“Sống cho nhau nụ cười, đừng cho nhau nước mắt”

“Sống cho nhau nụ cười, đừng cho nhau nước mắt”
(PLO) - Đó là những trải lòng của chị Lưu Thanh Nụ, cán bộ tư pháp phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhiều năm qua chị vẫn cần mẫn tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân cơ sở và truyền cảm hứng để tiếp nhiệt huyết đến cán bộ trẻ làm công tác tư pháp tại phường.
Học hỏi không ngừng
Đến Ban Tư pháp phường Mai Dịch, liên tiếp thấy các cuộc gọi điện đến và đi, người ra, người vào vô cùng bận rộn. Giữa không khí làm việc ấy, gặp chị, chắc chắn ai cũng phải ấn tượng và cảm tình với nữ cán bộ có gương mặt khả ái, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, miệng luôn nở nụ cười tươi tắn, thái độ nhiệt tình. 
Chị kể, sau khi tốt nghiệp Khoa Quản lý hành chính Nhà nước của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, chị tiếp tục theo học ngành Luật của Trường Đại học Mở. Đầu năm 2004 chị bắt đầu tham gia làm việc ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại phường Mai Dịch. Thời điểm đó, công việc rất vất vả, thực hiện theo cơ chế một cửa, chị vừa phải tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục như: Đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất…
Sau khi nghiên cứu, rà soát tất cả các hồ sơ, hồ sơ nào còn thiếu chị hướng dẫn tận tình, cụ thể và khó nhất là đối với những hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết, khi trả chị phải tìm cách nói sao cho khéo, đồng thời thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết để người dân không hiểu lầm. Đây cũng là bước đầu làm quen với công việc mới, hơn nữa là phụ nữ chị cũng phải đảm đương gánh vác công việc nhà, chăm sóc con cái hàng ngày nên dường như thời gian dành cho bản thân không có.
Cuối năm 2009 chị được giao nhiệm vụ làm cán bộ tư pháp tại phường. Công việc chủ yếu bây giờ là làm tại văn phòng, thực hiện công tác tiếp dân, làm công tác tham mưu… Công việc hầu như không theo “lịch trình” nên đòi hỏi bản thân phải năng động và thời gian công tác cũng dày hơn. 
Chị tâm sự: “Thực sự là công việc của tôi khá bận rộn, không chỉ đơn thuần là một cán bộ tư pháp. Hiện nay, tôi được giao thêm tiếp nhận đơn thư. Được nghe người dân kể, được nghe họ tâm sự, tôi thấu hiểu phần nào nỗi khổ của bà con. Khi được làm việc ở đây cũng giúp tôi hiểu và trân trọng cuộc sống của mình hơn rất nhiều. Chính vì thế, đó cũng là động lực khiến tôi phải cố gắng hơn nhiều để có thể giúp dân được nhiều hơn nữa”.
Mặc dù bận nhưng chị vẫn không ngừng học hỏi về nghiệp vụ chuyên môn, vào những ngày cuối tuần chị vẫn đang tiếp tục theo học lớp nghiệp vụ chính trị tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thời gian của chị hầu như kín lịch, nhưng chị vẫn cân bằng được giữa công việc và gia đình. 
Bà Trần Ngọc Điệp, cán bộ phường Mai Dịch nhận xét: “Cô Nụ là một người rất thẳng thắn trong công việc, là người nắm bắt nhanh các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, luôn sát sao, giúp đỡ nhiệt tình các cán bộ trong phường và luôn duy trì, phát huy hiệu quả của các phong trào, mô hình của phường. Không những thế, cô vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, vai trò của một người phụ nữ đảm đang trong gia đình”.
Lấy dân làm động lực
Sau 5 năm gắn bó với ngành Tư pháp, chị đã chứng kiến rất nhiều cảnh đời, số phận khác nhau. Niềm vui có, nỗi buồn có nên chị đã thấu hiểu được phần nào nỗi khổ của những người dân xung quanh mình. 
Những câu chuyện chị kể đầy xúc động. Một đêm gần sáng, tiếng chuông điện thoại gọi đến, từ đầu dây bên kia thông báo có một em bé đang bị bỏ rơi ngay tại vỉa hè. Ngay lập tức, chị “lên đường” làm nhiệm vụ. Thương xót, đau lòng trước cảnh tượng em bé bị bỏ rơi, chị lại liên hệ tới Làng trẻ SOS gửi em để được chăm sóc, nuôi dưỡng như những đứa trẻ khác. 
Rồi tiếp đến một sự việc hiểu lầm ghen tuông với một tin nhắn lạ đến máy của người vợ, anh Hoàng Quốc V. (trú tại phường Mai Dịch) chưa hiểu tường tận câu chuyện, chỉ vì một phút bồng bột anh. quyết định viết đơn ly hôn. Chứng kiến cảnh vợ chồng trẻ, con thơ và khi nghe chi tiết câu chuyện, chị Nụ đã dành cả một buổi chiều làm việc để giảng giải và phân tích sự việc cho anh V. hiểu và cuối cùng đã hoà giải thành công. 
“Thỉnh thoảng khi gặp tôi trên đường, cô chú ấy vẫn không ngừng cảm ơn tôi, chị em lại trò chuyện tâm sự rất thân thiết. Cứ như vậy, tôi thấy vui lắm”, chị xúc động chia sẻ.
Chị nhớ, vào chiều 30 Tết, khi mọi gia đình đang quây quần sum họp cùng nhau chuẩn bị những mâm cỗ thịnh soạn đón chào một năm mới, nghe tin một người dân trong phường mất, chị lại lập tức “lên đường” giúp dân hoàn thành mọi thủ tục. “Bao nhiêu năm làm trong nghề, cứ làm giúp được người khác là tôi thấy mình có thêm động lực. Sống ở trên đời, hãy dành cho nhau những nụ cười, đừng cho nhau giọt nước mắt để thấy rằng cuộc sống trở nên ý nghĩa và tươi đẹp hơn”.
Hơn 5 năm công tác trong lĩnh vực tư pháp, chị đã gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, chị cũng nghiệm ra rằng, với những người làm công tác tư pháp, nhiệt tình thôi chưa đủ. “Muốn chuyển tải các quy định pháp luật đến người dân thì người cán bộ có cái tâm, cái tình, nhiệt huyết thôi chưa đủ mà đòi hỏi phải nắm vững kiến thức pháp luật”, chị trải lòng. Bởi vậy, để truyền tải kịp thời mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tới cán bộ và nhân dân trong phường, chị không ngừng bồi dưỡng, bổ sung thêm kiến thức pháp luật. 
Trong hoạt động chuyên môn, ngoài việc cập nhật vào sổ theo quy định, bao giờ chị cũng ghi vào sổ công tác và đem theo bên mình. Do vậy, từ khi tiếp nhận nhiệm vụ này, chị chưa để xảy ra sai sót hay thất lạc và giải quyết dứt điểm các kiến nghị, đề xuất của nhân dân thuộc lĩnh vực được giao (đăng ký kết hôn, chứng tử, chứng thực...). 
Ngoài việc tự nguyện làm công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân, chị còn tích cực phối hợp với các tổ trưởng tổ hoà giải họp bàn tháo gỡ. Do đó, hầu hết các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư khi phát sinh đều được giải quyết kịp thời ngay ở cơ sở. Hiện nay, phường Mai Dịch  có 29 tổ dân phố thì 100% tổ dân phố có tổ hoà giải. 
Những đóng góp tuy nhỏ mà cần mẫn, ý nghĩa ấy của chị cũng như của mỗi cán bộ tư pháp cơ sở đã và đang tạo nên hình ảnh một ngành Tư pháp thêm thân thiện, gần dân.
Năm 2014, theo yêu cầu của quận, chị Nụ đã tổ chức cho một tổ hoà giải tại phường dự Hội thi “Hoà giải viên tại cơ sở” với những tiểu phẩm dàn dựng công phu, tạo không khí vui vẻ, chuyển tải đến người xem nhiều thông điệp về mục đích, ý nghĩa, tính hiệu quả và sự cần thiết của hoạt động hòa giải ở cơ sở, về việc tôn trọng và tuân thủ chấp hành pháp luật, Đội đã giành giải nhất cụm (gồm 10 quận, huyện) và đạt giải ba TP. Hà Nội.

Đọc thêm

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.