Người tạo nên “thương hiệu” Đại học Luật Hà Nội

(PLO) - Gần 10 năm giữ cương vị Hiệu trưởng, trong đó có 4 năm kiêm Thứ trưởng Bộ Tư pháp, TS. Nguyễn Ngọc Hiến đã “thổi” một luồng gió mới để tạo nên “thương hiệu” của Trường Đại học Luật Hà Nội, từng bước đưa nhà trường thành một cơ sở đào tạo luật hàng đầu của Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước và toàn xã hội.
TS. Nguyễn Ngọc Hiến hào hứng kể về những năm tháng ông gắn bó với Trường Đại học Luật Hà Nội
TS. Nguyễn Ngọc Hiến hào hứng kể về những năm tháng
 ông gắn bó với Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà Luật học trăn trở với bài toán “an cư”
Năm 1988, đang công tác tại Vụ Pháp luật kinh tế - Bộ Tư pháp thì TS Nguyễn Ngọc Hiến được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Pháp lý Hà Nội (nay là ĐH Luật Hà Nội). 
Lúc này, tuy đã trải qua 6 năm kể từ khi Bộ Tư pháp quyết định mở rộng quy mô trường và thống nhất một đầu mối đào tạo nguồn nhân lực pháp luật (bằng việc sáp nhập Trường Trung học chuyên nghiệp Pháp lý I và Trường Cán bộ Toà án Hà Nội vào Trường ĐH Pháp lý Hà Nội) nhưng cơ sở vật chất của trường còn rất thiếu thốn, phải hoạt động ở hai địa điểm cách xa nhau (một cơ sở ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ và một cơ sở ở quận Đống Đa, Hà Nội); giảng đường thì thiếu, giáo trình không có, số lượng tuyển sinh ít và cũng chỉ dừng ở bậc đào tạo đại học. 
Tất cả những khó khăn trên như muốn thử tài xoay xở, tư duy và kinh nghiệm của ông - người từng có 15 năm công tác trong ngành Tài chính (trước khi về Bộ Tư pháp, TS. Hiến nguyên là Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính).
Trò chuyện với chúng tôi đúng dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Trường, TS.Nguyễn Ngọc Hiến vẫn nhớ như in những ngày mới về trường nhận nhiệm vụ: “Lúc đó, kinh phí đào tạo vốn đã ít ỏi lại bị dàn trải, lãng phí do phải đầu tư ở cả hai cơ sở. Giáo viên thì đi lại vất vả, tốn thời gian, công sức. Bản thân tôi khi đó cũng phải liên tục đi về giữa 2 cơ sở để điều hành công việc và còn tham gia giảng dạy môn Luật Tài chính”.
Ngay năm thứ 2 kể từ khi về nhậm chức, thầy cùng Ban Giám hiệu đã quyết định chỉ thực hiện tuyển sinh ở một địa điểm tại Thường Tín, tận dụng tối đa mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị quanh đó để mượn cơ sở vật chất của họ. “Vì hoàn cảnh đất nước khi đó còn khó khăn, kinh phí đào tạo của trường (cấp dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh) còn  ít thì  mình phải tự xoay xở để vượt qua khó khăn chứ không còn cách nào khác”.
Tiếp tục phải vượt qua một thử thách khác, ông kể: “Để tìm lối ra, tôi chạy xuôi, chạy ngược để thuyết phục Bộ Tài chính đồng ý cho bán thanh lý cơ sở ở Thường Tín cho một công ty của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương). Cùng với kinh phí được Nhà nước cấp, chúng tôi dồn sức tiến hành xây dựng cơ sở vật chất ở đường Láng (nay là đường Nguyễn Chí Thanh). 
Để tránh thất thoát và đội vốn, chúng tôi quyết định làm theo kiểu cuốn chiếu, tức là có kinh phí tới đâu thì tiến hành xây dựng ngay tới đó. Vì vậy, từ những năm 1992 - 1993, cứ khoảng 6 tháng chúng tôi lại đưa được một công trình vào sử dụng, từ giảng đường, nhà ăn, nhà thi đấu thể thao, thư viện, ký túc xá (KTX) sinh viên…”.
Chấm dứt được tình trạng “một chốn đôi nơi”, nhà trường còn xin đất của thành phố, rồi đầu tư tiền để xây chung cư cho các giáo viên. Vậy là 3 tòa nhà chung cư ở ngay gần trường đã hoàn thành, giúp các giáo viên ổn định cuộc sống, gắn bó với nghề. “Việc này còn giúp chúng tôi chuyển được khu nhà ở giáo viên ra khỏi khuôn viên trường, vừa có diện tích xây dựng giảng đường lại vừa đảm bảo môi trường sư phạm”- ông nói. 
Thời điểm này nhìn lại, nhiều người vẫn đánh giá việc xin đất, xây chung cư như trên của trường là quyết định khá mạnh dạn và sáng tạo. Phải khá nhiều năm sau, một số đơn vị khác mới học theo cách làm này của trường.
Từng rớt nước mắt khi chứng kiến bữa ăn của sinh viên
Đến nay, có lẽ nhiều thế hệ sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội đầu những năm 1990 vẫn còn ấn tượng về thầy Hiệu trưởng của mình với hình ảnh gần gũi như một người anh, người cha trong gia đình, lo lắng từ chuyện lớp học, giáo trình…đến nơi ăn, chốn ở và cả chuyện sinh hoạt hàng ngày cho sinh viên.
Ông thừa nhận những nhận xét trên có phần đúng và bắt đầu kể về một kỷ niệm khó quên: “Khi tôi mới về trường, khi xuống thăm KTX ở Thường Tín thì gặp 6 sinh viên ngồi quanh một nồi nhôm đã méo xẹo, mỗi người cầm một thìa xúc cơm ăn với vài con cá khô hấp. Tôi  hỏi tại sao lại ngồi ăn như vậy thì các em nói “có hôm chúng em còn không có cá mà ăn, mâm bát cũng không”. Tôi quá bất ngờ và rớt nước mắt vì bản thân tôi cũng đã từng trải qua cuộc sống sinh viên nhưng mình vốn là con em miền Nam ra Bắc học tập, được nhân dân miền Bắc chăm lo nên chưa bao giờ biết đến cảnh trên”.
Vậy là khi về, ông đã chỉ đạo ngay nhà bếp đều đặn mua 1-2 cân thịt mỗi bữa, đem băm nhỏ rồi chưng mặn với nước mắm để sinh viên ăn miễn phí. Ông lý giải: “Làm như vậy thì giả sử có sinh viên nào tiết kiệm hoặc chỉ còn tiền để mua cơm trắng thì vẫn có thức ăn và tý “chất đạm” để ăn cơm”.
Khi sinh viên đã không còn đói cơm, thầy Hiệu trưởng lại lo họ bị “đói” về tinh thần. Nghĩ đến đây, ông quyết định chi tiền mua dầu, sửa máy phát điện để phục vụ sinh viên học và sinh hoạt buổi tối. Ông kể: “Khi đó, cơ sở ở Thường Tín vẫn chưa có điện lưới nên chúng tôi có máy nổ để thắp sang là “xịn” lắm rồi. Nhưng chúng tôi không dừng lại mà tiếp tục  mua đài, sắm ti vi, đầu video để sinh viên giải trí và nắm bắt tình hình đất nước. Sinh viên không những có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh mà còn tạo dựng được mối quan hệ rất tốt với nhân dân địa phương, vì người dân thường phải vào KTX để… xem nhờ ti vi."
Tất cả những việc làm trên nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng TS.Nguyễn Ngọc Hiến lại có quan điểm: “Sinh viên là trung tâm trong hoạt động đào tạo. Phải nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên, tạo điều kiện để họ  yên tâm học tập, phát huy hết năng lực của mình. Sinh viên ra trường không chỉ  đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu về luật pháp mà còn có tư duy tổng hợp”. 
Tìm hiểu cuộc sống của sinh viên các tỉnh về Hà Nội học, ông nhận thấy có khá nhiều học sinh phải “cắm” quán, ăn chịu… rồi bị chủ nợ đeo đuổi dẫn đến nguy cơ phải bỏ học. Vậy là ông cho lập một quỹ hỗ trợ sinh viên, giao cho Hội Sinh viên, Đoàn thanh niên và Phòng Giáo vụ quản lý để cho sinh viên vay không lấy lãi, đảm bảo đúng đối tượng và có hoàn vốn đầy đủ. 
Nhấn đúng nút để khởi động guồng máy
“Để có sinh viên tốt thì đội ngũ giáo viên phải tốt. Giáo viên của Trường lúc đó thì tốt rồi, đều được đào tạo cơ bản, rất nhiều người học ở nước ngoài về nhưng tôi luôn trăn trở làm sao để “khởi động” được guồng máy đào tạo này khi họ đang chịu sức ì khá lớn” - TS.Nguyễn Ngọc Hiến tâm sự.
Có lẽ do từng là giảng viên, nay lại có tư duy của một nhà quản lý, một cán bộ từng làm việc trong ngành Tài chính nên ông đã sớm tìm ra “nút thắt”. Ông kể: “Nhận thấy sức ì có nguyên nhân lớn nhất là do sự “nhàn nhã”, tôi tự hỏi các cơ quan nhà nước, rồi cả xã hội đang cần nguồn nhân lực có kiến thức pháp luật. Trong khi đó, nhà trường thì có khả năng đào tạo được hàng trăm sinh viên thì tại sao lại chỉ cho “ra lò” được 70 sinh viên/năm (chủ yếu là cán bộ, sỹ quan quân đội, công an chuyển ngành)?"
Nghĩ là làm, chỉ một năm sau khi về trường, nhân dịp Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cùng nhiều lãnh đạo các Bộ, ngành về dự Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Trường (1989), ông đã mạnh dạn đề xuất xin chỉ tiêu đào tạo lên 400 sinh viên (gấp khoảng 5 lần chỉ tiêu những năm trước đó). 
Thấy hiệu quả, Trường tiếp tục  xin nâng chỉ tiêu lên 800, rồi 1.000 sinh viên hệ chính quy, mở thêm các mô hình đào tạo khác. Vậy là guồng máy đào tạo, chất xám của của nhà trường được khai thác hết công suất. Hàng chục sinh viên xuất sắc được giữ lại làm giảng viên để đáp ứng nhu cầu phát triển của trường. Năm 1994 Trường đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Hơn 20 năm trôi qua, nhìn lại thành quả và bước trưởng thành của nhà trường, ông tâm sự: “Sau này, tuy không công tác ở Bộ Tư pháp nữa nhưng tôi vẫn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Trường và luôn kỳ vọng các thế hệ tiếp theo sẽ kế thừa và phát huy truyền thống. Tôi tin các thế hệ sau sẽ sớm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật như Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xứng đáng với sự gửi gắm, tin tưởng của nhân dân, của lãnh đạo Đảng và Nhà nước”.
Nhìn lại những cống hiến của TS. Nguyễn Ngọc Hiến trong 8 năm ông làm Hiệu trưởng Trường ĐH Luật, có người đã ví ông như một người thợ xây chăm chỉ xếp từng viên gạch, dần dần tạo nên một công trình vững chãi  khiến cho mỗi sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Luật Hà Nội đều có thể tự hào về ngôi trường của mình, tự tin với những kiến thức mình thu nhận được ở đây. 

Tin cùng chuyên mục

Chân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

infographicChân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

(PLVN) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội Luật gia Việt Nam Khóa XIII nhiệm kỳ 2019-2024 giữ chức Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đọc thêm

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.