bệnh tại phổi. Đây là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và khó kiểm soát.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp của lao phổi thường là: Ho và khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi trộm, sút cân, mệt mỏi, chán ăn.

Việt Nam nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Lao không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng tới kinh tế xã hội. Hiện nay, bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh lao và giảm gánh nặng do tác hại của bệnh lao gây ra cho gia đình và xã hội.

Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, thời gian nào của cuộc đời. Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện ở những người có nguy cơ cao, suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, nhiễm HIV/AIDS, xơ gan, ung thư, nghiện rượu, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch… và người tiếp xúc gần, thường xuyên với người mắc bệnh lao. Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị đông dân cao hơn ở nông thôn và miền núi. Tuy nhiên lao hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...