Tiếp tục thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: Phương Mai)
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Đây là một trong những yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đặt ra đối với Bộ, ngành Tư pháp khi dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025.

Thay mặt Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe, thành công tới các đại biểu tham dự Hội nghị. Trên cơ sở nhất trí rất cao với các tài liệu, báo cáo mà Bộ Tư pháp chuẩn bị kỹ lưỡng, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Giải Nobel Kinh tế 2024 vừa qua được trao cho 3 nhà kinh tế học Hoa Kỳ mà nghiên cứu của họ đã khẳng định vai trò của thể chế trong việc quyết định sự thịnh vượng của một quốc gia, một dân tộc, quyết định giảm khoảng cách giữa giàu và nghèo.

Trong nước, nhiều năm chúng ta đã khẳng định thể chế là 1 trong 3 đột phá. Quá trình chuẩn bị cho văn kiện Đại hội sắp tới của Đảng tiếp tục củng cố khẳng định trên và sẽ có một số điểm nhấn cho đột phá này được cụ thể hơn trong nhiệm kỳ tới. Chính phủ cũng xác định rất rõ định hướng này, điển hình trong năm 2024 đã tổ chức 31 phiên họp riêng về xây dựng pháp luật; xem xét, cho ý kiến, thông qua hơn 110 đề nghị xây dựng luật, dự án luật; trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua khoảng 100 dự án luật, dự thảo nghị quyết. Điều đó nhằm khẳng định rằng việc xây dựng thể chế là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta nhưng Bộ, ngành Tư pháp là lực lượng nòng cốt, tham mưu trực tiếp, đóng vai trò tương đối quan trọng.

Về kết quả công tác tư pháp thời gian qua, Phó Thủ tướng điểm lại một số nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và phương hướng thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp nhân dịp kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và các đại biểu lãnh đạo Bộ, ngành. (Ảnh: Phương Mai)

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và các đại biểu lãnh đạo Bộ, ngành. (Ảnh: Phương Mai)

Theo đó, hệ thống pháp luật thời gian qua hình thành tương đối đồng bộ, cơ bản điều chỉnh tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; tạo nền tảng pháp lý để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước. Lĩnh vực hành chính tư pháp ngày càng thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp thông qua các nền tảng số. Tiếp tục xã hội hoá một số lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý được triển khai rộng rãi, có nhiều mô hình mới. Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp từng bước trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới.

Cụ thể hơn về kết quả năm 2024, Phó Thủ tướng cho rằng, điểm nổi bật là Bộ Tư pháp làm Thường trực tổ rà soát - trong đó 3 đạo luật gồm Luật Đầu tư công, “một luật sửa 4 luật” về đầu tư, “một luật sửa 9 luật” về tài chính-ngân sách có xuất phát điểm từ tổ rà soát do Bộ Tư pháp làm Thường trực, đã nghiên cứu, chuyển giao cho các Bộ, ngành là chủ thể sửa đổi, bổ sung; cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên app VNeID; thi hành án dân sự năm 2024 giải quyết được 621 nghìn việc, thu 117 nghìn tỷ đông, so với năm 2023 tăng hơn 45 nghìn việc, hơn 27 nghìn tỷ.

Ngoài ra, theo Phó Thủ tướng, Bộ, ngành Tư pháp đã âm thầm nhưng đóng góp trách nhiệm, hiệu quả, thể hiện bản lĩnh xử lý một số việc tồn đọng từ trước, bảo đảm an toàn pháp lý, xử lý được vướng mắc trong thực tế; tiếp tục theo sát diễn biến một số vụ kiện quốc tế. Tiếp tục dẫn đầu về cải cách hành chính trong khối các cơ quan Bộ, ngành.

Một lần nữa cảm ơn và chúc mừng những đóng góp chung của Bộ, ngành Tư pháp cho sự phát triển của đất nước, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số điểm hạn chế. Theo đó, chất lượng của xây dựng thể chế trong một số trường hợp cần tính toán thêm, nhiều về số lượng, thách thức về tiến độ thời gian, khiến choáng váng, hơi nhiều, nhanh, đòi hỏi cao; chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành còn chậm, ảnh hưởng đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi phải xem xét tương đối nghiêm túc trong thời gian tới. Đáng chú ý, có dấu hiệu một số cán bộ công chức né tránh trách nhiệm, tham mưu không rõ ràng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, Cục Thi hành án dân sự các địa phương. (Ảnh: Phương Mai)

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, Cục Thi hành án dân sự các địa phương. (Ảnh: Phương Mai)

Bước sang năm 2025 - năm có nhiều hoạt động kỷ niệm lớn của đất nước với 3 công việc phải cùng làm một lúc là chuẩn bị nội dung, nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp; tăng trưởng kinh tế đạt trên 7% hoặc hơn nữa; sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, Phó Thủ tướng chia sẻ, thách thức sẽ tương đối nhiều.

Đối với Bộ, ngành Tư pháp, Tổng Bí thư đã yêu cầu tại buổi làm việc là đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, trong đó bỏ tư duy không quản được thì cấm; tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm chất lượng, tiến độ; tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống pháp luật khả thi, chi phí tuân thủ thấp, đến được với người dân, doanh nghiệp. Qua đây, Phó Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp.

Cụ thể, cố gắng xây dựng tốt dự thảo Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sửa đổi, bổ sung pháp luật gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, không sai sót, tham mưu để giai đoạn giao thời chuyển đổi thực hiện sao cho nền hành chính, tố tụng không bị gián đoạn. Thực hiện chủ trương của Đảng về phân cấp, phân quyền, bắt đầu với 2 luật về tổ chức, trong khối lượng công việc đồ sộ, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ cần chỉ đạo các đơn vị chuyên môn có định hướng, xác định đề bài đặt ra, tính việc khả thi cần làm trước trong giai đoạn này.

Đồng thời, tiếp tục quan tâm chuyển đổi số, xác định đây là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt, tròn vai các chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp. Sắp xếp tổ chức bên trong, giảm từ 15-20% các đơn vị thuộc Bộ, không ghép cơ học, bảo đảm khi sáp nhập các đơn vị phải tổ chức thực hiện được công việc, không bị ngắt quãng. Tập trung cao cho các vụ kiện quốc tế, cố gắng tham mưu phòng ngừa tại các Bộ, ngành, địa phương.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng đề nghị đội ngũ cán bộ tư pháp tích cực tham mưu khẳng định vị thế, vai trò, uy tín của mình để tham gia nhiều hơn vào cấp uỷ trong quá trình Đại hội Đảng các cấp sắp tới và mong cấp uỷ, địa phương hết sức quan tâm vấn đề này cũng như quan tâm thêm nguồn lực cho công tác xây dựng thể chế vốn rất thầm lặng, vất vả, khó khăn.

Nhân dịp này, cảm ơn sự phối hợp quan trọng của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương thời gian qua, Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, chia sẻ hơn nữa để Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ tư pháp, thi hành án dân sự nói riêng và đóng góp vào nhiệm vụ phát triển chung của đất nước, xã hội.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu đáp từ. (Ảnh: Phương Mai)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu đáp từ. (Ảnh: Phương Mai)

Phát biểu đáp từ, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp xin nghiêm túc tiếp thu đầy đủ các ý kiến chỉ đạo quan trọng của Phó Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả trong Bộ, ngành Tư pháp, nhằm chuyển đổi tư duy trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhu cầu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp cũng như yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới đối với nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp ngày càng cao hơn. Bộ, ngành Tư pháp xin tiếp tục phát huy truyền thống của Bộ, ngành, đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực hơn nữa vào sự phát triển chung của đất nước trong thời gian tới, tạo đột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cá nhân Phó Thủ tướng Lê Thành Long đối với Bộ, ngành Tư pháp. Nhân dịp này, Bộ trưởng cũng xin chân thành cảm ơn các Ủy viên Trung ương Đảng, các lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm, phối hợp, giúp đỡ Bộ, ngành Tư pháp trong thời gian qua. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Bộ, ngành Tư pháp rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cá nhân Phó Thủ tướng Chính phủ cũng như được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh hội nghị.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Đọc thêm

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình
(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Xây dựng chế định luật sư công: Cần thiết để đi “đường dài” trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một góc dự án South Fork. (Ảnh: LP)
(PLVN) - Những rủi ro, tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và đã có một số nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam. Việc Bộ Tư pháp được giao thực hiện nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong các vụ kiện này là kịp thời nhưng để đi được đường dài, chúng ta cần tính đến việc xây dựng và hoàn thiện thiết chế luật sư công, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại quốc tế.