Người nặng tình với công tác tư pháp

Bà Ung Thi Xuân Hương lắng nghe nguyện vọng của người dân khi tiếp xúc cử tri
Bà Ung Thi Xuân Hương lắng nghe nguyện vọng của người dân khi tiếp xúc cử tri
(PLO) - Ở TP.Hồ Chí Minh có cả ngàn cán bộ tư pháp, từ xã, phường đến quận, huyện, thị trấn nhưng nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh Ung Thị Xuân Hương, nay là Chánh án TAND TP, là một “cán bộ tư pháp đặc biệt” bởi phong cách làm việc nhanh nhẹn, sáng tạo, được nhân dân và đồng nghiệp tin yêu. 
“Hoạt động tư pháp như là máu thịt rồi”
Tháng 10/2014, nghe tin chị Ung Thị Xuân Hương, Giám đốc Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án TAND TP.Hồ Chí Minh, nhiều người vừa mừng, vừa tiếc. Mừng vì chị được tin tưởng bổ nhiệm vào một cương vị mới với nhiệm vụ mới rất quan trọng và nặng nề. 
Tiếc là bởi một cán bộ năng động, đã 25 năm gắn bó với công tác tư pháp, có nhiều đóng góp với Ngành, nay chuyển sang một hướng đi mới. Biết nhiều anh em có tâm tư luyến tiếc, chị chỉ nhẹ nhàng: “25 năm gắn bó với Ngành, với mình, hoạt động tư pháp như đã là máu thịt rồi”… 
Tốt nghiệp Đại học Luật năm 1988, sự nghiệp tư pháp của chị bắt đầu từ Trường Cán bộ pháp lý thuộc Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh. Năm 1996 chị chuyển về Sở Tư pháp làm công tác văn bản; đến năm 2008 được tin tưởng bổ nhiệm vào vị trí Phó Giám đốc, rồi Giám đốc Sở Tư pháp và mới đây là Chánh án TAND TP.Hồ Chí Minh. 
Chị tâm sự: “Làm công tác tư pháp 25 năm, một trong những tâm đắc của tôi là vấn đề thực hiện qui chế liên thông trong công tác hộ tịch, đến nay đã nhân rộng ra  cả nước, hoặc công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp nay đã có nhiều bước tiến đáng kể. Cụ thể như thông báo kết quả bằng tin nhắn, trả kết quả đến tận nhà dân thông qua dịch vụ bưu điện. Tuy việc làm rất nhỏ nhưng đem lại nhiều lợi ích cho dân. Theo tôi biết, tới đây Sở sẽ có hướng đề xuất cho người dân được ủy quyền đi xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài hoặc nhiều người dân ở xa, điều kiện đi lại khó khăn”. 
Hồi còn ở Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh, chị rất tâm huyết với vai trò là người “gác cửa” cho UBND TP về các vấn đề văn bản qui phạm pháp luật, góp ý công tác cải cách thủ tục hành chính, tham mưu cho UBND trong việc ban hành các quyết định hành chính. Từ tháng 10/2014, khi chuyển sang vị trí mới, do môi trường công tác mới, tính chất công việc khó khăn hơn nên chị phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn. 
Chị chia sẻ: “Tòa án  là cơ quan tố tụng, áp dụng pháp luật cho từng trường hợp cụ thể, từng con người cụ thể nên áp lực khá lớn. Nếu áp dụng không đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, dễ để lại hậu quả khó lường nên phải rất thận trọng”. 
Thêm vào đó, TAND TP.Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý Tòa 2 cấp (cấp quận, huyện và TP) với nhân sự hơn 1.400 con người nên chị không khỏi lo lắng. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu đảm nhận công việc mới, chị đã đặc biệt quan tâm tới công tác cán bộ và chú trọng thực hiện công tác cải cách tư pháp. 
Luôn quan niệm phải vì cái chung
Nói về vị trí hiện tại với vai trò là Chánh án, chị chia sẻ: “Qua gần 6 tháng tiếp nhận công việc mới, bước đầu có khó khăn, có lo ngại nhưng tôi luôn quan niệm mình làm vì cái chung, vì tập thể, làm bằng tâm huyết và trách nhiệm của mình nên được anh em hỗ trợ rất nhiều và rất tích cực. Tôi cũng luôn dặn mình cố gắng làm việc với tinh thần trách nhiệm, làm gì cái tâm cũng phải trong sáng, có vậy mới thuyết phục được mọi người”.  
Nói về chị Ung Thị Xuân Hương, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trưởng phòng Tổ chức Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh tâm sự: “Chị Hương là một lãnh đạo rất có tâm, có tầm, chịu khó nghiên cứu, có khả năng tập hợp cán bộ, rất thương và chăm lo cho cán bộ dưới quyền, phương pháp làm việc nhẹ nhàng, thuyết phục”. 
Còn anh Nguyễn Thành Băng, Phó Trưởng phòng Bổ trợ Tư pháp, Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh thì quả quyết: “Chị Hương là người có bản lĩnh chính trị, có chuyên môn vững vàng, luôn quan tâm đến đời sống của anh em. Chị Hương cũng có phương pháp làm việc khoa học, mềm mỏng trong công tác xử lý cán bộ, linh hoạt nhưng rất cương quyết”. 
TP.Hồ Chí Minh là địa phương có lượng án chiếm 1/7 lượng án cả nước, đa số là án lớn, án nhạy cảm, phức tạp, nên dù phía trước còn nhiều khó khăn nhưng mục tiêu của chị Ung Thị Xuân Hương bây giờ là cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao, giảm đến mức thấp nhất lượng án quá hạn, án tạm đình chỉ, đồng thời hoàn thành chỉ tiêu xét xử các loại án mà TANDTC đã đề ra, tăng cường nâng cao lối sống, đào tạo bồi dưỡng chính trị cho cán bộ công chức để thực hiện lời dạy của Bác về  “Phụng công thủ pháp/Chí công vô tư”.
Công việc nhiều áp lực là thế nhưng về nhà, chị vẫn là người vợ hiền, người mẹ đảm đang. Quên đi gánh nặng công việc, chị cười chia sẻ: “Mình vừa mới lên chức bà nội”. Và mỗi khi về nhà, gác lại mọi công việc, chị lại là người phụ nữ dịu dàng, tất bật chăm sóc từng bữa ăn cho gia đình.  
Với thâm niên và những đóng góp trong 25 năm hoạt động trong ngành Tư pháp, chị Ung Thị Xuân Hương nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sỹ thi đua ngành Tư pháp; được UBND TP.Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chị cũng đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Đọc thêm

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.