Người có duyên với công tác tuyên truyền pháp luật

Người có duyên với công tác tuyên truyền pháp luật
(PLO) - Ở Thái Bình, nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã, cấp huyện hay cấp tỉnh, nhiều người đều biết đến anh Phạm Ngọc Dậu. Hiện anh là Chánh Văn phòng Sở Tư pháp, một báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có kinh nghiệm, uy tín. 
Hơn hai mươi năm công tác trong ngành Tư pháp, mặc dù đảm nhận nhiều công việc khác nhau, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, anh Dậu luôn gắn bó, tâm huyết với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL), một công việc anh rất đam mê và cũng mang lại nhiều niềm vui, nhiều thành công.
Tự hào với “nghề nói” về pháp luật
Nói về công tác TTPBGDPL, nhiều người hay ví là công việc có 3 chữ K, tức “khó, khô, khổ”. Nhưng theo anh, công tác này thực ra cũng là một nghề - “nghề nói”, nhưng là nói về pháp luật. Khi nói về pháp luật bị ràng buộc bởi những quy định rất chặt chẽ nên dễ bị khô khan, khó nói. Nhiều người còn nói là “khổ” nữa. Điều đó quả không sai, ngay cả với người đã có thâm niên trong nghề.
Song, công tác TTPBGDPL cũng có niềm vui riêng, nhất là khi chúng ta mang lại sự hiểu biết pháp luật cho nhiều người. Anh luôn suy nghĩ làm công tác tuyên truyền không chỉ là trách nhiệm của cán bộ chuyên môn  mà còn là trách nhiệm chung của cán bộ trong ngành Tư pháp. Công tác TTPBGDPL thực hiện ở rất nhiều lĩnh vực, điều kiện khác nhau. 
Đối với anh, mặc dù không còn trực tiếp công tác ở Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, chuyển sang Chánh Văn phòng Sở, công việc rất bận nhưng anh vẫn dành thời gian nghiên cứu và tham gia tuyên truyền. Nhiều buổi tuyên truyền tại xã, phường, thị trấn thường phải bố trí vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật. 
Anh quan niệm: “Chính thông qua các buổi tuyên truyền giúp cho chúng ta nắm bắt, hiểu rất sâu, cụ thể được nhiều văn bản; bởi vì, để làm tốt công việc này đòi hỏi chúng ta phải học hỏi, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, hiểu và làm chủ kiến thức, có nhiều thông tin bổ trợ mới  truyền tải kiến thức pháp luật đến người nghe một cách tốt nhất”
Anh luôn dành một khoảng thời gian nhất định để nghiên cứu, tích luỹ, lượm lặt thông tin trên các sách, báo chí trau dồi kiến thức cho bài giảng của mình thêm sinh động - điều này được minh chứng khi xem những tập tài liệu đi tuyên truyền pháp luật của anh. Ngoài cuốn luật, đề cương đã rút gọn là những tài liệu bổ trợ cho nội dung bài giảng. 
Có nội dung anh ghi chú ngay trong bài giảng, song có nội dung lại phải để ở ngoài để sử dụng khi cần thiết. Một số văn bản lớn như Hiến pháp, Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Khiếu nại... thì ngay cả chúng tôi là những người cùng nghề cũng phải phục vì sự cóp nhặt, tích luỹ tư liệu, thông tin của anh. 
Anh tâm sự, để bảo đảm cho mỗi cuộc TTPBGDPL được tốt, đưa pháp luật đến với người nghe thì phải chủ động chuẩn bị rất nhiều nội dung. Phải hiểu về điều luật, biến nó thành kiến thức của mình thì mới chủ động và giảng hay được. Có khi chuẩn bị 10 nội dung thì chỉ cần sử dụng đến 5 hoặc 6 nội dung; song vẫn phải chuẩn bị kĩ các nội dung để chủ động cho từng hội nghị khác nhau. 
Ngoài những kiến thức pháp luật cơ bản, bắt buộc phải tuyên truyền cho từng đối tượng thì những kiến thức, thông tin bổ trợ bên ngoài cũng rất quan trọng, bổ sung cho điều luật đó, vận dụng vào đối tượng điều chỉnh cho phù hợp. 
Kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với công tác TTPBGDPL đối với anh không có bí quyết nào ngoài làm chủ kiến thức, thông tin và còn biết sử dụng kiến thức, thông tin đúng lúc, đúng cách, vận dụng những kiến thức ở các văn bản có liên quan để mở rộng, liên hệ, làm rõ. Điều đó cũng giúp người nghe biết thêm nhiều thông tin, kiến thức pháp luật. 
Phải chuẩn bị kỹ và nghiêm túc
Hơn hai mươi năm làm công tác tuyên truyền, với hàng trăm văn bản khác nhau, cho hàng chục ngàn lượt người nghe, đến nay anh cũng không thể nhớ hết đã thực hiện bao nhiêu buổi TTPBGDPL cũng như các buổi lên lớp giảng dạy môn pháp luật cho học sinh hay các đối tượng khác. 
Anh tâm sự, quan tâm đến đối tượng người nghe trong tuyên truyền pháp luật là điều rất quan trọng. Có kiến thức, có phương pháp song không phải các nội dung văn bản luật đều “bê” hết vào nói cho các đối tượng khác nhau. Trước mỗi đối tượng, người tuyên truyền đều phải xác định điều gì là trọng tâm, cần thiết trong văn bản sắp tuyên truyền. Cùng là Luật Đất đai song nói ở cấp huyện cho cán bộ về triển khai thực thi khác, nói ở cấp xã cho người dân biết và nghe về các quy định khác, không thể bê nguyên bài giảng cho mọi đối tượng, hoàn cảnh. Phải có những điểm nhấn trong nội dung tuyên truyền. 
Một đợt tuyên truyền đến nay vẫn để lại nhiều cảm xúc với anh nhất là các buổi tuyên truyền về Hiến pháp cho gần một ngàn đại đức, tăng ni và phật tử của tất cả các chùa trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Ban Tôn giáo tỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Sở Tư pháp đã phối hợp tổ chức tám buổi tuyên truyền tại các cơ sở Phật giáo. 
Anh bảo, thực ra đây là những cuộc “nói chuyện” về Hiến pháp thì đúng hơn. Để mọi người lắng nghe, đón nhận tinh thần, nội dung của Hiến pháp cũng như pháp luật Nhà nước trong cuộc sống đối với những người cả cuộc đời gắn liền với đạo pháp, với cuộc sống riêng tư nơi cửa Phật là điều rất quan trọng. Mặt khác, đây cũng là đối tượng đặc thù, nhạy cảm nên thay bằng “nói chuyện” về Hiến pháp và pháp luật là phù hợp. 
Những vấn đề có liên quan đến tôn giáo như mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật… đều được giải thích cẩn thận, rõ ràng. 
Ở anh, chúng tôi học tập được rất nhiều kinh nghiệm và nhất là sự say mê, trách nhiệm của một người làm công tác TTPBGDPL. Ngoài công tác tại cơ quan, làm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, anh cũng là cộng tác viên tích cực của Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình và nhiều báo, tạp chí khác. 
Trong những năm cống hiến cho ngành Tư pháp, anh đã vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều Bằng khen của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Giấy khen của Báo Thái Bình. Anh là Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. 
Vừa qua, Khu vực thi đua Đồng bằng Bắc bộ cũng suy tôn và đề nghị anh vào danh sách cá nhân điển hình tiên tiến ngành Tư pháp giai đoạn 2010-2015. Anh đạt giải Ba về Cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp 2013 do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức với tác phẩm “ Tự hào và đam mê khi tuyên truyền Hiến pháp”. Anh cũng đang tích cực tham gia cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp 2013. Những thành tích được ghi nhận trên trong đó có phần cống hiến, thành tích riêng về công tác TTPBGDPL của anh. 
Khi viết bài này, tôi muốn giới thiệu với bạn đọc về một tấm gương say mê, tâm huyết, trách nhiệm và cũng có rất nhiều thành công trong công tác tư pháp nói chung và công tác TTPBGDPL nói riêng ở ngành Tư pháp Thái Bình. Tuy đã lớn tuổi, lại sắp nghỉ hưu song anh vẫn muốn sau này được tham gia công tác luật sư hay luật gia, trung tâm tư vấn pháp luật để có điều kiện tiếp tục tuyên truyền pháp luật đến với nhân dân, một công việc và cũng là cái duyên với nghề của anh.  

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư