Cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước nguy kịch

Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhi trước khi xuất viện.
Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhi trước khi xuất viện.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bé trai 11 tuổi ở Hòa Bình vừa may mắn được cứu sống sau khi bị đuối nước. Các bác sĩ nhận định, bé được cứu sống do được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả...

Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình mới cấp cứu thành công bé trai 11 tuổi bị đuối nước.

Bé trai tên L.T.H (huyện Đà Bắc, Hoà Bình), nhập viện ngày 4/5 do đuối nước. Theo người nhà, khoảng 11h cùng ngày, bé đi chơi cùng bạn bị trượt chân xuống dòng suối gần nhà, không rõ thời gian chìm dưới nước.

H được bạn dùng gậy gạt vào vào bờ trong tình trạng tím tái, không thở. Sau vài phút người nhà phát hiện ra và lập tức tiến hành sơ cứu ép tim, hà hơi. Sau khi sơ cứu thấy trẻ thở lại nên gia đình đưa đến trạm y tế rồi chuyển lên bệnh viện tỉnh.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, li bì, glasgow <12 điểm, suy hô hấp, phù phổi cấp, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận, bụng chướng căng hút dịch dạ dày ra nhiều máu đỏ tươi.

Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị phù phổi cấp/ suy đa tạng/đuối nước giờ thứ 4. Ngay sau đó, bệnh nhi đã được cấp cứu, điều trị tích cực bằng các phương pháp: thở máy, nuôi dưỡng hoàn toàn bằng truyền tĩnh mạch, kháng sinh, lợi tiểu, bơm rửa dạ dày…

Sau 3 ngày điều trị, bé cai được máy thở, thở oxy, nuôi ăn kết hợp qua sonde dạ dày. 7 ngày sau điều trị, trẻ tỉnh, tiếp xúc tốt, dừng thở oxy, tự ăn được, các xét nghiệm ổn định.

Bác sĩ Ninh Duy Kiên - Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, bệnh nhi H rất may mắn khi kết hợp được nhiều yếu tố để được cứu sống. Đầu tiên là bé được phát hiện kịp thời, thời gian chìm dưới nước không quá lâu. Sau đó, bé được người nhà sơ cứu đúng cách, có hiệu quả, giúp cho quá trình điều trị sau này. Bên cạnh đó là quá trình điều trị tích cực, chăm sóc tỉ mỉ, sát sao của đội ngũ y bác sĩ.

"Trường hợp nếu không phát hiện kịp thời, sơ cứu không đúng cách, trẻ có nguy suy hô hấp thiếu oxy lên não, dẫn đến bại não và các di chứng khác. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong", bác sĩ Kiên nói.

Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà bình, hàng năm đơn vị đều tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị đuối nước nhập viện. Có trẻ không may mắn và tử vong sau đó. Cũng có trẻ may mắn được cứu sống nhưng để lại di chứng nặng nề.

Do vậy qua trường hợp bệnh nhi trên, bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo tới các bậc phụ huynh cần quan tâm, chú ý đến trẻ, nhất là khi mùa hè đến. Cần hạn chế cho trẻ vui chơi một mình tại các khu vực có sông, suối, ao, hồ; phải cùng có mặt lúc trẻ vui chơi. Trường hợp phát hiện trẻ đuối nước, cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách, liên hệ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.

Đọc thêm

Kháng thuốc - nỗi lo của cả cộng đồng

Sử dụng kháng sinh không hợp lý là nguyên nhân gây kháng thuốc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
(PLVN) - Được dự đoán sẽ khiến nhiều người tử vong hơn cả ung thư vào năm 2050, kháng thuốc hay kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với sức khỏe cộng đồng.

Báo động tình trạng nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa: petrotimes
(PLVN) - Giới trẻ hiện nay ngày càng có suy nghĩ cởi mở hơn trong tình yêu và tình dục, nhiều người quan niệm tình yêu đi liền với tình dục, để lại “hậu quả” ngoài ý muốn. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 ca nạo phá thai , trong số đó có tới 60-70% là ở độ tuổi học sinh, sinh viên...

Tuần lễ 'Làm mẹ an toàn 2023': Vì những bà mẹ mạnh khỏe

Đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) lấy tư liệu, thông tin tại Trạm y tế xã Sơn Phú. (Ảnh: Quốc Việt)
(PLVN) - Việt Nam là nước có 53 dân tộc thiểu số và hầu hết các dân tộc đều sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa điều kiện đời sống khó khăn, gặp nhiều rào cản trong tiếp cận chăm sóc y tế. Do đó, việc bảo đảm tất cả phụ nữ có thể tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ y tế chất lượng trong quá trình mang thai và sinh con là một thách thức rất lớn.

Dịch bạch hầu gây tử vong trở lại, lưu ý quan trọng để phòng bệnh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể làm bệnh nhân tử vong trong vòng 6 – 10 ngày. Sau gần 20 năm không xuất hiện ca bệnh, mới đây tỉnh Hà Giang ghi nhận hơn 30 ca mắc bạch hầu, trong đó, 2 trường hợp bệnh diễn biến nặng và tử vong. Bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vaccine.

Bộ Y tế yêu cầu ứng phó với mưa lũ

Mưa lũ gây ngập sâu ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: VGP
(PLVN) -  Ngày 28/9/2023 Bộ Y tế đã có Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ và Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ về triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ.