Phải ngăn chặn việc lợi dụng tố tụng

(PLO) - Hội thảo TANDTC phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức cho thấy, dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ luật Tố tụng Dân sự còn nhiều vấn đề cần làm rõ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi tham gia tố tụng dân sự.
Không để “biến tướng” thủ tục rút gọn
Qui trình, trình tự, thủ tục chặt chẽ trong tố tụng dân sự (TTDS) đòi hỏi những thiết chế tố tụng phức tạp, tốn kém, quá trình tố tụng kéo dài dẫn đến tình trạng án tồn đọng ngày càng tăng, quyền lợi hợp pháp của người dân, doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng. 
Vì vậy, nhiều ý kiến thống nhất cần bổ sung thủ tục rút gọn vào Bộ luật TTDS để giải quyết những tranh chấp nhỏ, chứng cứ rõ ràng một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật. Cụ thể là những vụ án với số tiền tranh chấp ở mức từ dưới 100 triệu đồng. 
Tuy nhiên, theo đại diện một số ngân hàng thương mại, không nên lấy mức 100 triệu đồng làm tiêu chí áp dụng thủ tục rút gọn trong TTDS vì thực tế nếu tranh chấp ở mức này thì doanh nghiệp không đi kiện để khỏi mệt mỏi khi được thi hành án. 
Nguyên Phó Chánh án TANDTC Tưởng Duy Lượng đồng tình phải căn cứ vào mức tiền tranh chấp để áp dụng thủ tục rút gọn và không nên có giai đoạn phúc thẩm đối với những vụ việc được giải quyết theo thủ tục rút gọn để đáp ứng yêu cầu rút ngắn thời gian, thủ tục TTDS.
Với một số doanh nghiệp, thủ tục rút gọn nên được áp dụng đối với những việc có “hồ sơ rõ ràng, chứng cứ đầy đủ và các bên đương sự cùng thừa nhận sự việc”; song lo ngại qui định các bên cùng thừa nhận sẽ hạn chế việc tiến hành vụ kiện theo thủ tục rút gọn, một số ý kiến đề nghị chỉ cần bên nguyên đơn thừa nhận vụ việc là đủ điều kiện.
Ông Lê Văn Minh, Viện trưởng Viện Khoa học xét xử, TANDTC cho biết, Dự thảo Bộ luật qui định bản án, quyết định được giải quyết theo thủ tục rút gọn được quyền  kháng cáo, kháng nghị. Thủ tục phúc thẩm đối với những vụ án được xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn cũng được xây dựng theo hướng thủ tục xét xử bút lục.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Triều Dương, Đại học Luật Hà Nội đề nghị qui định cụ thể về thủ tục phúc thẩm trong thủ tục rút gọn theo hướng “ấn định một thời gian cụ thể bản án có hiệu lực, tránh tình trạng đương sự lợi dụng kéo một vụ án từ thủ tục rút gọn sang vụ án xét xử theo thủ tục thông thường”.
Cẩn trọng việc “triệt hạ” nhau bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Hiện có 2 luồng ý kiến liên quan đến qui định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong TTDS. Theo loại ý kiến thứ nhất, cần áp dụng biện pháp này gắn liền với việc khởi kiện vụ án dân sự. Loại ý kiến thứ hai đề nghị cần bổ sung quy định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không gắn liền với việc khởi kiện vụ án dân sự để đảm bảo cam kết của Việt Nam với WTO.
Ông Ngô Văn Tuế, Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC) cho rằng, nếu không có biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chưa cần khởi kiện. Nhưng theo LS.Trần Xuân Tiền, thực tế cho thấy nhiều trường hợp đương sự muốn Tòa án áp dụng ngay một biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản hiện có hoặc quyền lợi của cá nhân mà không muốn khởi kiện. 
Hoặc sau đó, các bên tự giải quyết được tranh chấp nên không khởi kiện nên nếu qui định “áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gắn liền với việc khởi kiện vụ án dân sự” thì sẽ hạn chế điều kiện áp dụng các biện pháp này.
Từ đó, nhiều ý kiến nhận thấy, để biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện có hiệu quả, cần quy định cho phép đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện để “bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng tài sản hiện có, tránh tẩu tán tài sản, gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc để đảm bảo thi hành án”. 
Đồng thời, có ý kiến lưu ý cần chế tài chặt chẽ đối với những người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để biện pháp này không bị lợi dụng nhằm “triệt hạ” nhau. 
LS Trần Xuân Tiền, Văn phòng Luật sư Đồng Đội: “Thực tiễn nhiều trường hợp vi phạm, cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, nhưng TTDS lại thiếu những chế tài đủ mạnh để có thể xử phạt nên nhìn chung các Tòa án chủ yếu là áp dụng biện pháp nhắc nhở. Do đó, cần có biện  pháp, chế tài đủ mạnh và thực thi việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong tố tụng ngay trong Bộ luật TTDS nhằm đảm bảo các vụ việc, vụ án được giải quyết nhanh chóng, kịp thời”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tư pháp lần đầu được vinh danh “Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc 2024”

Bộ Tư pháp lần đầu được vinh danh “Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc 2024”

(PLVN) - Ngày 05/10/2024, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024 (VDA).

Đọc thêm

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Sáng 4/10/2024, Báo PLVN nhận được “tâm thư” của Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi đến để cảm ơn Tiến sĩ Vũ Hoài Nam và Đoàn Công tác của Báo PLVN cùng các mạnh thường quân đã quan tâm, dành tình cảm giúp đỡ, hỗ trợ “chia sẻ” đối với cán bộ , công chức, viên chức của Sở chịu ảnh hưởng, thiệt hại của Cơn bão số 3 (Bão Yagi).

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Công an Bạc Liêu đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật do ngành Công an chủ trì soạn thảo đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của người dân trong xây dựng pháp luật theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Luật Tương trợ tư pháp về dân sự đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho công tác giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Ảnh: Minh họa
(PLVN) - Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2007, có hiệu lực ngày 01/8/2008, là cơ sở pháp lý để các cơ quan tư pháp của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết các vụ việc dân sự, hình sự xuyên biên giới, đồng thời cũng là sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế thông qua việc điều chỉnh hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Tiếp tục hoạt động tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ai-len từ ngày 2-3/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Ai-len Michael Higgins, vào chiều ngày 3/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng Tư pháp Ai-len Helen McEntee tại trụ sở Bộ Tư pháp Bạn. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam.

Bí quyết trong cuốn nhật ký của nữ hoà giải viên 10 năm chưa từng thất bại

Bà Đồng Thị Thanh Hòa, Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) -Hơn 10 năm trên cương vị Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bà Đồng Thị Thanh Hòa (SN 1955) đã tiếp nhận và thực hiện hòa giải thành công 100% vụ việc, không phải hòa giải lại. Bà Hòa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở.

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ
(PLVN) - Công chức, người lao động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp chung tay góp sức, ủng hộ, động viên về tinh thần và vật chất, thiết thực giúp đỡ cho những công chức, người lao động của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng do bão lũ gây ra.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi làm việc
(PLVN) -  Ngày 03/10/2024, Đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự buổi kiểm tra có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) Nguyễn Thị Kim Chi.

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"
(PLVN) -  Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (năm 1995) là một trong những văn kiện mang tính lịch sử về quyền của phụ nữ trên toàn thế giới. Hướng đến kỷ niệm 30 năm thực hiện các văn kiện này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có Tọa đàm cùng Ts.Trần Thị Hồng Hạnh, Giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ts. Vũ Hồng Thúy, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam. 

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội
(PLVN) -Với quan niệm giữ tiếng Việt chính là giữ được sợi dây gắn kết các kiều bào, nhất là trẻ em là con em người Việt Nam ở nước ngoài với cội nguồn, dân tộc, trong hơn 10 năm qua, TS Nguyễn Thế Dương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Australia đã có nhiều hoạt động khác nhau nhằm duy trì, quảng bá tiếng Việt không chỉ trong cộng đồng kiều bào mà còn tới cả những người nước ngoài trên khắp thế giới.

Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Tiếp tục đánh giá an toàn thông tin để kết nối chính thức

Việc thí điểm cấp Phiếu LLTP trên VNeID tại Hà Nội trước đó nhận được sự đón nhận tích cực từ người dân.
(PLVN) - Từ 1/10/2024, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VneID được thí điểm triển khai nhân rộng trên toàn quốc. Đây được đánh giá là bước đi đem lại hiệu quả rất lớn trong giải quyết thủ tục hành chính, mang lại nhiều thuận tiện cho người dân.

Phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hiệu quả, đúng mục tiêu

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 01/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030. Cuộc họp do Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì.