Triển khai chiến dịch cho trẻ uống Vitamin A trên toàn quốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết sẽ tổ chức Chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt 1 cho trẻ em bắt đầu từ Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, đồng thời cũng là ngày vi chất dinh dưỡng.

Chiến dịch sẽ được tổ chức trên toàn quốc, trong đó, tại 22 tỉnh miền núi khó khăn mỗi trẻ từ 6-59 tháng được uống 1 liều Vitamin A, trẻ từ 24-59 tháng được tẩy giun định kỳ; tại 41 tỉnh, thành phố còn lại trẻ em từ 6-35 tháng tuổi được uống 1 liều Vitamin A.

Nguồn thuốc sử dụng trong chiến dịch do tổ chức Vitamin Angel – Hoa Kỳ viện trợ. Ngày 27/05/2023, Bộ Y tế đã có Công văn số 3232/BYT-BMTE gửi các địa phương tổ chức chiến dịch hướng dẫn cho các tỉnh/thành phố để tiến hành tổ chức chiến dịch cho trẻ uống viên nang Vitamin A kết hợp với tẩy giun định kỳ đợt 1 năm 2023.

Vitamin A có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Hằng năm, Bộ Y tế tổ chức chiến dịch bổ sung Vitamin A liều cao cho hơn 6 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 54 tháng tuổi trên quy mô toàn quốc (mỗi năm có 2 đợt: đợt 1 vào tháng 6; và đợt 2 vào tháng 12).

Trong các chiến dịch này, trẻ em trong độ tuổi được cho uống bổ sung viên nang Vitamin A liều cao. Trong thời gian qua, các chiến dịch bổ sung Vitamin A đã giúp cho Việt Nam thanh toán được bệnh mù loà do thiếu Vitamin A vào năm 2000, đó là một thành tựu hết sức to lớn.

Theo Bộ Y tế, để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, bên cạnh giải pháp ngắn hạn là uống bổ sung các sản phẩm vi chất dinh dưỡng (như viên nang vitamin A liều cao, viên đa vi chất…). Giải pháp trung hạn là sử dụng thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thì giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

"Cần tăng cường công tác truyền thông, khuyến khích người dân sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày; ưu tiên lựa chọn và sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng và thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và của Bộ Y tế", Bộ Y tế khuyến cáo.

Thông điệp truyền thông Ngày vi chất dinh dưỡng năm 2023 hưởng ứng Ngày vi chất dinh dưỡng (1-2/6/2023)

Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể.

Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, mọi người, mọi gia đình hãy thực hiện:

Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm; lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn

Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương cho bữa ăn bổ sung hàng ngày của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng cường hấp thu Vitamin A, vitamin D.

Cho trẻ trong độ tuổi uống Vitamin A 2 lần/năm.

Trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun, sán.

Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.

Hãy đưa trẻ trong độ tuổi đi uống Vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã/phường.

Đọc thêm

Kháng thuốc - nỗi lo của cả cộng đồng

Sử dụng kháng sinh không hợp lý là nguyên nhân gây kháng thuốc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
(PLVN) - Được dự đoán sẽ khiến nhiều người tử vong hơn cả ung thư vào năm 2050, kháng thuốc hay kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với sức khỏe cộng đồng.

Báo động tình trạng nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa: petrotimes
(PLVN) - Giới trẻ hiện nay ngày càng có suy nghĩ cởi mở hơn trong tình yêu và tình dục, nhiều người quan niệm tình yêu đi liền với tình dục, để lại “hậu quả” ngoài ý muốn. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 ca nạo phá thai , trong số đó có tới 60-70% là ở độ tuổi học sinh, sinh viên...

Tuần lễ 'Làm mẹ an toàn 2023': Vì những bà mẹ mạnh khỏe

Đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) lấy tư liệu, thông tin tại Trạm y tế xã Sơn Phú. (Ảnh: Quốc Việt)
(PLVN) - Việt Nam là nước có 53 dân tộc thiểu số và hầu hết các dân tộc đều sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa điều kiện đời sống khó khăn, gặp nhiều rào cản trong tiếp cận chăm sóc y tế. Do đó, việc bảo đảm tất cả phụ nữ có thể tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ y tế chất lượng trong quá trình mang thai và sinh con là một thách thức rất lớn.

Dịch bạch hầu gây tử vong trở lại, lưu ý quan trọng để phòng bệnh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể làm bệnh nhân tử vong trong vòng 6 – 10 ngày. Sau gần 20 năm không xuất hiện ca bệnh, mới đây tỉnh Hà Giang ghi nhận hơn 30 ca mắc bạch hầu, trong đó, 2 trường hợp bệnh diễn biến nặng và tử vong. Bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vaccine.

Bộ Y tế yêu cầu ứng phó với mưa lũ

Mưa lũ gây ngập sâu ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: VGP
(PLVN) -  Ngày 28/9/2023 Bộ Y tế đã có Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ và Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ về triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ.