Dành trọn đam mê cho nghiệp thi hành án dân sự

Dành trọn đam mê cho nghiệp thi hành án dân sự
(PLO) - Trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự, nhiều người thường nhắc đến Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM Nguyễn Văn Lực với tình cảm quý mến và kính trọng. Con người ông là sự hoà quện của hai yếu tố: Sự trẻ trung, năng động trong tim được điều hành bởi một khối óc đầy bản lĩnh, nhiều trải nghiệm và vững tay nghề.
Lãnh đạo trẻ nhất ngành Thi hành án
Sinh năm 1966 nhưng có đến 22 năm công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự (THADS), có nghĩa là, nếu tính tỉ lệ thì Cục trưởng Nguyễn Văn Lực đến nay đã gần nửa đời gắn bó với công tác thi hành án (THA). Tháng 7/1993, công tác THADS được chuyển giao từ Toà án sang cơ quan của Chính phủ, đó cũng là thời điểm ông Lực bước chân vào nghề. 
Ngay từ thời còn ở An Giang, Chấp hành viên (CHV) trẻ Nguyễn Văn Lực đã “toả sáng” trong công tác THADS. Sau 2 năm vào nghề, ông Lực đã được bổ nhiệm Phó trưởng phòng THA tỉnh An Giang, 5 năm sau là Trưởng phòng THA tỉnh. Năm đó, ông Lực mới 35 tuổi, là Trưởng phòng THA trẻ nhất lúc bấy giờ. 
Trẻ, nhưng hoàn toàn không yếu nghề, non tay. Trong suốt 10 năm hoạt động tại Phòng THADS An Giang, kinh qua từ CHV đến lãnh đạo, ông luôn được đánh giá là một cán bộ cực kì năng động, đã đưa ra nhiều ý tưởng hay và khả thi để đưa THADS địa phương ngày một đi lên. 
Những hành động mạnh mẽ của ông lúc bấy giờ mang tính quyết sách, làm tiền đề cho tương lai của THADS tỉnh An Giang về sau: Kiện toàn tổ chức cán bộ; chia Phòng THA thành nhiều bộ phận (Văn phòng, Nghiệp vụ, Tài chính – Án khiếu nại) và cử cán bộ có năng lực phụ trách từng bộ phận. Đây chính là tiền thân của các phòng chuyên môn Cục THADS hiện nay. 
Bên cạnh đó, chính tay ông đã tổ chức các đội THA lưu động; phối hợp với UBND huyện tổ chức các đội THA cuốn chiếu ở từng xã. Kết quả của những năm ông làm công tác THA tại An Giang là công tác THA tại địa phương này có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều vụ tồn đọng kéo dài được tháo gỡ. 
Năm cuối cùng ông Lực đương nhiệm lãnh đạo THADS An Giang, Phòng THADS An Giang đã được nhận Bằng khen của UBND tỉnh, và lần đầu tiên Phòng được vinh dự nhận Cờ Đơn vị thi đua xuất sắc của Bộ Tư pháp. 
Mốc lớn trong sự nghiệp của ông được đánh dấu ở thời điểm ông nhận nhiệm vụ lãnh đạo Cục THADS TP.HCM vào năm 2006. Phải nhắc lại, thời điểm 2006 – 2007 là khoảng thời gian cực kì khó khăn của THADS TP.HCM, khi xảy ra vụ án Epco - Minh Phụng, không ít CHV bị liên đới, bắt giữ. 
Đó là lúc lòng người rối ren, hoang mang nhất, không ít người lần lượt rời ngành. Đứng trước “mớ bòng bong” ấy, ông Lực, khi ấy tuổi vẫn còn khá trẻ, cũng có chút nản lòng, có chút ý nghĩ thoái lui. Thế nhưng, cũng vẫn với sức trẻ “dám làm”, cộng với sự động viên của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo thành phố, ông quyết tâm nhận nhiệm vụ. 
Với con mắt “nhà nghề” của một người có năng lực lãnh đạo, ông biết trước hết phải biết làm yên lòng người. Hàng loạt đối sách đã được đưa ra, từ việc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, mạnh dạn giao việc, giao quyền hạn cho cán bộ có triển vọng, rồi bổ nhiệm nhiều cán bộ trẻ làm trưởng, phó các Chi cục ở các quận, huyện… Đó là những việc trước nay ít ai dám làm. 
Cùng với đó là việc củng cố tư tưởng, động viên, khích lệ anh em, tăng tính đoàn kết nội bộ và tạo môi trường làm việc tốt… Tất cả những nỗ lực của ông đã được bù đắp, đội ngũ THA ngày một mạnh lên, ổn định dần. 
Nhớ lại năm 2008, có lần Cục THADS TP.HCM tuyển dụng, chỉ tiêu 60 người, thế mà mãi cũng chỉ có 20 người ứng tuyển. Người trong Cục thì đi hàng loạt, họ xin sang ngân hàng và các công ty lớn. Còn mới đây, trong một đợt tuyển dụng của Cục, yêu cầu tuyển là 25 người, thế mà đến hơn 300 hồ sơ nộp vào, nghĩa là một “chọi” hơn 10. Số CHV hiện tăng 3 lần so với trước. 
Và nữa, những năm gần đây, hàng loạt người cũ đã ra đi nay khẩn thiết mong muốn quay về… Một ví dụ cụ thể để thấy rằng, sau chưa đầy 10 năm, Cục THADS TP dưới sự lãnh đạo của Cục trưởng Nguyễn Văn Lực đã đổi thay ra sao, và trở thành môi trường làm việc tốt như thế nào. 
Tất nhiên, kiện toàn bộ máy, giữ yên lòng người chỉ là một trong những kết quả “đẹp” của Cục THADS TP. Cái hay, ông Lực là một người khá trẻ so với các lớp lãnh đạo Cục THA, nhưng về tuổi nghề thì không kém phần dày dạn. Bản lĩnh không thiếu mà sáng tạo cũng không ít. 
Thế nên, người ta thấy THADS TP.HCM liên tục có những hoạt động hiệu quả, như tham mưu cho Thành ủy, UBND ban hành các chỉ đạo về công tác THA, biệt phái CHV đến hỗ trợ các đơn vị án nhiều trong và ngoài TP, tổ chức cho CHV đối thoại với người dân, đối thoại với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng… Cũng nhờ tinh thần trẻ, giỏi xoay xở mà ông đã nghĩ ra cách trình TP Đề án thuê 60 sinh viên làm công tác văn bản từ năm 2004 đến nay, “giải toả” bao cái khó về con người cho THADS TP.
Làm nghề ở chiều sâu
Với Cục trưởng Nguyễn Văn Lực, đã sống thì phải sống hết mình, còn trong công việc, đã làm thì phải làm ở chiều sâu. Ông đem đến cho công tác THADS những nơi ông phụ trách những luồng gió mới mẻ và những thành tích tốt đẹp, và ông cũng chia sẻ rằng, nghề THA cũng giúp ông trưởng thành, dạy ông rất nhiều điều hay.
Hồi mới bước chân vào nghề, bỡ ngỡ, cũng như nhiều người chưa hiểu, ông  nghĩ đơn giản, THA là “thiên lôi”, chỉ đâu đánh đó. Nhưng dần dà ông ngộ ra rằng, THA là một nghề đòi hỏi nhiều thứ, trong đó không chỉ có nghiệp vụ, có am hiểu luật mà phải làm nghề một cách sâu sắc, biết vận dụng cả cái đầu và trái tim. 
Những câu chuyện từng trải qua từ khi còn là CHV cho đến lúc trở thành lãnh đạo, mỗi một chuyện đều để lại cho ông những bài học làm thay đổi tư duy. Đặc biệt là những kỉ niệm đẹp khi ông làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đó là chuyện một bà cụ đã “làm dữ” ở Cục THA vì hiểu lầm chức năng của THA. 
Tìm hiểu sự việc, ông được biết do người dân chưa hiểu biết, còn CHV thì do thiếu thời gian, đã cắt ngang lời của đương sự. Người phải THA bức xúc, sang THA trình bày, mà cán bộ lại không khéo léo nên mới ra cơ sự. Thế là ông nhẫn nại lắng nghe bà cụ nói, rồi lựa cách giải thích dễ hiểu nhất, rằng sự phân công công việc của Nhà nước cũng như chuyện nhà của cụ, con mỗi đứa một việc, đứa rửa bát, đứa nấu cơm… THA làm những việc trong phạm vi của mình, còn khiếu nại của cụ phải đến Toà án mới giải quyết được. 
Hiểu ra, bà cụ cứ nhắc đi nhắc lại: “Nông dân chúng tôi chả hiểu biết mà cán bộ cứ cầm quyển luật đọc tới đọc lui, có biết gì đâu, nếu cán bộ nào tiếp dân cũng biết lắng nghe và tận tình giải thích như chú, thì tui bức xúc làm gì!”.
Cũng bởi hiểu rằng không phải người trong ngành nào cũng nhận thức THA không phải là một nghề “chỉ đâu đánh đó” mà cần phải có khối óc tỉnh táo, trái tim nhân hậu, nên ông đã tham gia công tác giảng dạy nhằm góp phần thay đổi, hoàn thiện tư duy các lớp cán bộ THA. Nhiều năm nay, ông là giảng viên thỉnh giảng quen thuộc cho các lớp đào tạo cán bộ THA của Học viện Tư pháp và các trường đào tạo trong Nam, ngoài Bắc. 
Điều làm nhiều người nể hơn nữa, phụ trách địa bàn bận rộn, nhiều sáng tạo, lại đi giảng dạy, mà ông còn dành thời gian để học hỏi không ngừng, năm 2013 ông bảo vệ xuất sắc luận văn Thạc sỹ Luật học tại Trường ĐH Luật TP.HCM, được trường tuyển thẳng làm nghiên cứu sinh tiến sĩ…
Có thể nói, sự nghiệp của Cục trưởng Nguyễn Văn Lực là một sự nghiệp đầy nhiệt huyết, sôi nổi và nhiều thành tựu. Cho đến nay, dường như ông vẫn giữ được những năng lượng như thời tuổi trẻ mới bước vào nghề, có chăng là trải nghiệm, bản lĩnh ngày càng sâu sắc hơn.
Có lẽ chẳng cần nói đến chữ “Tâm” nữa, bởi chắc chắn để làm được những điều như Cục trưởng Nguyễn Văn Lực, người ta đâu chỉ cần có tài năng, có nhiệt huyết, lòng yêu nghề… 
TP.HCM, một địa phương được mệnh danh 3A: Án nhiều, án lớn, án phức tạp, thế mà 5 năm nay (2010- 2014) luôn có những kết quả rất “đẹp”: Tổng số việc thụ lý là trên 409 ngàn việc với số tiền trên 105 tỉ đồng, đã giải quyết gần 260 ngàn việc với tổng số tiền trên 38 tỉ đồng. 
Với lượng việc chiếm 1/7, lượng tiền bằng 1/2 cả nước với tính chất phức tạp và nhân sự chỉ bằng 1/18  toàn quốc, thì để có được kết quả như thế, cùng nhiều Bằng khen và Huân cương Lao động hạng Ba năm 2014, quả không dễ dàng.Với những nỗ lực của mình, Cục trưởng Nguyễn Văn Lực đã vinh dự nhận nhiều Bằng khen của Bộ trưởng, UBND TP, Thủ tướng Chính phủ và cả Huân chương Lao động hạng Ba.

Đọc thêm

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu, là nguyện vọng và sự lựa chọn của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt để bảo đảm tính Đảng, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.