Dấu ấn vị Giám đốc Sở Tư pháp đầu tiên kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Công chứng

Dấu ấn vị Giám đốc Sở Tư pháp đầu tiên kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Công chứng
(PLO) - Tròn 8 năm công tác và gắn bó với Tư pháp TP.Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Sơn đã dành nhiều tình cảm, tâm huyết để góp những “viên gạch” vững chắc vào “ngôi nhà chung” Tư pháp Đà thành. Bởi vậy, ông được nhiều anh em trong ngành nhắc đến với những dấu ấn và tình cảm đặc biệt. 
Sáng 20/4/2015, thay mặt Thành ủy và UBND TP.Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã đến Sở Tư pháp công bố và trao Quyết định của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng bổ nhiệm bà Võ Thị Như Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.Đà Nẵng giữ chức vụ Giám đốc Sở Tư pháp thay ông Nguyễn Bá Sơn được điều động nhận chức Chánh Thanh tra TP.Đà Nẵng. 
Dám nghĩ, dám làm
Ông Nguyễn Bá Sơn (SN 1963) sinh ra trong gia đình cách mạng thuộc xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng). Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Luật, ông đã trải qua nhiều vị trí như: Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng VKSND quận Hải Châu (Đà Nẵng), chuyên viên, Trưởng phòng Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng và Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.Đà Nẵng. Từ tháng 7/2009 đến ngày 20/4/2015, ông Sơn giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng.
Ông  Sơn nhớ lại thời điểm năm 2009 khi mới “bén duyên” với ngành Tư pháp, Sở Tư pháp Đà Nẵng chỉ có 28 biên chế, chỉ tiêu được giao hàng năm lại quá ít, không nói là nhỏ giọt so với nhiệm vụ được giao. Với nguồn nhân lực thiếu hụt trầm trọng như vậy, thế nhưng để “xin” thêm người không phải dễ dàng. 
Trong quá trình làm việc, ông Sơn cùng với lãnh đạo Sở tham mưu đề xuất ý tưởng và đi đến quyết định “tự tuyển” thêm nhân lực cho cơ quan. Điều đặc biệt ở chỗ, lực lượng này được giao cho 3 Phòng Công chứng (CC), mỗi phòng 2 người và Trung tâm bán đấu giá Đà Nẵng “nuôi” người. Như vậy, không cần phải “tranh” các suất biên chế với các ban, ngành khác, Sở Tư pháp Đà Nẵng vẫn có thêm được 7 cán bộ về làm việc.
Sau khi kiện toàn bộ máy tổ chức, ở vị trí “đầu tàu”, ông Sơn bắt tay vào việc triển khai các nhiệm vụ chính trị của ngành, từng bước đưa đơn vị có vai trò, vị trí nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND TP quản lý nhà nước về công tác tư pháp tại địa phương. 
Từ năm 2010 đến năm 2015, ông Sơn trực tiếp tham gia với cương vị Chủ nhiệm rất nhiều đề tài khoa học. Đơn cử, đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động tổ chức lấy ý kiến nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”, góp phần phản ánh thực trạng về hoạt động lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo VBQPPL của HĐND, UBND tại TP.Đà Nẵng. 
Qua đó kiến nghị, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về quy trình, cơ chế về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo VBQPPL tại địa phương. Với đề tài này, theo ông Sơn, vào tháng 9/2011, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội đồng bảo vệ và được đánh giá xếp loại xuất sắc. 
Nhận thấy trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói riêng rất quan trọng, năm 2012 ông cùng cộng sự xây dựng đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ pháp chế sở, ngành trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn TP.Đà Nẵng”. Ngày 1/10/2012, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) cũng đã tổ chức Hội đồng bảo vệ và đề tài được đánh giá xếp loại xuất sắc.
Luôn trăn trở, tâm huyết với ngành, những ý tưởng mới dường như luôn thường trực trong ông Nguyễn Bá Sơn. Năm 2014, ông đề xuất ý tưởng xây dựng Đề án “Thành lập Câu lạc bộ Công chức trẻ TP.Đà Nẵng”. Hiện tại, mô hình đã chính thức đi vào hoạt động (tháng 8/2014) với mục tiêu đem đến cho công chức trẻ môi trường làm việc năng động, giúp trao đổi thông tin cả về lý luận và thực tiễn trong hoạt động của Sở Tư pháp nói riêng và toàn ngành Tư pháp nói chung.
Vận dụng linh hoạt để thành lập Hội Công chứng
Với cán bộ, công chức ngành Tư pháp Đà Nẵng, ông Sơn không chỉ được đánh giá mẫu mực, có nhiều đề tài, ý tưởng “độc” mà còn được xem như “cha đẻ” của Hội CC Đà Nẵng. Là một trong 5 địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Hội CC nhưng tổ chức này tại Đà Nẵng lại có nhiều điểm khác lạ, đã và đang tạo nên “sắc màu” rất riêng cho Tư pháp Đà Nẵng. 
Theo ông Sơn, nếu như cả nước thực hiện quy định Chủ tịch Hội CC phải là công chứng viên (CCV) thì ở đây, vị trí này được giao cho Giám đốc Sở Tư pháp đương chức là ông đảm nhận. Ngoài ra, ở các địa phương khác, CCV mới trở thành thành viên của Hội CC, nhưng tại Đà Nẵng, thành viên còn là các thành viên hành nghề CC. 
“Thực ra, chúng tôi không phải cố tình đi ngược lại với điều luật mà đều do xuất phát từ thực tiễn. Mọi vấn đề luôn được đơn vị nhìn nhận,  vận dụng linh hoạt để tạo ra môi trường làm việc thông thoáng, hiệu quả…”, ông Sơn lý giải. 
Cũng theo ông Sơn, thời điểm trước đây, Luật CC 2006 chưa quy định về việc thành lập Hội CC. Để tạo sân chơi, giao lưu học hỏi cho các thành viên hành nghề, ngày 8/3/2011 ông Sơn cùng tập thể cho ra đời Câu lạc bộ CC, trở thành mô hình về hội nghề nghiệp CC đầu tiên của cả nước. Đến năm 2013, Bộ Tư pháp có chủ trương thành lập Hội CC cấp tỉnh, tuy nhiên, căn cứ theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Tư pháp Đà Nẵng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn số lượng thành viên để thành lập. 
“Lách” luật, ông Sơn quyết định “nới” rộng Điều lệ, không chỉ hạn hẹp riêng CCV mà những người có trình độ pháp lý đang làm việc tại các tổ chức hành nghề CC, những người có trình độ pháp lý đang hoạt động tại các đơn vị liên quan đến lĩnh vực CC trên địa bàn TP được tham gia. 
Sau đó, đích thân ông Sơn làm việc với Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng nhiều lần để cho ra đời Hội CC hiện nay. Hiện tại, có 13 tổ chức hành nghề CC tham gia Hội CC Đà Nẵng trên tinh thần phát huy tính tự quản, tăng cường đoàn kết nội bộ giữa các tổ chức hành nghề CC nhằm tạo cơ sở thành lập Hiệp hội CC Việt Nam, sớm đưa Việt Nam gia nhập Liên minh CC quốc tế La-tinh theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp. 
Đặc biệt, Câu lạc bộ đã phối hợp với Sở Tư pháp triển khai ứng dụng phần mềm hệ thống khai thác thông tin ngăn chặn rủi ro trong hoạt động CC, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, đến nay, điều ông Sơn trăn trở nhất là qua một thời gian, có những cơ sở dữ liệu không còn phù hợp. Trong lúc đang cùng cộng sự tiến hành cho nâng cấp hệ thống, ông lại nhận quyết định bổ nhiệm làm Chánh Thanh tra thành phố (ngày 20/4/2015).
Trong quá trình ông Nguyễn Bá Sơn làm việc tại Sở Tư pháp, câu chuyện ra đời của Chi bộ Đảng các Văn phòng Công chứng (VPCC) cũng là khiến nhiều người luôn nhớ và nhắc về ông. Ông nhận thấy trong các VPCC có một lực lượng đảng viên nhưng đang sinh hoạt tại các chi bộ Đảng khu dân cư, nếu có tổ chức Đảng lãnh đạo, hoạt động của những VPCC trên sẽ thuận lợi, theo đúng định hướng quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề CC của TP. 
Với cương vị Bí thư Đảng ủy Sở Tư pháp, ông đề xuất chủ trương thành lập Chi bộ Đảng trong các VPCC. Tuy nhiên, đưa vấn đề này ra bàn, có ý kiến băn khoăn và phải nhiều lần đấu tranh, đến ngày 20/5/2011 Chi bộ Đảng các VPCC chính thức ra đời.
Chia tay Sở Tư pháp để đảm nhận cương vị mới nhưng ông Nguyễn Bá Sơn cho biết ngành Tư pháp luôn là “ngôi nhà” thân thiết của ông và nhiều cán bộ Sở Tư pháp Đà Nẵng cũng nhắc nhớ đến ông như một “Gương sáng Tư pháp” với dấu ấn đặc biệt và rất riêng trong quá trình làm việc. 

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tư pháp lần đầu được được vinh danh “Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc 2024”

Bộ Tư pháp lần đầu được được vinh danh “Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc 2024”

(PLVN) - Ngày 05/10/2024, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024 (VDA).

Đọc thêm

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Sáng 4/10/2024, Báo PLVN nhận được “tâm thư” của Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi đến để cảm ơn Tiến sĩ Vũ Hoài Nam và Đoàn Công tác của Báo PLVN cùng các mạnh thường quân đã quan tâm, dành tình cảm giúp đỡ, hỗ trợ “chia sẻ” đối với cán bộ , công chức, viên chức của Sở chịu ảnh hưởng, thiệt hại của Cơn bão số 3 (Bão Yagi).

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Công an Bạc Liêu đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật do ngành Công an chủ trì soạn thảo đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của người dân trong xây dựng pháp luật theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Luật Tương trợ tư pháp về dân sự đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho công tác giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Ảnh: Minh họa
(PLVN) - Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2007, có hiệu lực ngày 01/8/2008, là cơ sở pháp lý để các cơ quan tư pháp của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết các vụ việc dân sự, hình sự xuyên biên giới, đồng thời cũng là sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế thông qua việc điều chỉnh hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Tiếp tục hoạt động tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ai-len từ ngày 2-3/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Ai-len Michael Higgins, vào chiều ngày 3/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng Tư pháp Ai-len Helen McEntee tại trụ sở Bộ Tư pháp Bạn. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam.

Bí quyết trong cuốn nhật ký của nữ hoà giải viên 10 năm chưa từng thất bại

Bà Đồng Thị Thanh Hòa, Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) -Hơn 10 năm trên cương vị Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bà Đồng Thị Thanh Hòa (SN 1955) đã tiếp nhận và thực hiện hòa giải thành công 100% vụ việc, không phải hòa giải lại. Bà Hòa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở.

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ
(PLVN) - Công chức, người lao động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp chung tay góp sức, ủng hộ, động viên về tinh thần và vật chất, thiết thực giúp đỡ cho những công chức, người lao động của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng do bão lũ gây ra.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi làm việc
(PLVN) -  Ngày 03/10/2024, Đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự buổi kiểm tra có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) Nguyễn Thị Kim Chi.

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"
(PLVN) -  Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (năm 1995) là một trong những văn kiện mang tính lịch sử về quyền của phụ nữ trên toàn thế giới. Hướng đến kỷ niệm 30 năm thực hiện các văn kiện này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có Tọa đàm cùng Ts.Trần Thị Hồng Hạnh, Giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ts. Vũ Hồng Thúy, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam. 

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội
(PLVN) -Với quan niệm giữ tiếng Việt chính là giữ được sợi dây gắn kết các kiều bào, nhất là trẻ em là con em người Việt Nam ở nước ngoài với cội nguồn, dân tộc, trong hơn 10 năm qua, TS Nguyễn Thế Dương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Australia đã có nhiều hoạt động khác nhau nhằm duy trì, quảng bá tiếng Việt không chỉ trong cộng đồng kiều bào mà còn tới cả những người nước ngoài trên khắp thế giới.

Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Tiếp tục đánh giá an toàn thông tin để kết nối chính thức

Việc thí điểm cấp Phiếu LLTP trên VNeID tại Hà Nội trước đó nhận được sự đón nhận tích cực từ người dân.
(PLVN) - Từ 1/10/2024, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VneID được thí điểm triển khai nhân rộng trên toàn quốc. Đây được đánh giá là bước đi đem lại hiệu quả rất lớn trong giải quyết thủ tục hành chính, mang lại nhiều thuận tiện cho người dân.

Phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hiệu quả, đúng mục tiêu

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 01/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030. Cuộc họp do Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì.