Siết quyết định hành chính, nên “liệu cơm gắp mắm”?

Siết quyết định hành chính, nên “liệu cơm gắp mắm”?
(PLO) - Ngày 10/4, Ban soạn thảo Dự án Luật Ban hành quyết định hành chính đã có phiên họp lần thứ ba để cho ý kiến đối với Dự thảo Luật và các tài liệu kèm theo. Trưởng Ban soạn thảo – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã đưa ra nhiều chỉ đạo đối với những nội dung mà Tổ biên tập cần xin ý kiến.
Chỉ quy định nguyên tắc về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
Tại phiên họp, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Thị Kim Thoa báo cáo: Theo dự kiến, Luật Ban hành quyết định hành chính (QĐHC) không nhất thiết phải điều chỉnh vấn đề cưỡng chế thi hành QĐHC. 
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát, trao đổi tại các hội thảo, tọa đàm và nhiều cuộc họp thì các ý kiến đều nhất trí cho rằng vấn đề cưỡng chế thi hành QĐHC là một vướng mắc lớn, một khoảng trống pháp luật chưa được điều chỉnh bởi một luật cụ thể, do đó có thể quy định tại Luật này hoặc thậm chí có thể quy định thành một luật riêng về cưỡng chế thi hành QĐHC. 
Các ý kiến cũng cho rằng, việc Luật này điều chỉnh vấn đế cưỡng chế thi hành QĐHC (không chỉ là vấn đề ban hành quyết định cưỡng chế) là phù hợp trong điều kiện pháp luật còn trống, còn khuyết như hiện nay.
Vì vậy, Dự thảo Luật hiện quy định các nội dung liên quan đến cưỡng chế thi hành QĐHC gồm điều kiện cưỡng chế; thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế; trình tự, thủ tục ban hành quyết định cưỡng chế; nội dung, hình thức, thể thức trình bày quyết định cưỡng chế; xử lý quyết định cưỡng chế. 
“Về vấn đề này, cũng có loại ý kiến cho rằng nên đưa các quy định cưỡng chế thi hành QĐHC vào chương về trình tự, thủ tục ban hành QĐHC để tách việc ban hành QĐHC với việc thi hành QĐHC vì Luật này có tên gọi là Luật Ban hành QĐHC mà bản chất của quyết định cưỡng chế cũng là một loại QĐHC” – bà Thoa cho biết thêm.
Tuy nhiên, nếu quy định ở Luật Ban hành QĐHC thì chỉ nên quy định những nội dung mang tính nguyên tắc về cưỡng chế. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam Lê Minh Tâm đồng tình với quan điểm này và đề xuất Dự án Luật vẫn cần có quy định về cưỡng chế thi hành, “miễn đừng đặt quá nặng vấn đề” bởi thực tế quản lý cho thấy đã là QĐHC phải được thi hành, quy định chi tiết việc cưỡng chế sẽ là thừa.
Nhiều băn khoăn với phạm vi điều chỉnh
Vấn đề thu hút sự quan tâm hơn cả của các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập là sẽ điều chỉnh những loại QĐHC nào. Theo bà Thoa, hiện có tới 3 loại ý kiến liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật. 
Cụ thể, loại ý kiến thứ nhất cho rằng Luật áp dụng đối với các QĐHC cá biệt nhưng không áp dụng đối với các QĐHC nội bộ của cơ quan nhà nước, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, QĐHC phát sinh trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tố tụng, QĐHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước. 
Loại ý kiến thứ hai cơ bản giống loại ý kiến thứ nhất, khác ở chỗ là mở rộng Luật áp dụng đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 
Loại ý kiến thứ ba đề nghị Luật điều chỉnh tất cả các QĐHC cá biệt, không loại trừ loại quyết định nào.
Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Ngô Mạnh Hùng lại đưa ra cách phân loại không giống bất kỳ ý kiến nào nêu trên. Theo ông Hùng, cần phân các QĐHC thành hai nhóm, gồm nhóm các QĐHC có thể bị khiếu nại, khởi kiện và nhóm các QĐHC không cho khiếu nại, khởi kiện. 
Trong đó, nhóm các QĐHC có thể bị khiếu nại, khởi kiện được áp dụng bởi pháp luật chuyên ngành, không điều chỉnh trong Dự án Luật Ban hành QĐHC, còn nhóm các QĐHC không cho khiếu nại, khởi kiện hiện nay đang rất cần sự kiểm soát và việc có luật điều chỉnh nhóm này sẽ tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động hành chính.
Đến từ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, ông Tường Duy Kiên kiến nghị, Dự án Luật nên làm nổi bật sẽ điều chỉnh ra sao với việc ban hành những QĐHC bất lợi nhằm hạn chế xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. 
Qua kinh nghiệm tham gia xây dựng một số đạo luật khác, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) Dương Đăng Huệ đề xuất nên chăng “liệu cơm gắp mắm”, trước mắt chỉ điều chỉnh những QĐHC trong những lĩnh vực gây nhiều bức xúc, điển hình là hành chính kinh tế.
Nhấn mạnh đến những quyết nghị của Chính phủ tại Nghị quyết số 89/NQ-CP về định hướng xây dựng Luật Ban hành QĐHC, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhận thấy các ý kiến phần lớn tập trung vào phương án 2 và tán thành việc loại bỏ áp dụng đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính là không cần thiết. 
“Về cơ bản hiện nay có 3 loại văn bản: văn bản quy phạm pháp luật đã có luật riêng, văn bản do Tòa án ban hành theo pháp luật tố tụng và văn bản là quyết định của các cơ quan nhà nước. Như vậy, có thể nói đây là Dự án Luật phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng, đòi hỏi phải làm rõ nhiều nội dung theo hướng tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với công dân” – Bộ trưởng kết luận và dẫn chứng: “Chẳng hạn, đối với những quyết định tác động lớn đến cộng đồng như quyết định thay thế cây xanh vừa rồi cần phải ban hành theo một thủ tục đặc biệt”.

Tin cùng chuyên mục

Hội đồng chứng chỉ tối cao Pháp cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển chứng chỉ nghề

Hội đồng chứng chỉ tối cao Pháp cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển chứng chỉ nghề

(PLVN) - Sau khi kết thúc chương trình thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ và Ai - len, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 từ ngày 03 - 07/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emanuel Macron. Ngoài tham gia các hoạt động chính thức theo phân công, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh còn có một số hoạt động phương phương tại Cộng hòa Pháp.

Đọc thêm

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Sáng 4/10/2024, Báo PLVN nhận được “tâm thư” của Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi đến để cảm ơn Tiến sĩ Vũ Hoài Nam và Đoàn Công tác của Báo PLVN cùng các mạnh thường quân đã quan tâm, dành tình cảm giúp đỡ, hỗ trợ “chia sẻ” đối với cán bộ , công chức, viên chức của Sở chịu ảnh hưởng, thiệt hại của Cơn bão số 3 (Bão Yagi).

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Công an Bạc Liêu đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật do ngành Công an chủ trì soạn thảo đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của người dân trong xây dựng pháp luật theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Luật Tương trợ tư pháp về dân sự đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho công tác giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Ảnh: Minh họa
(PLVN) - Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2007, có hiệu lực ngày 01/8/2008, là cơ sở pháp lý để các cơ quan tư pháp của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết các vụ việc dân sự, hình sự xuyên biên giới, đồng thời cũng là sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế thông qua việc điều chỉnh hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Tiếp tục hoạt động tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ai-len từ ngày 2-3/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Ai-len Michael Higgins, vào chiều ngày 3/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng Tư pháp Ai-len Helen McEntee tại trụ sở Bộ Tư pháp Bạn. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam.

Bí quyết trong cuốn nhật ký của nữ hoà giải viên 10 năm chưa từng thất bại

Bà Đồng Thị Thanh Hòa, Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) -Hơn 10 năm trên cương vị Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bà Đồng Thị Thanh Hòa (SN 1955) đã tiếp nhận và thực hiện hòa giải thành công 100% vụ việc, không phải hòa giải lại. Bà Hòa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở.

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ
(PLVN) - Công chức, người lao động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp chung tay góp sức, ủng hộ, động viên về tinh thần và vật chất, thiết thực giúp đỡ cho những công chức, người lao động của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng do bão lũ gây ra.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi làm việc
(PLVN) -  Ngày 03/10/2024, Đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự buổi kiểm tra có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) Nguyễn Thị Kim Chi.

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"
(PLVN) -  Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (năm 1995) là một trong những văn kiện mang tính lịch sử về quyền của phụ nữ trên toàn thế giới. Hướng đến kỷ niệm 30 năm thực hiện các văn kiện này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có Tọa đàm cùng Ts.Trần Thị Hồng Hạnh, Giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ts. Vũ Hồng Thúy, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam. 

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội
(PLVN) -Với quan niệm giữ tiếng Việt chính là giữ được sợi dây gắn kết các kiều bào, nhất là trẻ em là con em người Việt Nam ở nước ngoài với cội nguồn, dân tộc, trong hơn 10 năm qua, TS Nguyễn Thế Dương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Australia đã có nhiều hoạt động khác nhau nhằm duy trì, quảng bá tiếng Việt không chỉ trong cộng đồng kiều bào mà còn tới cả những người nước ngoài trên khắp thế giới.

Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Tiếp tục đánh giá an toàn thông tin để kết nối chính thức

Việc thí điểm cấp Phiếu LLTP trên VNeID tại Hà Nội trước đó nhận được sự đón nhận tích cực từ người dân.
(PLVN) - Từ 1/10/2024, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VneID được thí điểm triển khai nhân rộng trên toàn quốc. Đây được đánh giá là bước đi đem lại hiệu quả rất lớn trong giải quyết thủ tục hành chính, mang lại nhiều thuận tiện cho người dân.